3.2.1.1 Tích cực đẩy mạnh cơng tác thơng tin tun truyền phổ biến và giáo dục pháp luật về Bảo hiểm xã hội nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về Bảo hiểm xã hội của cả NLĐ và NSDLĐ
Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của việc thực hiện BHXH bắt buộc đó là nhận thức cũng như ý thức pháp luật của cả NLĐ và NSDLĐ về BHXH còn chưa tốt. Bởi vậy, muốn thực hiện công tác quản lý thu BHXH được hiệu quả thì vấn đề tác động vào ý thức pháp luật và nhận thức của các chủ thể tham gia BHXH là một biện pháp quan trọng. Công tác này hiện nay đã và đang được thực hiện tuy nhiên hiệu quả thực sự của công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật về BHXH cịn chưa cao.
Các hình thức tuyên truyền về BHXH còn đơn giản, chưa thu hút được sự quan tâm của NLĐ và NSDLĐ dẫn đến đối tượng tham gia BHXH còn thấp so với thực tế. Công tác tuyên truyền mới chủ yếu thực hiện một chiều, chưa có nhiều hình thức đa dạng để kịp thời nắm bắt dư luận xã hội cũng như những phản ứng trái chiều từ đơn vị và người lao động. Một số cơ quan, tổ chức còn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của chính sách BHXH nên công tác phối hợp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH trên địa bàn quận còn chậm thực hiện.
Một số giải pháp cần thực hiện để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BHXH trong thời gian tới như sau:
Phối hợp với Phịng Văn hóa - Thơng tin và UBND các phường để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của UBND quận và Cổng thông tin điện tử UBND các phường các chính sách, chế độ về BHXH; danh sách các đơn vị nợ đọng, các thủ tục hành chính về BHXH … Xây dựng và giới thiệu website chính thức của BHXH quận Hai Bà Trưng để người dân có thể tham khảo các thơng tin, chính sách về BHXH khi cần thiết.
chức các buổi hội nghị đối thoại, tọa đàm với các doanh nghiệp nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật trên địa bàn trong đó có tun truyền chính sách BHXH. Đặc biệt quan tâm nội dung tuyên truyền tính nhân văn của chính sách BHXH nhằm làm thay đổi nhận thức của NLĐ và NSDLĐ, hình thành ý thức tự nguyện tham gia BHXH thay cho tâm lý bắt buộc tham gia như hiện nay.
Bên cạnh đó, các hội nghị đối thoại, tọa đàm còn cần phải tổ chức theo hướng mở, kích thích sự tương tác của cộng đồng doanh nghiệp, là diễn đàn để doanh nghiệp nêu lên những khó khăn, vướng mắc, bất cập từ đó BHXH quận nắm bắt, trao đổi, hướng dẫn, cùng tháo gỡ hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền có giải pháp bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp.
Phối hợp với Phịng Văn hóa - Thơng tin, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tổ chức các hội thi tìm hiểu về chính sách BHXH, các cuộc thi viết về ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách BHXH, tấm gương những doanh nghiệp điển hình trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ chấp hành chính sách BHXH và chăm lo đến đời sống của người lao động.
Tuyên truyền các tin, bài qua các kênh như facebook, zalo, qua hệ thống loa truyền thanh của các phường, qua hệ thống báo chí… để tạo hiệu ứng lan tỏa, dễ đến với người lao động từ đó mở rộng phạm vi tuyên truyền.
Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BHXH kết hợp với các buổi làm việc đốc thu, thanh tra, kiểm tra tại đơn vị.
Các nội dung tuyên truyền về BHXH cần xúc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, nêu bật được các thông điệp tuyên truyền.
3.2.1.2 Tăng cường, mở rộng cơng tác phối hợp với các phịng, ban, ngành, đồn thể, UBND các phường trong q trình quản lý thu Bảo hiểm xã hội
Trong thời gian tới, BHXH Quận phải tiếp tục chủ động tham mưu cho Quận ủy, HĐND, UBND quận Hai Bà Trưng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác BHXH trên địa bàn. Nội dung công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần bám sát tình hình thực tiễn việc chấp hành chính sách BHXH trên địa bàn và cần có sự chỉ đạo sát sao, chỉ ra trách nhiệm cụ thể đối với từng phòng, ban, ngành liên quan, để cùng
phối hợp thực hiện.
Tích cực chủ động đưa ra các giải pháp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các phịng, ban, ngành như: Liên đồn lao động, phịng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phịng Kinh tế, Cơng an quận, Chi cục thuế quận, Thanh tra quận, UBND các phường, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; qua đó tăng cường hơn nữa cơng tác phối hợp cũng như tạo sự đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước về BHXH trên địa bàn.
Cần chú trọng đẩy mạnh công tác phối hợp với Công an quận trong việc đôn đốc các đơn vị chấp hành nghĩa vụ đóng, nộp BHXH do trong thời gian qua cơng tác này cịn chưa được triển khai.
Việc thống nhất quan điểm, sự đồng bộ xuyên suốt của tất cả các cơ quan ban ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp có tác dụng tạo sự liên kết vững chãi trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH.
3.2.1.3 Hoàn thiện hơn nữa về tổ chức bộ máy nhân sự làm công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội
Cần bổ sung, kiện tồn cán bộ làm cơng tác quản lý thu để giảm số lượng đơn vị phải quản lý cho cán bộ thu (hiện nay bình quân mỗi cán bộ thu BHXH quận đang quản lý khoảng gần 400 đơn vị, với rất nhiều nội dung công việc phải làm trong điều kiện thời gian bị rút ngắn dẫn đến tình trạng cán bộ làm việc quá tải).
Phân cơng, bố trí cán bộ chun quản thu các đơn vị khoa học, hợp lý hơn nữa và có tính kế thừa theo hướng giao dần một số đơn vị lớn, đơn vị có nhiều biến động về số thu và tình hình lao động cho những cán bộ đã có kinh nghiệm làm việc khoảng từ 3 năm trở lên để tăng hiệu suất làm việc của cán bộ và tạo môi trường cho cán bộ tích lũy kinh nghiệm làm việc, kỹ năng giải quyết công việc với áp lực lớn.
Cần nâng cao ý thức trách nhiệm cho toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động trong cơ quan, coi công tác quản lý thu BHXH không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận thu mà còn là nhiệm vụ chung của toàn cơ quan để huy động cán bộ tại các bộ phận khác tăng cường cho bộ phận thu khi có các chiến dịch đột xuất hoặc những công việc định kỳ không cần nhiều đến chuyên môn nghiệp vụ (như việc in Thơng
báo kết quả đóng BHXH hàng tháng từ phần mềm nghiệp vụ của ngành để gửi về đơn vị qua dịch vụ bưu chính; cơng tác rà soát, lập Biên bản làm việc với các đơn vị đã có mã số thuế nhưng chưa tham gia BHXH; cơng tác rà sốt địa chỉ của các đơn vị q 6 tháng khơng có giao dịch với BHXH quận ....).
Quan tâm xây dựng, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm cơng tác thu có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo phần mềm máy tính, có lịng u nghề, chịu khó nghiên cứu, tìm hiểu, nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có kỹ năng giao tiếp tốt; tận tâm với nghề; tận tình phục vụ người tham gia và đơn vị, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
Tạo môi trường, khuyến khích phong trào tự học, tự rèn luyện nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, khả năng áp dụng công nghệ thông tin của cán bộ làm công tác thu; đề cao tinh thần làm việc nhóm; sự quan tâm, chia xẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống giữa các thành viên trong bộ phận thu để xây dựng đoàn kết nội bộ; kích thích khả năng sáng tạo, việc đề xuất những sáng kiến, giải pháp, cách làm hay có thể áp dụng vào thực tiễn cơng việc hàng ngày mang lại hiệu quả thiết thực.
Nắm bắt tâm lý, tư tưởng của cán bộ, viên chức; kịp thời chấn chỉnh và có giải pháp để nhắc nhở những trường hợp có biểu hiện chểnh mảng trong cơng việc dẫn đến hiệu quả làm việc chưa cao, khơng hồn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; hướng dẫn những trường hợp cán bộ chưa có phương pháp làm việc khoa học để khắc phục.
Kịp thời có hình thức khen thưởng phù hợp với những cá nhân có thành tích cao trong cơng việc, có giải pháp, cách làm hay mang lại hiệu quả để tạo phong trào thi đua, xây dựng mơi trường văn hóa cơng sở công bằng, trách nhiệm và hiệu quả.
3.2.1.4 Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra các đơn vị tham gia Bảo hiểm xã hội
Cần tích cực, chủ động bám sát đơn vị để thực hiện tốt cơng tác thống kê, phân tích, phân loại tình hình chấp hành chính sách, pháp luật của từng đơn vị. Qua đó, xác định được những đơn vị phải tập trung theo dõi, đơn đốc hoặc có giải pháp
kiểm tra, thanh tra phù hợp.
Làm tốt cơng tác hậu kiểm để tích cực, chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu vi phạm của đơn vị; kịp thời tham mưu, đề xuất với BHXH thành phố Hà Nội, UBND quận Hai Bà Trưng việc ban hành các quyết định thanh tra, kiểm tra tránh để tình trạng vi phạm kéo dài khiến hậu quả vi phạm sẽ chậm hoặc khó được khắc phục.
Đặc biệt trong thời gian tới cần tập trung thanh tra, kiểm tra khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh do có hiện tượng tăng nhanh tình trạng nợ đọng tại khối này, số đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa đóng BHXH vẫn cịn nhiều.
Cơng tác thanh tra, kiểm tra BHXH cần được kết hợp với thanh tra, kiểm tra về lao động, tài chính, cơng đồn, thuế .... để tránh chồng chéo hoặc đơn vị phải tiếp quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra trong năm.
Các phòng, ban, ngành đặc biệt là Phòng Lao động, Chi cục thuế, Liên đoàn lao động khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị cần đôn đốc, nhắc nhở, đưa vào kết luận thanh tra, kiểm tra việc yêu cầu đơn vị chấp hành nghĩa vụ đóng, nộp BHXH.
Cương quyết xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm đã được phát hiện qua quá trình thanh tra, kiểm tra. Công tác thực hiện kết luận sau thanh tra, kiểm tra phải được theo dõi sát sao, đảm bảo giải quyết triệt để, xử lý theo đúng quy trình quy định của pháp luật.
3.2.1.5 Thường xuyên kiểm soát đánh giá quản lý thu Bảo hiểm xã hội
Việc kiểm soát đánh giá quản lý thu thường xuyên sẽ giúp BHXH quận kịp thời phát hiện những sai sót, bất cập trong cơng tác quản lý từ đó có biện pháp khắc phục, cải tiến, sửa chữa nhằm đảm bảo thực hiện tốt u cầu quản lý. Cơng tác kiểm sốt đánh giá quản lý thu BHXH cần được thực hiện định kỳ hàng tháng thông qua công tác tự kiểm tra, giám sát của các tổ nghiệp vụ hoặc bằng việc thành lập các đồn kiểm tra nội bộ.
Bên cạnh đó, BHXH quận cần tích cực tham mưu, hàng tháng báo cáo tỉnh hình, nêu lên những tồn tại, khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị các biện pháp với Quận ủy, HĐND-UBND quận và BHXH thành phố Hà Nội trong việc thực hiện tổ chức thực hiện quản lý thu BHXH.