2.1 KHÁI QUÁT CHUNG
2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội tại quận Hai Bà Trưng
Nằm ở vị trí Đơng Nam nội thành Hà Nội, quận Hai Bà Trưng được thành lập vào ngày 31/5/1961, là quận vinh dự được mang tên hai vị Nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Diện tích tự nhiên của Quận là 10,09 km² với dân số là 315.900 người. Là một trong bốn quận trung tâm của thành phố Hà Nội, quận Hai Bà Trưng giáp với quận Long Biên tại phía Đơng với ranh giới là sơng Hồng. Tại phía Tây tiếp giáp với quận Đống Đa, phía Nam giáp với quận Hồng Mai và phía Bắc tiếp giáp quận Hồn Kiếm. Với vị trí địa lý thuận tiện, hạ tầng giao thông đồng bộ, dễ dàng liên kết với các quận, huyện cũng như các tỉnh thành khác cùng với đó là hệ thống các trung tâm thương mại, các tuyến phố kinh doanh, buôn bán sầm uất bậc nhất của Thủ đô Hà Nội; quận Hai Bà Trưng đã là nơi thu hút nhiều doanh nghiệp đến mở trụ sở và đăng ký kinh doanh; là nơi đặt trụ sở chính của một số tập đồn kinh tế, ngân hàng lớn như tập đoàn Vingroup, Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank), tập đồn T&T, tập đồn BRG, Tổng cơng ty Truyền thơng…
Trên địa bàn quận cịn có nhiều nhà máy, xí nghiệp của Trung ương và Hà Nội đã hoạt động lâu đời như: Công ty dệt kim Đồng Xuân; Công ty dệt 10/10; Cảng Hà Nội; Công ty bánh kẹo Hải Hà, Công ty bánh kẹo Hải Châu… với hàng chục xí nghiệp nhà máy, chủ yếu thuộc các ngành dệt, cơ khí, chế biến thực phẩm.
Bên cạnh đó, địa bàn quận Hai Bà Trưng còn là nơi đặt trụ sở chính của nhiều cơ quan hành chính từ Trung ương tới thành phố, nhiều bệnh viện và các trường đại học lớn.
Trong nhiều năm qua, kinh tế quận Hai Bà Trưng liên tục tăng trưởng khá, bền vững: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng dịch vụ - công nghiệp và xây dựng với tốc độ nhanh, chất lượng, trình độ cao hơn (Tỷ trọng dịch vụ chiếm 70%; công nghiệp và xây dựng chiếm 30% trong cơ cấu kinh tế); các nguồn lực xã hội được huy động và phát huy hiệu quả, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo; tập trung quản lý tạo điều kiện phát triển mạng lưới chợ - siêu thị - trung tâm thương mại, các giải pháp phát triển, nâng chất hoạt động dịch vụ, nhất là dịch vụ tín dụng, thương mại, du lịch, ăn uống, lưu trú..., phát triển các khu vực, tuyến đường chuyên doanh các ngành dịch vụ trên địa bàn quận; công tác thu, chi ngân sách nhà nước được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và quyết liệt. Thu ngân sách trên địa bàn quận hàng năm đều vượt dự toán thành phố giao (bình quân vượt 18,2%/năm); số thu năm sau cao hơn năm trước (Bình quân cả nhiệm kỳ giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 14,41%/năm; doanh thu dịch vụ, thương mại tăng 18,67%/năm). Chi ngân sách đảm bảo đúng luật, tiết kiệm, hiệu quả. UBND quận tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; tích cực cải cách hành chính, thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, thu hút đầu tư phát triển, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh (Đã thành lập mới 9.826 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp trên địa bàn quận lên 16.567 doanh nghiệp). Tuy nhiên, tính đến tháng 12/2020, mới chỉ có 5.773 đơn vị với 148.730 lao động đăng ký tham gia BHXH (chiếm trên 34.8% so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn quận) trong đó NLĐ trong khối các cơ quan hành chính là 27.076 người và trong các doanh nghiệp là 121.654 người. Do đó, việc tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm đôn đốc, yêu cầu đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động theo đúng các quy định của pháp luật luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của Quận [33].