Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở; hướng dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với chung cư cao tầng trên địa bàn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 81 - 85)

2.2. Tình hình quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối vớ

2.2.6. Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở; hướng dẫn

trang bị, quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với chung cư cao tầng

a. Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

Công tác xây dựng lực lượng PC&CC cơ sở là một nhiệm vụ mang tính chiến lược trong công tác PC&CC nhằm bảo đảm nguyên tắc: “Huy động sức

mạnh của toàn dân tham gia hoạt động PC&CC” và “Mọi hoạt động PC&CC trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ” [33], thực hiện mục tiêu xây dựng thế trận toàn dân tham gia PC&CC và

bảo đảm vai trị nịng cốt trong cơng tác PC&CC tại các cơ sở nói chung và tại các chung cư cao tầng nói riêng.

Cơ sở pháp lý của biện pháp này là những quy định trong Luật PC&CC (các Điều 44, 45, 46); các quy định trong Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, Thông tư số 149/2020/TT-BCA. Chung cư cao tầng là cơ sở có đặc điểm nguy hiểm về

cháy, nổ, vì vậy việc xây dựng lực lượng PC&CC cơ sở là bắt buộc. Lực lượng PC&CC cơ sở phải bảo đảm hoạt động đáp ứng yêu cầu: Có khả năng tham mưu đề xuất ban hành các quy định, nội quy PC&CC; thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PC&CC; biết tổ chức công tác tự kiểm tra PC&CC; tiến hành công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CNCH; biết xây dựng phương án, thực tập phương án chữa cháy và CNCH kịp thời khi có cháy xảy ra. Trách nhiệm tổ chức, quản lý và duy trì hoạt động của lực lượng PC&CC cơ sở thuộc về người đứng đầu cơ sở (Chủ đầu tư, ban quản trị, đơn vị quản lý chung cư hoặc chủ thể được giao trách nhiệm quản lý chung cư đó).

Theo thống kê đã có 176/176 chung cư cao tầng (chiếm 100%) trên địa bàn quận Hoàng Mai đã thành lập lực lượng PC&CC cơ sở. Tuy nhiên, hoạt động của lực lượng này vẫn tồn tại một số vấn đề sau:

- Đội PC&CC cơ sở tại các chung cư thường là lực lượng bảo vệ của tịa nhà kiêm cơng tác PC&CC. Do đơn vị quản lý tòa nhà thành lập hoặc chủ đầu tư thuê đơn vị bảo vệ. Lực lượng này quá mỏng (mỗi ca chỉ có từ 1 đến 3 người), nhất là ca đêm lực lượng này lại càng ít, có nơi chỉ có 1 bảo vệ thường trực. Một số chung cư cao tầng, thành viên của đội PC&CC cơ sở thường xuyên thay đổi. Một số chung cư cao tầng tuyển cả những người đã về hưu làm việc, nhiều người không bảo đảm về sức khỏe cũng tham gia vào đội PC&CC cơ sở...;

- Việc thành lập đội PC&CC cơ sở tại nhiều chung cư cao tầng chỉ mang tính hình thức nhằm đối phó với các cơ quan chức năng khi kiểm tra hoặc có quyết định thành lập nhưng khơng duy trì hoạt động cho đội PC&CC cơ sở. Đội PC&CC cơ sở tại một số chung cư cao tầng trên địa bàn quận dù đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa có quy chế hoạt động của đội. Công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC&CNCH cho Đội PC&CC cơ sở tại chung cư cao tầng chưa được quan tâm. Một số cán bộ, đội viên đội PC&CC cơ sở chưa làm hết vai trò trách nhiệm của mình trong thường trực sẵn sàng chữa cháy và CNCH. Nhiều đội viên khơng nắm được quy trình chữa cháy, CNCH, chưa nắm hết được tính năng, tác dụng, cách sử dụng các phương tiện PCCC&CNCH được

trang bị. Chính vì vậy, chất lượng hoạt động của lực lượng này còn kém hiệu quả, khi xảy ra cháy rất lung túng không biết cách xử lý.

Từ những hạn chế, thiếu sót đó mà chất lượng hoạt động của lực lượng PC&CC cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu về công tác PC&CC, chưa phát hiện kịp thời những sơ hở thiếu sót về cơng tác PC&CC tại chung cư cao tầng.

b. Hướng dẫn trang bị, quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Việc đầu tư, trang bị phương tiện PCCC&CNCH được quy định cụ thể tại Điều 50 Luật PC&CC: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tự trang bị phương tiện PCCC&CNCH cho cơ sở thuộc phạm vi quản lý của mình” [33]. Đối với các cơ sở nói chung và chung cư cao tầng nói riêng, việc đầu tư trang bị phương tiện PCCC&CNCH tại chỗ có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác PC&CC giúp cho lực lượng PC&CC cơ sở tại các chung cư cao tầng chủ động kịp thời dập tắt đám cháy ngay từ lúc ban đầu hoặc ngăn chặn sự phát triển của đám cháy khơng cho cháy lan và cháy lớn. Chính vì vậy, việc trang bị các phương tiện PCCC&CNCH tại các chung cư cao tầng là rất quan trọng và cần thiết, các loại phương tiện chữa cháy cần phải trang bị tại chung cư cao tầng như: Hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, hệ thống chữa cháy vách tường; bình chữa cháy xách tay, các bộ dụng cụ phá dỡ, thiết bị thoát nạn v.v...

Theo Báo cáo số 168/BC-CAHM về kết quả Thực hiện đề án “Nâng cao

hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC&CNCH đối với các khu chung cư, nhà cao tầng” trên địa bàn quận Hồng Mai [40], tính đến tháng 6/2021, trên địa

bàn quận Hồng Mai có 176/176 (đạt tỷ lệ 100%) chung cư cao tầng có lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, hệ thống chữa cháy vách tường, các bình chữa cháy xách tay; hệ thống đèn chiếu sáng sự cố. Tuy nhiên, thực tế qua công tác kiểm tra cho thấy, việc trang bị, quản lý phương tiện PCCC&CNCH tại các chung cao tầng trên địa bàn quận Hồng Mai hiện nay khơng bảo đảm theo quy định, cụ thể như sau:

- Có 157/176 (chiếm tỷ lệ 89,02%) chung cư cao tầng trên địa bàn quận Hồng Mai trang bị khơng đầy đủ các phương tiện PCCC&CNCH. Ví dụ như: Tồ nhà chung cư Nam Rice City; Chung cư Horizon City;...

- Có 37/176 (chiếm tỷ lệ 21%) chung cư cao tầng vi phạm trong bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện PCCC&CNCH.

2.2.7. Phối hợp giữa các chủ thể trong hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với chung cư cao tầng

Để thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lý nhà nước về PC&CC đối với chung cư cao tầng thì cần có sự phối kết hợp giữa lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH với các cơ quan, ban ngành tại địa phương là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng. Trong những năm qua, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH quận Hồng Mai rất coi trọng cơng tác phối hợp với các cơ quan chức năng; ln tích cực và chủ động tham mưu Ban Giám đốc Công an thành phố, UBND quận xây dựng quy chế phối hợp với các đơn vị chức năng tại địa phương.

Tuy nhiên, trong công tác phối hợp với các cơ quan chức năng còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Công tác sơ kết, tổng kết hầu hết được các đơn vị tổ chức thực hiện, nhưng hiện nay việc tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm cịn gặp nhiều khó khăn như: Điều kiện cơng tác, làm việc của các đơn vị khác nhau nên bị chi phối nhiều mặt trong công tác chun mơn; do vậy việc sơ, tổng kết cịn chậm so với yêu cầu thực tế; trao đổi thông tin chưa kịp thời, chưa hiệu quả.

- Một số đơn vị được giao nhiệm vụ chưa thật sự quan tâm, chưa theo dõi, thực hiện theo quy chế phối hợp đã ký kết.

- Công tác phối hợp giữa các đơn vị chưa thực sự nhịp nhàng, chưa chủ động khi xử lý các tình huống cháy, nổ xảy ra; cịn chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ.

- Công tác phối hợp trong xử lý vi phạm quy định về PC&CC đối với chung cư cao tầng cịn nhiều hạn chế, như: Khơng có chế tài xử lý đối với các cơ sở không chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính về PC&CC; cơ sở bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động nhưng vẫn hoạt động...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với chung cư cao tầng trên địa bàn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)