3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
3.3.1 Kiến nghị với các cơ quan Trung ương
3.3.1.1 Kiến nghị với Quốc hội
Xuất phát từ một thực tế là việc tháo gỡ về mặt chính sách, pháp luật nhằm tăng tường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu BHXH của quận Hai Bà Trưng đều phải được đặt trong một khn khổ chung về chính sách, pháp luật trong phạm vi cả nước, xin kiến nghị những vấn đề chung về hoàn thiện chính sách, pháp luật…nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BHXH nói chung, quản lý thu BHXH nói riêng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung bổ sung một điều
“Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về BHXH” tại Chương VIII “Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về BHXH” Luật BHXH năm 2014, được thể hiện cụ thể:
* Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về BHXH đối với trường hợp đơn vị đang tham gia BHXH nợ tiền đóng BHXH khơng chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về nợ BHXH của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đơn vị bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về BHXH.
Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ BHXH gồm Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Thanh tra Sở LĐ- TBXH; Chánh Thanh tra Bộ LĐTBXH theo quy định tại Thông tư số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN, ngày 18/2/2008 của liên Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành, hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh vào quỹ BHXH.
Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. Thẩm quyền ra quyết định thu hồi là cơ quan Đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 209 Luật Doanh nghiệp.
Thứ hai, kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế và
Luật Doanh nghiệp cụ thể:
Đối với trường hợp đơn vị nợ tiền đóng, chậm đóng, trốn đóng BHXH yêu cầu đơn vị hồn thành nghĩa vụ đóng BHXH mới thực hiện quyết toán thuế hằng năm.
Đối với chủ sử dụng lao động của các đơn vị đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động hoặc có chủ bỏ trốn cịn nợ tiền đóng BHXH cho người lao động, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì phải thực thực hiện nghĩa vụ nộp tiền BHXH nợ của các đơn vị đã đăng ký thành lập trước đây.
Thứ ba, kiến nghị một số giải pháp giải quyết quyền lợi về BHXH cho người
lao động trong các đơn vị đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động hoặc có chủ bỏ trốn Trong q trình triển khai Luật BHXH năm 2014 cịn gặp khó khăn, vướng mắc khi chưa có quy định giải quyết quyền lợi về BHXH của người lao động tại các đơn vị chậm đóng, nợ đọng BHXH bị giài thể, phá sản, ngừng hoạt động mà sau khi thanh lý tài sản vẫn khơng cịn đủ tiền trả nợ BHXH.
Khoản 3 Điều 18 Nghị định 115/2015/NĐ-CP cũng chỉ mới giải quyết được quyền lợi cho người lao động trong các đơn vị nợ đóng BHXH mà vẫn đang còn hoạt động. Đối với các đơn vị đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động hoặc có chủ bỏ trốn mà đang nợ tiền đóng thì chưa có quy định về việc xử lý quyền lợi đối với người lao động. Trên thực tiễn, khi giải quyết quyền lợi của người lao động tại các đơn vị đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động hoặc có chủ bỏ trốn mà đang nợ tiền đóng BHXH, cơ quan BHXH các địa phương thực hiện xác nhận thời gian đóng trên sổ BHXH đến thời điểm đơn vị đã đóng đủ BHXH, sau khi thu hồi được các khoản nợ khi thực hiện thanh lý tài sản thì xác nhận bổ sung thời gian đóng trên sổ BHXH của người lao động.
Hiện nay, theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật phá sản, Luật Hợp tác xã, Luật Các tổ chức tín dụng thì các khoản được ưu tiên trong trường hợp đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có bao gồm tiền nợ BHXH. BHYT, BHTN; tuy nhiên không phải là khoản ưu tiên thanh tốn đầu tiên (sau chi phí phá sản, nợ lương, trợ cấp thơi việc,…). Do vậy, về cơ bản các đơn vị khi thanh lý tài sản không thu hồi được hoặc thu hồi được rất ít so với các khoản nợ BHXH nên người lao động không được ghi nhận thời gian đóng BHXH đối với thời gian đơn vị nợ BHXH làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng về BHXH của người lao động.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đề xuất một số phương án để đảm bảo quyền và lợi ích chính đang của người lao động như sau:
Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, thực hiện Khoản 7 Điều 10 của Luật BHXH năm 2014 “Trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động” bằng văn bản hoặc thông tư, nghị định hướng dẫn để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn mà khơng cịn đủ tiền đóng BHXH.
Đề nghị Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam chỉ đạo Cơng đồn cơ sở các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của
người lao động về vai trò kiểm tra, giám sát đặc biệt trong lĩnh vực BHXH để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động về BHXH.
Thứ tư, đề xuất bổ sung nội dung “Giải quyết quyền lợi về BHXH cho người
lao động trong các đơn vị đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động hoặc có chủ bỏ trốn” Luật BHXH năm 2014. Theo đó, kiến nghị Luật BHXH bổ sung trách nhiệm của Chính phủ hướng dẫn phương án xử lý tiền BHXH nợ của các đơn vị đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động hoặc có chủ bỏ trốn từ các nguồn sau:
Phương án 1: từ nguồn hình thành quỹ an sinh xã hội
Phương án 2: từ nguồn tiền lãi mà người sử dụng lao động phải nộp do chậm
đóng BHXH theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật BHXH.
Quyền lợi hưởng các chế độ BHXH của người lao động được giải quyết theo quy định của từng thời kỳ.
3.3.1.2 Kiến nghị với BHXH Việt Nam
Luật BHXH năm 2014, tuy đã có những thay đổi, bổ sung mới góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ, song cũng bộc lộ một số khiếm khuyết cần được hồn thiện để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Căn cứ các phân tích, đánh giá và các vướng mắc về thực tiễn thực hiện quản lý thu BHXH tại BHXH quận Hai Bà Trưng đã được nêu tại chương 2 của Luận văn, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về BHXH bắt buộc như sau:
* Về đối tượng đóng, mức đóng
Thứ nhất, Luật BHXH 2014 không quy định đối tượng chủ Hộ kinh doanh cá
thể thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc để được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, tử tuất và có thẻ BHYT, chủ hộ kinh doanh cá thể chỉ được tham gia BHXH tự nguyện hưởng chế độ hưu trí, tử tuất và phải tham gia thêm BHYT hộ gia đình để được hưởng chế độ BHYT. Trên thực tế, từ tháng 01/2003 đến nay hầu hết BHXH các tỉnh, thành phố trong đó có BHXH quận Hai Bà Trưng đều đã thu BHXH bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh cá thể theo đăng ký của họ. Từ năm 2018 khi thực hiện cắt giảm đóng BHXH đối với chủ hộ kinh doanh cá thể, BHXH quận đã gặp phản ứng của một số chủ hộ do họ có hưởng lương
nhưng khơng được tham gia BHXH, đây cũng là một thiệt thòi đối với chủ hộ kinh doanh cá thể. Do đó, đề nghị bổ sung chủ hộ kinh doanh cá thể nếu có hưởng tiền lương là đối tượng đóng BHXH bắt buộc cho bình đẳng với đối tượng người quản lý doanh nghiệp và người quản lý, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương đang thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định tại điểm h mục 1 Điều 2 Luật BHXH 2014.
Thứ hai, Thực tế hiện nay một số đơn vị sử dụng lao động thường trả các khoản phụ cấp cho NLĐ với cách hiểu là trả lương trách nhiệm, chuyên cần, thâm niên…nhưng đặt tên gọi khác trên hợp đồng lao động hoặc Bảng thanh toán tiền lương tại đơn vị (có nhiều trường hợp tiền điện thoại cao hơn 2 đến 3 lần tiền lương); chia nhỏ các khoản thu nhập bổ sung hàng tháng và đưa vào tiền thưởng khơng cố định mỗi kỳ để khơng phải đóng BHXH. Vấn đề này hiện chưa có căn cứ rõ ràng để xác định các khoản thu nhập nào phải tính là tiền lương tháng đóng BHXH, cũng như mức xử phạt việc khơng xây dựng thang bảng lương, không thông báo thang bảng lương với cơ quan quản lý lao động địa phương còn rất thấp (tối đa 5 triệu đồng) nên gây khó khăn cho cả đơn vị và cơ quan tổ chức thực hiện cũng như tạo kẽ hở cho doanh nghiệp trốn đóng BHXH bắt buộc. Do đó, để xác định các khoản thu nhập nào phải tính là tiền lương tháng đóng BHXH, đề nghị quy định cụ thể tỷ lệ của từng loại phụ cấp và thu nhập bổ sung so với mức lương chính làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc tránh tình trạng doanh nghiệp trả các khoản phụ cấp khơng phải đóng BHXH cao hơn các phụ cấp phải đóng BHXH… hay chia lương thu nhập bổ sung vào tiền thưởng khơng cố định hàng tháng để trốn đóng BHXH. Quy định việc cơ quan BHXH có quyền từ chối thanh tốn chế độ cho NLĐ đối với các đơn vị không xây dựng thang bảng lương và không thông báo thang bảng lương với cơ quan quản lý lao động địa phương.
* Về việc xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về BHXH Thứ nhất: Về tăng lãi phạt chậm đóng
Để tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng mức lãi suất hoạt động đầu tư quỹ BHXH hiện nay đang thấp hơn lãi suất vay ngân hàng nên chiếm dụng
tiền đóng BHXH; sử dụng số tiền phải đóng BHXH trích từ tiền lương hàng tháng của người lao động vào hoạt động sản xuất kinh doanh thay cho việc phải nộp về cơ quan BHXH do đó cần điều chỉnh mức lãi suất phạt chậm đóng bằng 2 lần lãi suất vay ngân hàng.
Thứ hai: Về quy định trong xử phạt vi phạm hành chính
Bổ sung hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tất cả các tài khoản tiền gửi của người SDLĐ để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh và trách nhiệm thực hiện của các ngân hàng.
Về tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm: Như đã phân tích ở trên,
hiện nay mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH cịn q thấp nên chưa đủ tính răn đe. Vì vậy, nên quy định mức phạt theo tỷ lệ phần trăm so với số tiền trốn đóng, nợ đóng BHXH hoặc số tiền hưởng sai chế độ BHXH.
Thứ ba: Điều chỉnh quy định về khởi kiện
Căn cứ Luật BHXH, cơng đồn cơ sở có quyền khởi kiện với sự ủy quyền của tất cả NLĐ, nhưng vì cơng đồn cơ sở lại ở ngay trong lòng doanh nghiệp, do doanh nghiệp trả lương nên việc chủ tịch cơng đồn cơ sở đứng ra khởi kiện chính giám đốc danh nghiệp là rất khó khăn. Mặt khác, như đã phân tích, vấn đề ủy quyền của NLĐ cũng hết sức phức tạp. Để tháo gỡ vấn đề này, kiến nghị sửa Điều 14 Luật BHXH năm 2014 theo hướng giao cho Công đồn cấp trên khơng nhất thiết phải do NLĐ ủy quyền hoặc cơ quan BHXH cũng có thẩm quyền khởi kiện đơn vị nợ đọng BHXH ra tòa. Do cơ quan BHXH với tư cách đại diện cho Nhà nước quản lý sử dụng quỹ BHXH, việc thu hồi nợ đọng không chỉ nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động mà còn để đảm bảo cho chính sách an sinh xã hội của Nhà nước được đảm bảo, góp phần ổn định xã hội.