Những vấn đề pháp lý về chính quyền cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính quyền cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh quảng bình (Trang 25 - 28)

1.2.1. Tổ chức, hoạt động HĐND xã

1.2.1.1. Tổ chức

- Đại biểu và tổ đại biểu HĐND

Đại biểu HĐND xã theo quy định của pháp luật hiện hành là những đại biểu do cử tri trong xã bầu ra, thực hiện chức năng đại diện và thực thi thông qua Hội đồng nhân dân xã. Số lượng đại biểu HĐND tối thiểu là 15 đại biểu và tối đa là 35 đại biểu tùy thuộc số dân của xã. Điều này đã được sửa đổi, bổ sung trong đó quy định số lượng đại biểu HĐND tối thiểu là 15 đại biểu và tối đa là 30 đại biểu.

Tổ đại biểu HĐND được quy định theo pháp luật gồm tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh và cấp huyện, là các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng gồm Tổ trưởng, Tổ phó và do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện quyết định, mà không quy định tổ đại biểu HĐND cấp xã.

Việc ứng cử đại biểu HĐND xã được quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND ở mổi đơn vị hành chính phải đảm bảo các tiêu chí theo quy định pháp luật.

- Thường trực HĐND

Thường trực HĐND xã theo quy định gồm Chủ tịch HĐND, một Phó Chủ tịch HĐND. Phó Chủ tịch HĐND xã là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách”, điều này đã được sửa đổi, bổ sung theo đó Thường trực HĐND xã gồm Chủ tịch HĐND, một Phó Chủ tịch HĐND và các Ủy viên là Trưởng ban của HĐND xã. Phó Chủ tịch HĐND xã là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

- Các ban HĐND

17

Các Ban của HĐND xã được thành lập gồm Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội. Mỗi Ban gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban do HĐND xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của HĐND xã hoạt động kiêm nhiệm.

- Tổ thư ký kỳ họp HĐND

Điểm b, điểm c Khoản 8 Hướng dẫn số 1138/ HĐ - UBTVQH13 ngày 3 tháng 6 năm 2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội về Hướng dẫn một số nội dung về tổ chức kỳ họp thứ nhất của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 quy định Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thư ký phục vụ kỳ họp HĐND xã. Công tác thư ký kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã được thực hiện theo quy định của Hướng dẫn này. Điều này đã được thay thế tại Điều 7 Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 ngày 30 tháng 1 năm 2019 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội về hướng dẫn một số hoạt động của HĐND nhiệm kỳ 2021- 2026.

1.2.1.2.Hoạt động

Điều 78, 80, 91 luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định kỳ họp HĐND mỗi năm ít nhất hai kỳ. Kỳ họp bất thường khi Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND yêu cầu, hoặc trên mười phần trăm tổng số cử tri của xã, phường, thị trấn tại cuộc bầu cử gần nhất u cầu. Hình thức họp cơng khai hoặc họp kín. Nghị quyết kỳ họp được thơng qua khi có hơn 1/2 tổng số đại biểu biểu quyết tán thành, riêng nghị quyết bãi nhiệm đại biểu HĐND được thơng qua khi ít nhất 2/3 đại biểu biểu quyết tán thành.

Nội dung hoạt động của HĐND được quy định tại Mục 1 chương VI Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật sửa đổi bổ sung năm 2019.

1.2.2. Tổ chức, hoạt động UBND xã

1.2.2.1. Tổ chức

Khoản 12, điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 quy định UBND xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Ủy ban nhân dân xã loại I, loại II có khơng q hai Phó Chủ tịch; xã loại III có một Phó Chủ

18 tịch”.

Quy định tiêu chuẩn, số lượng, chức vụ, chức danh đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức xã tại Nghị định số 92/NĐ - CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về cơng chức xã, phường, thị trấn, sửa đổi bỗ sung Nghị định 34/2019/ NĐ - CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

1.2.2.2. Hoạt động

Mục 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về kỳ họp của UBND xã trong đó kỳ họp thường kỳ/ tháng và kỳ họp chuyên đề. Tại kỳ họp các thành viên UBND tiến hành quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết cơng khai hoặc bỏ phiếu kín và phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Trường hợp số tán thành và số khơng tán thành ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch UBND.

Bên cạnh việc xây dựng quy định pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND xã, pháp luật cũng quy định chi tiết về văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND xã ban hành, như sau:

Khoản 14, 15 điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 “văn bản quy phạm pháp luật của HĐND xã là Nghị quyết của HĐND xã và của UBND xã là các quyết định do UBND xã ban hành”. Điều 142, 143, 144, 145, 167 Luật này quy định rõ soạn thảo và trình tự xem xét, thơng qua dự thảo quyết định UBND xã; quy trình cũng như thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật (văn bản được xử lý quy định tại tại Nghị định 34/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bỗ sung tại Nghị định 154/2020/NĐ-CP). Quyết định của UBND không phải là văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND được quy định tại Nghị định 34/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bỗ sung tại Nghị định 154/2020/NĐ-CP. Sửa đổi Điều 30 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 tại điểm 7

19

Luật sửa đổi bổ sung Luật ban hành văn bản năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính quyền cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh quảng bình (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)