- Kiểm toán nhà nước: có trách nhiệm kiểm tốn nhằm phịng ngừa,
2.2.3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý tham nhũng
Hàng năm, Ban Thƣờng vụ Thành ủy Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chƣơng trình số 07 đều ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chƣơng trình; đã ban hành 06 kế hoạch, thành lập 16 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra tại 57 đơn vị. Thông qua công tác kiểm tra đã chỉ ra những thiếu sót trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đồn thể chính trị - xã hội, kịp thời uốn nắn những thiếu sót, tồn tại trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chƣơng trình 07. Hàng năm, Ban Chỉ đạo đều tổ chức đánh giá kết quả 6 tháng và tổng kết 1 năm thực hiện Chƣơng trình 07; giữa nhiệm kỳ, tổ chức đánh giá sơ kết việc thực hiện Chƣơng trình 07.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nƣớc trong công tác PCTN ở Hà Nội đã đạt đƣợc các kết quả sau:
Thứ nhất, phát hiện, xử lý tham nhũng thông qua công tác thanh tra, kiểm tra: UBND Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch công tác PCTN, kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm; chỉ đạo các đơn vị tăng cƣờng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực tiềm ẩn nguy
cơ phát sinh tham nhũng, tiêu cực nhƣ: quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, tài chính doanh nghiệp, đầu tƣ xây dựng...; đồng thời, triển khai thanh tra đột xuất các vụ việc có dấu hiệu sai phạm đƣợc báo chí, dƣ luận phản ánh, thông tin để kịp thời xử lý, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nƣớc, thu hồi tài sản bị chiếm dụng, sử dụng trái quy định.
Trong giai đoạn 2016-2020, Thanh tra Thành phố và thanh tra các sở ngành, quận, huyện, thị xã đã triển khai 1.673 cuộc thanh tra; qua thanh tra đã phát hiện vi phạm và kiến nghị xử lý 1.397,309 tỷ đồng; 40,26 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm, rút kinh nghiệm đối với 207 tập thể, 429 cá nhân do thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý dẫn đến sai phạm; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 21 vụ.
Thứ hai, phát hiện, xử lý tham nhũng thông qua tiếp nhận, giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm tham nhũng: Tổng số tin báo về tội phạm tham nhũng đã tiếp nhận: 179 tin báo. Đã giải quyết: 172 tin, đạt tỷ lệ 96%, trong đó: Khởi tố vụ án: 96 tin; Ra quyết định không khởi tố vụ án: 32 tin; Tạm đình chỉ: 41 tin; Chuyển để giải quyết theo thẩm quyền: 03 tin. Hiện còn đang giải quyết 07 tin.
Thứ ba, phát hiện, xử lý tham nhũng thông qua điều tra, truy tố, xét xử
các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn
- Công an Thành phố: Tổng số vụ đã thụ lý điều tra: 120 vụ - 349 bị can. Giải quyết 91 vụ/299 bị can: Đình chỉ 02 vụ - 02 bị can; Tạm đình chỉ: 10 vụ - 19 bị can; Kết thúc điều tra: 79 vụ - 278 bị can. Còn đang điều tra: 29 vụ - 50 bị can.
- Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố thụ lý: 81 vụ - 289 bị can (cũ 01 vụ/05 bị can; mới 79 vụ/278 bị can; Tòa trả điều tra bổ sung: 01 vụ - 06 bị can). Đã giải quyết: 80 vụ - 287 bị can (Truy tố chuyển Tịa: 76 vụ - 264 bị can; Đình
chỉ: 01 vụ/06 bị can; Trả điều tra bổ sung 03 vụ - 17 bị can; Còn đang giải quyết: 01 vụ - 02 bị can).
- TAND hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý tổng cộng 192 vụ/657 bị cáo bị truy tố về tội tham nhũng; đã giải quyết 178 vụ/612 bị cáo, cụ thể:
+ Thụ lý theo trình tự sơ thẩm 157 vụ/553 bị cáo, đã giải quyết 148 vụ/ 525 bị cáo, đang giải quyết 09 vụ/ 28 bị cáo.
+ Hình phạt áp dụng đối với các bị cáo cụ thể nhƣ sau: tử hình 03 bị cáo; tù chung thân 10 bị cáo; tù có thời hạn 277 bị cáo; tù nhƣng cho hƣởng án treo 70 bị cáo; cải tạo khơng giam giữ 05 bị cáo; đình chỉ 01 vụ/ 01 bị cáo do bị cáo chết.
Trong số các vụ án TAND hai cấp thành phố Hà Nội đã giải quyết theo trình tự sơ thẩm, có 14 vụ xét xử về tội tham ô tài sản; 08 vụ xét xử về tội nhận hối lộ; 15 vụ xét xử về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 62 vụ xét xử về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; 04 vụ xét xử về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; 03 vụ xét xử về tội giả mạo trong công tác.
+ Trong số 41 vụ/158 bị cáo TAND cấp huyện đã xét xử theo trình tự sơ thẩm có 35 vụ/ 104 bị cáo có kháng cáo, kháng nghị. TAND Thành phố đã giải quyết theo trình tự phúc thẩm 30 vụ/87 bị cáo, đang giải quyết 05 vụ/ 17 bị cáo. (Kết quả xét xử phúc thẩm tại TAND Thành phố: y án sơ thẩm 07 vụ, sửa án sơ thẩm 20 vụ, hủy án sơ thẩm 03 vụ).
+ Trong số 65 vụ/ 208 bị cáo TAND Thành phố đã xét xử theo trình tự sơ thẩm có 52 vụ/ 146 bị cáo có kháng cáo, kháng nghị. TAND cấp cao tại Hà Nội đã giải quyết theo trình tự phúc thẩm 45 vụ/ 125 bị cáo, đang giải quyết 07 vụ/ 21 bị cáo. (Kết quả xét xử phúc thẩm tại TAND cấp cao tại Hà Nội: y án sơ thẩm đối với 17 vụ, sửa một phần bản án sơ thẩm đối với 24 vụ, hủy một phần bản án sơ thẩm đối với 04 vụ).
*Các vụ việc, vụ án thuộc diện Thường trực, Ban thường vụ Thành ủy
Hà Nội chỉ đạo giải quyết; Ban Nội chính thành ủy Hà Nội phối hợp với các cơ quan nội chính, tư pháp Thành phố theo dõi, đôn đốc
Một trong những điểm đặc thù trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện PCTN trên địa bàn Thủ đô là Thƣờng trực Thành ủy, Ban Thƣờng vụ Thành ủy giao Ban Nội chính Thành ủy chủ trì theo dõi, nắm bắt các vụ việc, vụ án nghiêm trọng phức tạp hoặc dƣ luận xã hội quan tâm về tiêu cực, tham nhũng để kịp thời tham mƣu cho Ban Thƣờng vụ, Thƣờng trực Thành ủy chỉ đạo giải quyết. Tham mƣu, phân loại các vụ việc, vụ án vào diện Ban Thƣờng vụ Thành ủy chỉ đạo giải quyết; vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Nội chính Thành ủy phối hợp với các cơ quan nội chính, tƣ pháp thành phố theo dõi, đơn đốc; các vụ án tham nhũng do Trung ƣơng phân công Viện kiểm sát Nhân dân Thành phố thực hành quyền cơng tố, Tịa án Nhân dân Thành phố xét xử sơ thẩm. Đây là một cách làm hay, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, toàn diện, thể hiện quyết tâm rất cao, chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy trong cơng tác phịng, chống tham nhũng.
Ban Nội chính Thành ủy chủ trì theo dõi, nắm bắt các vụ việc, vụ án nghiêm trọng phức tạp hoặc dƣ luận xã hội quan tâm về tiêu cực, tham nhũng để kịp thời tham mƣu cho Ban Thƣờng vụ, Thƣờng trực Thành ủy chỉ đạo giải quyết. Tham mƣu, phân loại các vụ việc, vụ án vào diện Ban Thƣờng vụ Thành ủy chỉ đạo giải quyết; vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Nội chính Thành ủy phối hợp với các cơ quan nội chính, tƣ pháp thành phố theo dõi, đơn đốc.
Giai đoạn 2016-2021, Ban Nội chính Thành uỷ đã tham mƣu đƣa 50 vụ việc, vụ án (12 vụ việc, 38 vụ án) vào diện Thƣờng trực, Ban Thƣờng vụ Thành ủy chỉ đạo; Ban Nội chính Thành ủy phối hợp với các cơ quan tƣ pháp Thành phố theo dõi, đôn đốc, cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.4. Bảng theo dõi các vụ việc, vụ án
STT Nội dung
Số vụ việc, vụ án đƣa vào diện theo dõi
Số vụ việc, vụ án đã giải quyết xong Còn lại 1 Diện Thƣờng trực, Ban Thƣờng vụ Thành ủy chỉ đạo 21 vụ 14 vụ 7 vụ 2
Diện Ban Nội chính Thành ủy phối hợp với các cơ quan tƣ pháp Thành phố theo dõi,
đôn đốc
29 vụ 23 vụ 6 vụ
Tổng cộng 50 vụ 37 vụ 13 vụ
(Nguồn: Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội)
Thứ tư, hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam và các thành viên của
MTTQ Việt Nam trong công tác PCTN: Hàng năm, Ban Thƣờng trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã ban hành các kế hoạch, hƣớng dẫn và tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng đặc biệt là nghiệp vụ công tác PCTN cho Ban Thƣờng trực, cán bộ, chuyên viên Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, Trƣởng ban cơng tác Mặt trận khu dân cƣ, Trƣởng, Phó ban Thanh tra Nhân dân, Ban Giám sát đầu tƣ của cộng đồng (với hơn 2.500 lƣợt ngƣời tham dự/năm). Từ năm 2016 đến nay, thực hiện các kế hoạch liên tịch giữa Ban Thƣờng trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố với các sở, ngành và các tổ chức thành viên, Ban Thƣờng trực Ủy ban MTTQ Thành phố đã chủ trì tổ chức 20 đồn giám sát tập trung vào các lĩnh vực: việc thực hiện các chế độ chính sách; tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo vệ môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm; cơng tác phịng chống dịch bệnh,
khoa học công nghệ, y tế, quản lý sản xuất kinh doanh… Ban Thƣờng trực Ủy ban MTTQ cấp huyện chủ trì và phối hợp tham gia 4.616 cuộc giám sát, cấp xã 23.173 cuộc giám sát về kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, công tác tiếp công dân và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo tại địa phƣơng, cơ sở…
Hoạt động giám sát của Mặt trận còn đƣợc thực hiện thông qua hoạt động giám sát của Ban Thanh tra Nhân dân (TTND) và Ban Giám sát đầu tƣ cộng đồng ở xã, phƣờng, thị trấn. Hàng năm, các Ban TTND xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn Thành phố đã chủ động xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, giám sát vào những vấn đề trọng tâm theo từng nội dung. Từ năm 2016 đến hết tháng 3/2020, các Ban TTND đã tổ chức 31.311 cuộc giám sát, phát hiện 8.463 vụ việc vi phạm (trong đó có 03 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng). Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 8.214 vụ việc, các cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết 7.751 vụ việc. Ban Giám sát đầu tƣ cộng đồng đã tổ chức giám sát 16.732 cơng trình, dự án đƣợc đầu tƣ, xây dựng trên địa bàn, phát hiện 1.950 cơng trình, dự án có dấu hiệu vi phạm và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khắc phục, xử lý; các cơ quan có thẩm quyền đã khắc phục, xử lý vi phạm 1.855 cơng trình, dự án. Thơng qua hoạt động giám sát của Ban TTND và Ban Giám sát đầu tƣ cộng đồng đã kiến nghị thu hồi 122.667 m2 đất và 1.186 triệu đồng.
Hoạt động giám sát và phản biện xã hội đƣợc đẩy mạnh: Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, hƣớng dẫn tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW và Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội tham gia giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý kiến xây dựng đảng, chính quyền; hàng năm ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch tham gia công tác PCTN… Thành ủy Hà Nội đã ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 6525-QĐ/TU, ngày 25/9/2015 về việc ban hành quy định trách nhiệm
của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền tiếp thu góp ý của MTTQ, các đồn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định 2200-QĐ/TU, ngày 25/5/2017 về Quy chế tiếp xúc, đối thoại giữa ngƣời đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với MTTQ, các đồn thể chính trị - xã hội và Nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội; đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức 1.893 cuộc đối thoại trực tiếp giữa ngƣời đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phƣơng với Nhân dân (cấp huyện 177 cuộc; cấp xã 1.716 cuộc). Qua các hội nghị tiếp xúc, đối thoại, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tiếp thu những ý kiến đóng góp của đại diện các đồn thể chính trị - xã hội và Nhân dân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đồng thời giải quyết những tâm tƣ nguyện vọng, những vấn đề dân sinh bức xúc, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân.