Công khai, minh bạch và xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 55 - 60)

- Kiểm toán nhà nước: có trách nhiệm kiểm tốn nhằm phịng ngừa,

2.2.2.1. Công khai, minh bạch và xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thành phố Hà Nội chỉ đạo đẩy mạnh công khai, minh bạch các cơ chế chính sách, quy trình, thủ tục giải quyết công việc, gắn với cải cách thủ tục hành chính (TTHC), trong đó chú trọng các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng nhƣ: Tài chính, ngân sách, quy hoạch, quản lý đất đai, khoáng sản, đầu tƣ xây dựng, trật tự xây dƣng, thuế, hải quan,...

Nội dung công khai, minh bạch: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; ngƣời lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lƣợng vũ trang và công dân; Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính cơng, tài sản cơng hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác; Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của ngƣời có chức vụ, quyền hạn; thủ tục hành chính.

Công tác kiểm tra đƣợc quan tâm thực hiện nhằm phát hiện, chấn chỉnh những sai phạm trong thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trong giai đoạn từ 2016-2021, đã có 3.104 tổ chức, đơn vị đã triển khai kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động.

Trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước: Thành phố ban

hành nhiều văn bản tăng cƣờng chỉ đạo công khai việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, phân bổ dự tốn, phân cấp nguồn thu, cơng khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn... Chỉ đạo các đơn vị thực hiện chủ trƣơng tiết kiệm trong cơng tác xây dựng và phân bổ dự tốn, tiết kiệm 10% chi thƣờng xuyên để thực hiện cải cách tiền lƣơng. Hàng năm, trên cơ sở Nghị quyết đƣợc HĐND Thành phố thông qua, UBND Thành phố ban hành các quyết định giao dự tốn, cơng khai số liệu dự toán, số liệu quyết toán ngân sách thành phố Hà Nội và văn bản chỉ đạo các sở, ngành có liên quan thực hiện cơng khai ngân sách Thành phố đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc và hƣớng dẫn của Bộ Tài chính. (Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo trong cơng khai quản lý, sử dụng NSNN xem trong phụ lục 02).

Đặc biệt năm 2020-2021, Thành phố đã chỉ đạo cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 gắn với thực hành tiết kiệm, yêu cầu các đơn vị thực hiện tiết kiệm 10% theo quy định, đồng thời phấn đấu tiết kiệm thêm trên 5% chi thƣờng xuyên quy định tại Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của

HĐND Thành phố về dự toán ngân sách địa phƣơng và phân bổ ngân sách cấp Thành phố Hà Nội, để tạo nguồn, bố trí chi thực hiện cải cách tiền lƣơng và phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Trong nội bộ các cơ quan, tổ chức, đơn vị, việc công khai hoạt động tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ cơ bản đã đi vào nề nếp, bằng nhiều hình thức theo đúng quy định của pháp luật về PCTN nhƣ: thông báo tại các cuộc họp, niêm yết tại trụ sở, công khai trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng; qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời dân, doanh nghiệp, các tổ chức nắm bắt thông tin về hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc và giám sát việc thực hiện, nhằm phòng ngừa tham nhũng, lãng phí.

Trong cơng tác quản lý đầu tư xây dựng: UBND Thành phố đã chỉ đạo

các cơ quan, đơn vị lập, phê duyệt, triển khai thực hiện và quản lý dự án đầu tƣ đúng quy định, quy chế quản lý đầu tƣ; cắt giảm dự án đầu tƣ không hiệu quả, khắc phục tình trạng thực hiện dự án chậm tiến độ, hiệu quả thấp; xác định rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong các khâu của quá trình đầu tƣ; tăng cƣờng cơng tác quyết tốn vốn đầu tƣ, tất toán tài khoản dự án và thu hồi công nợ phải trả ngân sách theo quy định. UBND Thành phố đã ban hành các văn bản cơng khai tình hình phê duyệt quyết toán dự án đầu tƣ xây dựng hoàn thành năm 2016, 2017, 2018, 2019; văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các Chủ đầu tƣ (Ban quản lý dự án) trực thuộc Thành phố tăng cƣờng, đẩy mạnh công tác quyết tốn dự án hồn thành; tăng cƣờng công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ trên địa bàn thành phố Hà Nội... (Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo trong

công tác quản lý đầu tư xây dựng xem trong phụ lục 02).

Các sở, ngành, đơn vị, quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố đã tiết kiệm trong đầu tƣ xây dựng đƣợc 3.244.972 triệu đồng, trong đó: Thẩm định, phê duyệt dự án, tổng dự toán: 1.618.737 triệu đồng; Thực hiện đấu thầu,

chào hàng cạnh tranh…là 563.519 triệu đồng; Thực hiện đầu tƣ, thi công là 270.046 triệu đồng; Thẩm tra, phê duyệt quyết toán là 792.670 triệu đồng.

Bảng 2.2. Kết quả tiết kiệm trong đầu tƣ xây dựng

Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tiết kiệm trong đầu tƣ xây dựng 557.560 triệu đồng 775.197 triệu đồng 730.397 triệu đồng 1.181.818 triệu đồng

(Nguồn: Sở Tài chính thành phố Hà Nội) Trong quản lý, sử dụng trụ sở, đất đai, tài sản nhà nước: UBND Thành

phố chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 65/KH-UBND, ngày 18/4/2013 về đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nƣớc theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg, ngày 19/01/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ, Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, ngày 31/12/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ. UBND Thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các doanh nghiệp trong quản lý, sử dụng trụ sở, đất đai, tài sản nhà nƣớc (Các văn bản xem trong phụ lục

02). Ban hành Kế hoạch số 77/KH-UBND, ngày 09/4/2020 giám sát tài chính

đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc UBND thành phố Hà Nội năm 2020; Kế hoạch số 98/KH-UBND chỉ đạo tổ chức điều tra, xây dựng Bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024. Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu tài sản công và phần mềm quản lý đăng ký, khai thác, tổng hợp dữ liệu tài sản công thuộc Thành phố.

Phát hiện, xử lý kịp thời những trƣờng hợp sử dụng sai mục đích, cho thuê, cho mƣợn, để trống không sử dụng hoặc sử dụng vƣợt tiêu chuẩn, định mức; nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác nguồn lực từ tài sản công là nhà đất thuộc sở hữu nhà nƣớc. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cƣờng thanh tra,

kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng cơ sở dữ liệu và hồ sơ quản lý đất đai, đồng thời đổi mới, tăng cƣờng minh bạch trong quản lý, sử dụng đất đai để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

Trong lĩnh vực quy hoạch, đất đai, tài nguyên, môi trường: UBND

Thành phố đã tập trung chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác lập, thẩm định, phê duyệt các thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, quy hoạch chuyên ngành; công khai thông tin quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020; thực hiện cơ giới hóa cơng tác vệ sinh mơi trƣờng; đổi mới phƣơng thức hoạt động một số đơn vị cung cấp dịch vụ cơng ích trong lĩnh vực mơi trƣờng, thủy lợi...; tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trƣờng; tăng cƣờng minh bạch trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4 trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đối với thủ tục hành chính cung cấp thơng tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố; công khai thông tin đấu giá quyền sử dụng đất; công khai các dự án thu hồi đất do vi phạm các quy định của pháp luật. Ngày 16/5/2019, UBND Thành phố có Quyết định số 2459/QĐ-UBND về việc kiện tồn Ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế và nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Từ tình hình thực tiễn của Thành phố, Thành uỷ đã chủ động ban hành và triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU, ngày 01/9/2016 về tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác cấp Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn Thành phố. Công tác cấp GCN trên địa bàn Thành phố đã có kết quả chuyển biến tích cực, rõ nét, đặc biệt là cơng tác cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân sau dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp (trƣớc khi Thành ủy ban hành Chỉ thị

số 09-CT/TU cấp GCN đạt 34,4%, đến nay cấp GCN đạt 99,21%), cấp GCN cho ngƣời mua nhà tại dự án phát triển nhà ở, mua nhà tái định cƣ (trƣớc khi Thành ủy ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU cấp GCN đạt 76,90%, đến nay cấp GCN đạt 98%). HĐND Thành phố đã tổ chức giám sát tình hình, kết quả cấp GCN quyền sử dụng đất; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 191/KH- UBND ngày 11/10/2016 đẩy nhanh cấp GCN quyền sử dụng đất, huy động sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến các sở, ngành liên quan, sở Tài nguyên Môi trƣờng đã thành lập các tổ công tác liên ngành để tháo gỡ khó khăn từ cơ sở, góp phần phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong công tác này. Kết quả thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU của Thành ủy đã tạo chuyển biến tích cực, rõ nét trong việc cấp GCN quyền sử dụng đất.

- Định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị: UBND

Thành phố và các đơn vị trực thuộc tiếp tục quan tâm thực hiện rà soát, ban hành các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; tập trung vào một số lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí: tài chính - ngân sách, đầu tƣ, xây dựng, giao thông vận tải.... Các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã đã tăng cƣờng rà soát các chế độ, định mức, tiêu chuẩn thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình; đã ban hành mới 614 văn bản; sửa đổi, bổ sung 154 văn bản; thực hiện 972 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Trên cơ sở quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ của Trung ƣơng và Thành phố, UBND Thành phố giao cho Sở Tài chính hƣớng dẫn các cơ quan, tổ chức sử dụng NSNN xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý, sử dụng tài sản công, quy định chế độ hội nghị, hội thảo, tiếp khách, cơng tác phí, quy định quản lý, sử dụng xe ơ tơ đảm bảo cơng khai, minh bạch, đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ, đạt hiệu quả, mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)