2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO
2.2.3 Về quản lý căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội
Căn cứ kế hoạch thu được BHXH thành phố Hà Nội giao hàng năm; BHXH quận đã triển khai các giải pháp để thực hiện công tác thu BHXH trên cơ sở tổng quỹ tiền lương hàng tháng, tỷ lệ đóng và số tiền cịn phải thu của các đơn vị cụ thể như:
Phân công, chia tuyến trong Ban Giám đốc phụ trách các nhóm đốc thu, phát triển đối tượng và rà soát chênh lệch thuế. Xây dựng kế hoạch đốc thu và giao chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch thu, chỉ tiêu giảm tỷ lệ nợ đọng cho từng cán bộ thu. Tại các cuộc họp giao ban vào sáng thứ 2 hàng tuần, Ban Giám đốc tập trung nhiều thời gian để phân tích, đánh giá kết quả đốc thu, phát triển đối tượng từ đó đề ra từng nhiệm vụ cụ thể phải giải quyết trong tuần.
Hàng tháng, vào ngày 5 và 20 thực hiện lập Thông báo nợ gửi các đơn vị nợ từ 1 tháng trở lên thông qua Bưu điện và thông qua email của đơn vị.
Căn cứ dữ liệu theo dõi tình hình trích nộp của đơn vị, BHXH quận thực hiện gọi điện đôn đốc và lập danh sách đặt lịch làm việc với các đơn vị nợ đọng hàng tháng để lập Biên bản D04.
Trường hợp đơn vị không thực hiện chuyển tiền theo cam kết, BHXH quận tiếp tục lập danh sách đề nghị Tổ liên ngành thu nợ UBND quận tiếp tục làm việc hoặc đề xuất BHXH thành phố, UBND quận ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra.
Năm 2018, Tổ liên ngành thu nợ UBND quận đã tổ chức 02 buổi làm việc đốc thu tập trung với 509 đơn vị. Số tiền nợ trước đôn đốc là 71 tỷ. Số tiền thu hồi sau đôn đốc là 30.9 tỷ [6].
Năm 2019, Tổ liên ngành thu nợ UBND quận đã tổ chức 02 buổi làm việc đốc thu tập trung với 554 đơn vị. Số tiền nợ trước đôn đốc là 87.4 tỷ. Số tiền thu hồi sau đôn đốc là 67.2 tỷ [6].
Hàng tháng, lập báo cáo tình hình đốc thu trong tháng và danh sách các đơn vị nợ từ 12 tháng trở lên gửi UBND quận để đề xuất đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của UBND quận.
Kết quả thực hiện kế hoạch thu và tỷ lệ nợ hàng năm như sau:
Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch thu và tỷ lệ nợ trên số kế hoạch thu tại BHXH quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2015 – 2020 [6].
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Kế hoạch thu 1.540.724 1.765.047 1.942.700 2.269.548 2.529.276 2.777.521 Số đã thu 1.543.147 1.827.020 1.943.550 2.270.910 2.573.382 2.778.550 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 100.16% 103.51% 100.04% 100.06% 101.74% 100.04% Số tiền nợ 145.569 141,705 113.902 101.061 71.131 100.143 Tỷ lệ nợ 9.45% 8.03% 5.86% 4.45% 2.81% 3.61%
Từ bảng trên cho thấy, trong các năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của BHXH thành phố Hà Nội; Quận ủy, HĐND, UBND quận Hai Bà Trưng; việc áp dụng quyết liệt các giải pháp đôn đốc thu BHXH nên hàng năm BHXH quận ln hồn thành vượt mức kế hoạch thu được giao.
Mặc dù vậy, trên địa bàn quận tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH cũng chưa được giải quyết dứt điểm.
Từ bảng 2.4 ta thấy, số tiền nợ BHXH có xu hướng giảm qua các năm. Trong đó, năm 2016 và 2017, số nợ BHXH bắt buộc có giảm so với năm 2015, cụ thể đã giảm lần lượt là: 04 tỷ đồng và 32 tỷ đồng, tương ứng giảm 2.75% và 22%. Sang đến năm 2018, 2019 và 2020, số nợ BHXH bắt buộc giảm tiếp lần lượt là 44 tỷ đồng; 74 tỷ đồng và 45 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm lần lượt là 30%; 51% và 31%. Như vậy, xét trên chỉ tiêu số tiền nợ và tỷ lệ nợ BHXH bắt buộc trên tổng số tiền phải thu thì tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp nợ đọng tiền BHXH bắt buộc trước hết là do ý thức của chủ doanh nghiệp trong việc chấp hành Luật BHXH, tiếp đến là do năng lực tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khó khăn, Bên cạnh đó, cơ quan BHXH cịn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, đôn đốc và nắm bắt tình hình biến động NLĐ và quỹ tiền lương của các đơn vị SDLĐ làm cho tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH bắt buộc vẫn còn diễn ra phổ biến.
Số tiền nợ BHXH bắt buộc ở hầu hết các khối tham gia BHXH bắt buộc mặc dù có giảm so với năm 2015 nhưng từ năm 2020 đang có xu hướng tăng. Số tiền nợ BHXH bắt buộc tăng nhanh nhất là ở khối doang nghiệp ngoài quốc doanh, từ 37 tỷ đồng năm 2019 lên 69 tỷ đồng năm 2020, tăng 83%. Các khối doanh nghiệp nhà nước trung ương, khối văn phịng đại diện nước ngồi…đều có số tiền nợ BHXH bắt buộc tăng nhẹ trong giai đoạn vừa qua. Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp nhà nước cổ phần, hành chính sự nghiệp trung ương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi… là khối có số tiền nợ đọng BHXH bắt buộc giảm trong giai đoạn vừa qua. Qua đó, địi hỏi cơ quan BHXH phải có chính sách làm giảm số tiền nợ đọng BHXH bắt buộc tại tất cả các khối như DN có vốn đầu tư nước ngồi; hành chính sự
nghiệp; doanh nghiệp ngoài quốc doanh; hợp tác xã… Cơ cấu số tiền nợ đọng BHXH bắt buộc (không bao gồm nợ của các đơn vị đã ngừng giao dịch, giải thể, phá sản, mất tích, hết lao động….) của các khối ngành được thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 2.5: Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH quận Hai Bà Trưng theo khối ngành giai đoạn 2015– 2020
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Khối Hợp tác xã 105 137 100 7 - -
Khối Hội nghề nghiệp, cá
thể 195 201 153 182 152 259
Khối Phường, xã 431 556 131 108 54 9
Khối Hành chính sự
nghiệp 6.958 3.668 4.636 11.294 16.089 13.901
Ngoài quốc doanh 101.348 98.515 66.669 48.151 37.695 69.260 Doanh nghiệp nhà nước 35.308 37.836 41.876 40.830 16.720 16.441 Khối Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài 1.224 792 336 490 420 272
Tổng cộng 145.569 141.705 113.902 101.061 71.131 100.143
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thu BHXH quận Hai Bà Trưng [6]