3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
3.3.3 Kiến nghị với UBND quận Hai Bà Trưng
Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ban, ngành, UBND các phường tăng cường công tác phối hợp với BHXH quận Hai Bà Trưng để tổ chức thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn nói chung và cơng tác thu BHXH nói riêng nhất là trong cơng tác đốc thu, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.
Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị trong lĩnh vực BHXH cũng như đơn đốc việc trích, nộp BHXH.
Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền cho các đơn vị thực hiện để đẩy mạnh cơng tác tun truyền về chính sách, chế độ BHXH.
Không vinh danh, khen thưởng; công nhận trúng thầu các dự án của quận; xét kết nạp Đảng… đối với những chủ SDLĐ không chấp hành tốt chính sách, pháp luật về BHXH.
Đẩy mạnh cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành chính sách, pháp luật nói chung và chính sách, pháp luật về BHXH nói riêng để có giải pháp xử lý kịp thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn quận.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Tại Chương 3, Luận văn đã luận chứng về định hướng phát triển chung của BHXH quận Hai Bà Trưng, trong đó có nội dung gắn với định hướng phát triển công tác quản lý thu BHXH tại BHXH quận Hai Bà Trưng trong giai đoạn 2020- 2030. Trên cơ sở đó, Luận văn đề xuất 02 nhóm giải pháp lớn (i) Nhóm giải pháp về hoàn thiện quản lý thu BHXH tại BHXH quận Hai Bà Trung; (ii) Nhóm giải pháp về hồn thiện chính sách, pháp luật về BHXH bắt buộc tại quận Hai Bà Trưng, tiếp cận ở khía cạnh chung, Các nhóm kiến nghị góp phần khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý thu tại BHXH quận Hai Bà Trưng trong thời gian vừa qua, trong đó có các giải pháp về quản lý chặt chẽ và khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH; giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin, cải cách hành chính trong hoạt động của cơ quan BHXH; v,v…Đồng thời, các kiến nghị chính sách cũng cịn nhằm góp phần vào việc nghiên cứu thể chế hóa chủ trương của Đảng về hoàn thiện hệ thống luật pháp về BHXH, tiến tới thực hiện BHXH toàn dân; phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng hiện đại, hội nhập quốc tế, kết hợp hài hịa ngun tắc đóng góp và thụ hưởng; cơng bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững…
KẾT LUẬN
BHXH luôn là trụ cột quan trọng nhất của hệ thống an sinh xã hội ở từng quốc gia. Tại Việt Nam, BHXH đã trải qua một quá trình lịch sử hình thành và phát triển cùng với thay đổi của đất nước qua những thời kỳ khác nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, BHXH ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, ngày càng thể hiện rõ vị trí, vai trị có tính trụ cột của hệ thống an sinh xã hội; từ chủ trương của Đảng, từ yêu cầu của thực tiễn, khơng ít nội dung trong chính sách, pháp luật về BHXH nói chung cũng như trong lĩnh vực quản lý thu BHXH nói riêng cần được tiếp tục nghiên cứu, hồn thiện.
Luật BHXH bổ sung, sửa đổi năm 2014 ra đời đã góp phần hồn thiện hơn hệ thống pháp luật về BHXH nói chung và cơng tác quản lý thu BHXH nói riêng như: quy định rõ hơn về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH; quyền và trách nhiệm của ngành BHXH, của đơn vị SDLĐ và người lao động; mở rộng đối tượng tham gia BHXH; quy định cụ thể hơn về căn cứ đóng, mức đóng, mức hưởng BHXH; về trình tự, thủ tục thực hiện BHXH …Từ những quy định công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật về BHXH cùng với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, những bước tiến mang tính đột phá về việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý của ngành BHXH đã giúp cho công tác quản lý thu BHXH đạt hiệu quả cao: tỷ lệ bao phủ BHXH ngày càng tăng, tình trạng nợ đọng cơ bản được kiểm soát và từng bước giảm đi, quỹ BHXH được bảo đảm, quyền lợi của người lao động tham gia BHXH được đảm bảo theo nguyên tắc đóng - hưởng kết hợp với nguyên tắc chia xẻ rủi ro; niềm tin và mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với ngành BHXH ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục từ quy định của pháp luật, cơng tác thi hành pháp luật. Do đó, các giải pháp để hồn thiện pháp luật, để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về BHXH bắt buộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Luận văn đã có những kiến nghị chung và kiến nghị cụ thể xuất phát chủ yếu từ góc nhìn của người làm cơng tác thực tiễn ở BHXH cấp quận. Mặc dù, tác giả Luận văn đã rất cố gắng, nỗ lực song không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định cần phải được bổ sung, chỉnh sửa. Do đó, tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng cảm ơn trân trọng và rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá quý báu của các thấy cô, các nhà khoa học, đồng nghiệp…để giúp học viên có thêm cơ hội nghiên cứu, học tập và hồn thiện bản thân và cơng tác ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), Báo cáo chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030;
2. Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), Nghị quyết số 28/NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách BHXH;
3. Ban thu BHXH Việt Nam (2014), “Xây dựng quy định quản lý thu nợ BHXH. BHYT. BHTN”;
4. BHXH Hà Nội (2017), Công văn 1644/BHXH-QLT hướng dẫn thực hiện Quyết định 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam;
5. BHXH Hà Nội (2019), Quyết định 2689/QĐ-BHXH. về giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN theo Quyết định số 166/QĐ- BHXH của BHXH Việt Nam;
6. BHXH quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa Báo cáo tổng kết các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020;
7. BHXH Việt Nam (2017), Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; 8. BHXH Việt Nam (2019), Quyết định số 166/QĐ-BHXH ban hành quy trình giải
quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN;
9. BHXH Việt Nam (2019), Quyết định số 969/QĐ-BHXH quy định chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương;
10. BHXH Việt Nam (2020), Văn bản hợp nhất số 2089 ngày 26/6/2020 quyết định ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT;
11. Bộ Chính trị (1997), Chỉ thị số 15-CT/TW về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH;
12. Bộ LĐ-TB&XH, Vụ BHXH (2018), Báo cáo tình hình thực hiện luật BHXH trong 2 năm 2017-2018;
các giải pháp nhằm triển khai thực hiện BHXH bắt buộc cho NLĐlàm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng theo quy định của luật BHXH năm 2014”;
14. Chính phủ (2015), Nghị định số 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc;
15. Chính phủ (2017), Nghị định số 44/2017/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề;
16. Chính phủ (2020), Nghị định số 89/2020/NĐ-CP quy định chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam;
17. Điều Bá Được (2014), Đề án: “Thực trạng và giải pháp phòng, chống lạm dụng quỹ BHXH”;
18. Ngân hàng Thế giới (WB) (2012), “Việt Nam: Phát triển một hệ thống bảo hiểm xã hội hiện đại - Những thách thức hiện tại và các phương án lựa chọn cho cải cách trong tương lai”;
19. Ngân hàng thế giới. Việt Nam (2018), “Phát triển một hệ thống BHXH hiện đại, những thách thức hiện tại và các phương án lựa chọn cho cải cách trong tương lai";
20. Nguyễn Bích Ngọc (2011): Đề tài khoa học cấp Viện (Viện Khoa học Lao động và Xã hội): “Dự báo khả năng tham gia vào hệ thống bảo hiểm: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHXH thất nghiệp”;
21. Nguyễn Thế Mạnh (2021), Hồn thiện chính sách an sinh xã hội đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-xa-
hoi.aspx?ItemID=17494&CateID=0
22. Nguyễn Mạnh Tuấn, “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững của Ngành BHXH giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng giai đoạn 2016 – 2020”;
23. Nguyễn Thị Hào (2014), Luận án tiến sĩ: “Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam”;
24. Nguyễn Trọng Thản (2014), Đề tài cấp bộ: “Giải pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH ở Việt Nam”;
25. Nguyễn Trọng Thản (2016), Đề tài cấp khoa học cấp Học viện: “Giải pháp chống thất thu BHXH ở Việt Nam”;
26. Phạm Đình Thành (2016), Đề tài khoa học cấp Bộ (BHXH Việt Nam): “Nghiên cứu các giải pháp nhằm quản lý và phát triển đối tượng tham gia
BHXH trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”;
27. Quốc hội (2006), Nghị định số 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc;
28. Quốc hội (2013), Luật Việc làm số 38/2013/QH13;
29. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13;
30. Quốc hội (2015), Luật An toàn. vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;
31. Quốc hội (2015), Nghị quyết 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động;
32. Quốc hội (2017), Bộ luật Hình sự (sửa đổi) số 12/2017/QH14;
33. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ quận Hai Bà Trưng lần thứ XXVI, Nhiệm kỳ 2020-2025
PHỤ LỤC
I. Phụ lục số 1: Một số vướng mắc về đối tượng tham gia và mức tiền lương làm cơ sở đóng BHXH bắt buộc
1. Vướng mắc về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
Luật BHXH 2014 không quy định đối tượng chủ Hộ kinh doanh cá thể thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc để được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, tử tuất và có thẻ BHYT. Chủ hộ kinh doanh cá thể chỉ được tham gia BHXH tự nguyện hưởng chế độ hưu trí, tử tuất và phải tham gia thêm BHYT hộ gia đình để được hưởng chế độ BHYT. Trong khi đó theo quy định của luật BHXH, từ ngày 01/01/2003 người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và từ ngày 01/01/2018 là hợp đồng có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên trong các Hộ kinh doanh cá thể thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Trên thực tế, từ tháng 01/2003 đến nay hầu hết BHXH các tỉnh, thành phố trong đó có BHXH quận Hai Bà Trưng đều đã thu BHXH bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh cá thể theo đăng ký của họ và nếu không thu đối với chủ hộ thì chủ hộ sẽ khơng đăng ký tham gia BHXH đối với NLĐlàm việc theo hợp đồng lao động tại hộ, Điều này tạo ra tâm lý phản ứng của các chủ hộ kinh doanh cá thể có sử dụng lao động trên địa bàn quận khi cơ quan BHXH yêu cầu đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ.
2. Vướng mắc về cách xác định mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc
Mức đóng đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định được quy định như sau:
Khoản 2, Điều 89 Luật BHXH 2014 quy định: Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động”.
quy định:
“ 1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH). Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp cơng việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT- BLĐTBXH.
3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc khơng bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, ni con nhỏ; hỗ trợ khi NLĐcó thân nhân bị chết, NLĐ có người thân kết hơn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho NLĐgặp hoàn cảnh khó khăn khi bị TNLĐ, BNN và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động”.
Thực tế hiện nay một số đơn vị sử dụng lao động thường trả các khoản phụ cấp cho NLĐ với cách hiểu là trả lương trách nhiệm, chuyên cần, thâm niên… nhưng đặt tên gọi khác trên hợp đồng lao động hoặc Bảng thanh tốn tiền lương tại đơn vị (có nhiều trường hợp tiền điện thoại cao hơn 2 đến 3 lần tiền lương); chia nhỏ các khoản thu nhập bổ sung hàng tháng và đưa vào tiền thưởng không cố định mỗi kỳ để khơng phải đóng BHXH. Vấn đề này hiện chưa có căn cứ rõ ràng để xác định các khoản thu nhập nào phải tính là tiền lương tháng đóng BHXH, cũng như mức xử phạt việc không xây dựng thang bảng lương, không thông báo thang bảng lương với cơ quan quản lý lao động địa phương còn rất thấp (tối đa 5 triệu đồng) nên gây khó khăn cho cả đơn vị và cơ quan tổ chức thực hiện cũng như tạo kẽ hở cho doanh nghiệp trốn đóng BHXH bắt buộc.
3. Vướng mắc về thu hồi nợ
Luật BHXH 2014 chưa có quy định về xử lý tiền nợ và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội tại các đơn vị sử dụng lao động khơng cịn khả năng thu hồi như đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, hoặc có chủ bỏ trốn, đơn vị khơng cịn tại địa chỉ đăng ký kinh doanh,...;
Luật BHXH 2014 chưa có quy định liên quan đến cưỡng chế tài sản đối với