Thực hiện nghiêm chỉnh cơng tác kiểm tra an tồn về phịng cháy và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với chung cư cao tầng trên địa bàn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 105 - 109)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy và

3.2.4. Thực hiện nghiêm chỉnh cơng tác kiểm tra an tồn về phịng cháy và

và chữa cháy; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đối với chung cư cao tầng

a. Cơng tác kiểm tra an tồn về phịng cháy và chữa cháy

Công tác kiểm tra an toàn về PC&CC các chung cư cao tầng trên địa bàn quận Hoàng Mai là một trong những nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PC&CC đối với chung cư cao tầng. Thông qua kiểm tra phát hiện những vi phạm quy định về PC&CC, những vấn đề mới nảy sinh trong thực tế công tác PC&CC của các cơ sở để ngăn chặn, xử lý kịp thời; đồng thời bổ sung, hoàn thiện hoặc đổi mới các biện pháp quản lý cũng như các biện pháp, giải pháp kỹ thuật phòng ngừa cháy, nổ đối với từng cơ sở cụ thể.

Để cơng tác kiểm tra an tồn về PC&CC của Đội Cảnh sát PCCC&CNCH - Cơng an quận Hồng Mai có hiệu quả thì phải làm tốt cơng tác hướng dẫn chủ đầu tư, ban quản trị, đơn vị quản lý, lực lượng PC&CC cơ sở thực hiện công tác tự kiểm tra an toàn về PC&CC tại chỗ nghiêm túc, đúng quy định. Công tác tự kiểm tra phải được lực lượng PC&CC cơ sở thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi đặc biệt là vào những thời gian có nhiều nguy cơ gây cháy, nổ nhất. Đồng thời người đứng đầu cơ sở phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, khắc phục ngay những phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm ngăn ngừa các điều kiện phát sinh cháy, nổ. Lực lượng PC&CC cơ sở phải được tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức về kiểm tra an toàn về PC&CC liên quan đến cơ sở mình quản lý.

Ngồi những quy định tại Điều 4 của Thông tư số 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về PCCC&CNCH của lực lượng Công an nhân dân [7], cần lựa chọn những cán bộ có đủ đức, đủ tài, có trình độ, có kiến thức về pháp luật, kiến thức chuyên mơn về PC&CC; có kiến thức về kiến trúc, xây dựng làm cán bộ kiểm tra an toàn về PC&CC đối với chung cư cao tầng. Đồng thời xử lý nghiêm đối với các cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm trong công tác.

Công tác kiểm tra của Đội Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an quận Hoàng Mai phải được thực hiện nghiêm túc theo Thông tư số 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về PCCC&CNCH của lực lượng Công an nhân dân, Luật PC&CC và các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn PC&CC về chung cư cao tầng. Đồng thời phải bảo đảm sự thống nhất trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác kiểm tra; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác kiểm tra an tồn về PC&CC.

Cơng tác kiểm tra an toàn về PC&CC không chỉ tiến hành định kỳ, mà căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương có thể tiến hành kiểm tra đột xuất đối với cơ sở để bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về PC&CC được nghiêm túc.

Khi tiến hành kiểm tra an toàn về PC&CC đối với chung cư cao tầng trên địa bàn quận Hoàng Mai, cần tập trung các vấn đề sau:

- Kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan Cảnh sát PC&CC trong các lần kiểm tra trước.

- Kiểm tra việc thực hiện quy định về thẩm duyệt, nghiệm thu về PC&CC; chỉ đưa cơng trình vào hoạt động khi đã được nghiệm thu về PC&CC.

- Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về PC&CC tại chung cư cao tầng như: Bố trí mặt bằng tại tầng hầm, diện tích khoang ngăn cháy, khoảng cách an toàn PC&CC giữa các khu vực để xe và khu vực khác, giữa khu vực để xe ô tô và khu vực để xe máy; khơng sắp xếp, bố trí hàng hóa trên các đường, lối thoát nạn, hành lang, cầu thang; kiểm tra việc cơi nới, sửa chữa của các hộ gia đình có vi phạm quy định về PC&CC hay không, kiểm tra việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt đặc biệt là việc đốt vàng mã trong tịa nhà... Ngồi ra tại các cửa hàng kinh doanh ăn uống trong các chung cư cao tầng cần kiểm tra khu vực bếp nấu, sử dụng gas…

- Kiểm tra hệ thống điện: Kiểm tra xác suất một số căn hộ trong việc sử dụng các thiết bị điện có bảo đảm an tồn khơng, việc sử dụng điện của các cửa hàng, siêu thị lưu ý khoảng cách các thiết bị điện tới hàng hóa dễ cháy, các thiết bị bảo vệ. Đồng thời phải có nguồn điện dự phịng để duy trì hoạt động của các hệ thống khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị, hệ thống PC&CC và các hệ thống khác có liên quan, như: Bình chữa cháy (số lượng bình, loại bình, cách bố trí), máy bơm chữa cháy, bơm bù, lăng vòi chữa cháy, họng nước chữa cháy vách tường; chuông, đèn báo cháy; hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, hệ thống thơng gió, thốt khói; hệ thống tăng áp hành lang, buồng thang bộ thoát nạn; hệ thống chống sét; đèn chiếu sáng sự cố…

- Kiểm tra công tác tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC&CNCH cho lực lượng PC&CC cơ sở, công tác tuyên truyền về PC&CC cho toàn thể người dân, nhân viên sinh sống và làm việc trong chung cư cao tầng.

- Kiểm tra việc học tập, phổ biến nội dung phương án chữa cháy và phương án CNCH; bổ sung, lập và thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH; kiểm tra công tác thường trực chiến đấu của lực lượng PC&CC cơ sở.

- Trong quá trình kiểm tra, cán bộ kiểm tra an toàn về PC&CC khi phát hiện ra các lỗi vi phạm cần yêu cầu người đứng đầu cơ sở khắc phục ngay; hướng dẫn các biện pháp, giải pháp hợp lý nhất nhằm thực hiện trong thời gian nhanh nhất.

b. Xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy

Xử lý vi phạm về PC&CC đối với chung cư cao tầng là biện pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Mục đích của xử lý vi phạm là nhằm bảo đảm cho việc chấp hành các quy định về PC&CC. Vấn đề quan trọng hiện nay là phải xử lý kiên quyết và kịp thời đối với các hành vi vi phạm quy định về PC&CC theo các

hình thức: Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ; xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Để thực hiện được điều này cần làm tốt một số nội dung sau:

- Các hành vi vi phạm quy định về PC&CC bị phát hiện trong quá trình thực hiện chức năng kiểm tra an toàn về PC&CC các chung cư cao tầng hoặc để xảy ra cháy phải tiến hành lập biên bản vi phạm, xử lý nghiêm túc theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ, kiên quyết khơng để tồn tại vi phạm kéo dài, đề ra các phương án tăng cường trong thời gian khắc phục các lỗi vi phạm. Đồng thời phải bảo đảm nguyên tắc xử phạt theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính “Mọi hành vi vi phạm đều được phát hiện và xử lý nghiêm

minh, kịp thời”.

- Đối với những chung cư cao tầng không bảo đảm an toàn về PC&CC hoặc các tồn tại, vi phạm khơng có khả năng khắc phục theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần phối hợp với các ngành chức năng có liên quan để đưa ra các giải pháp, biện pháp khắc phục phù hợp, kịp thời (cơ sở thuộc diện

phải di dời theo Điều 63a Luật PC&CC; cơ sở có thể cải tạo, bổ sung các giải pháp kỹ thuật; giải pháp bổ sung, thay thế đối với những tồn tại về đường giao thông, khoảng cách an tồn PC&CC, lối thốt nạn trong chung cư…).

- Đối với các trường hợp phát hiện có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về PC&CC hoặc có vi phạm nghiêm trọng về PC&CC đã bị xử lý vi phạm hành chính và đã được yêu cầu khắc phục mà khơng thực hiện thì tiến hành tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động khu vực để xảy ra vi phạm an tồn về PC&CC. Việc ra quyết định tạm đình chỉ, đỉnh chỉ hoạt động cần thực hiện nghiêm túc, chính xác, kịp thời, đúng quy trình. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động phải được gửi tới các cơ quan chức năng liên quan có thẩm quyền để cùng phối hơp trong thực hiện quyết định.

- Xác định rõ trách nhiệm đối với từng chủ thể quản lý: Chủ đầu tư khắc phục các tồn tại, lỗi vi phạm thuộc giai đoạn thi công xây dựng hoặc khu vực thuộc phạm vi quản lý (việc thành lập ban quản trị nhà chung cư; ngăn cháy lan

tại vị trí trục kỹ thuật xuyên tường, sàn ngăn cháy, thi công buồng thang hở thành buồng thang kín...); đơn vị quản lý, ban quản trị khắc phục các tồn tại, lỗi

vi phạm trong quá trình hoạt động của cơ sở thuộc phạm vi quản lý (hồ sơ theo

dõi, quản lý hoạt động về PC&CC, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế các hệ thống, thiết bị PC&CC...); ngành chức năng khắc phục các tồn tại liên quan đến hạ tầng

kỹ thuật đơ thị, tổ chức, duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng, thành lập ban quản trị chung cư cao tầng (hệ thống trụ cấp nước chữa cháy đơ thị; bố trí

bãi đỗ xe, trồng cây cao thành hàng, đường dây điện…trong vùng khoảng các từ đường đến cơ sở cản trở hoạt động của xe thang, xe chữa cháy…) để kiến nghị

và giám sát hiệu quả việc thực hiện.

- Việc xử lý hành vi vi phạm quy định về PC&CC phải được thực thiện “Cơng minh, chính xác, kịp thời” đúng pháp luật, có tính răn đe, giáo dục cao. Từ đó giúp chủ đầu tư, ban quản trị, đơn vị quản lý chung cư cao tầng trên địa bàn quận Hoàng Mai nhận thức được hành vi vi phạm để khắc phục, sửa chữa và thực hiện trách nhiệm PC&CC tốt hơn.

- Trong quá trình áp dụng các hình thức xử lý phải hết sức thận trọng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ đầu tư, ban quản trị, đơn vị quản lý chung cư cao tầng; bảo đảm khách quan, trung thực, chính xác trong cơng tác xử lý vi phạm hành chính về PC&CC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với chung cư cao tầng trên địa bàn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)