Những vấn đề thực tiễn về chính quyền cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính quyền cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh quảng bình (Trang 28 - 30)

1.3.1. Thực tiễn các nước trên thế giới hiện nay

Trên thế giới hiện nay chính quyền cơ sở ở các nước theo chế độ phân quyền như Anh, Mỹ là các hạt, xã, thị trấn...và tự chủ, tự quản khơng có đại diện chính quyền trung ương hay chính quyền bang mà giao cho Bộ nội vụ hoặc Bộ về chính quyền địa phương quản lý. Ví dụ Ở Hoa Kỳ, xã là một cấp bậc công chánh chuyển tiếp giữa thành phố và quận. Thành phố đôi khi vượt qua khỏi ranh giới của quận nhưng xã thì khơng bao giờ vượt qua ranh giới quận. Một số xã có chính quyền và quyền lực chính trị một số khác thì chỉ là cách để ấn định một khu vực địa lý. Xã được chia thành các chi khu nhưng các chi khu như thế không có các chính quyền riêng biệt. Thuật từ xã và thị trấn liên quan mật thiết (trong nhiều tài liệu lịch sử hai thuật từ này thường hay được dùng để thay thế nhau) tuy nhiên, quyền lực được trao cho các thị trấn và các xã thì tương đối khác nhau giữa tiểu bang này và tiểu bang khác. Chính quyền cơ sở theo chế độ tập quyền được các nước đang phát triển áp dụng như A - rập Xê -út, Brunây, Thái Lan, Myanma...cơ quan nhà nước trung ương đặt ra, trực tiếp bổ nhiệm chức vụ, chỉ đạo mọi hoạt động ở địa phương đến cấp xã và tương đương.

Chính quyền cơ sở ở các nước xã hội chủ nghĩa thì được tổ chức theo mơ hình xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước theo hệ thống thứ bậc chặt chẻ từ trung ương đến địa phương và chịu sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng địa phương như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Triều Tiên, Cu Ba...Cơ quan thuộc chính quyền cơ sở có trách nhiệm tổ chức và quản lý các công việc hành chính địa phương, chịu trách nhiệm và báo cáo hoạt động trước cơ quan đại diện của nhân dân (do dân bầu) và cơ quan thường trực các cấp ở địa phương, trước cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan lãnh đạo, giám sát cấp trên. Chính quyền cơ sở ở Trung Quốc bao gồm các thị xã, thị xã tự quản, hương và các thị trấn. Chính quyền cơ sở đều thành lập Đại hội đại biểu nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra, cịn cơ quan hành chính do Đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của Đại

20 hội đại biểu nhân dân.

1.3.2. Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay, chính quyền cơ sở được tổ chức theo mơ hình Nhà nước xã hội chủ nghĩa trên cơ cở phân cấp, phân quyền. Do đó, tổ chức chính quyền xã là q trình hoạt động của HĐND và UBND. Trên cơ sở ban hành Nghị quyết, HĐND xã thực hiện giám sát, duy trì và thiết lập các thiết chế tại địa phương. UBND ban hành các quyết định hành chính, các quyết định hành chính là căn cứ pháp lý đảm bảo việc tổ chức, thực thi pháp luật vào đời sống cơ sở. Sự nhất thể hóa các quy phạm pháp luật này có vai trị quyết định tổ chức, hoạt động chính quyền xã.

Quyết định hành chính của UBND xã là các quyết định về tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội trong phạm vi hoạt động ở địa phương, tổ chức điều hành, quản lý, xây dựng đời sống cơ sở, các thiết chế xã hội liên quan trực tiếp đến người dân. Quyết định hành chính cịn là sản phẩm của q trình điều hành, chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nước. Thể hiện tính hiến định của một tổ chức nhà nước trong việc quản lý xã hội, quản lý con người ở địa phương đó. Khi quyết định hành chính được ban hành, tính pháp lý của nó có ảnh hưởng sâu sắc đến trách nhiệm của người dân, các chủ thể quản lý - các đối tượng của chính quyền cơ sở. Quyết định hành chính cịn có vai trò trong cưỡng chế, xử lý vi phạm pháp luật, ổn định đời sống cơ sở, tăng cường hiệu quả pháp lý của hoạt động quản lý cơ sở.

Định nghĩa về quyết định hành chính của UBND “Quyết định hành chính của

UBND là một loại quyết định pháp luật, thể hiện ý chí quyền lực của UBND; được ban hành bởi UBND trên cơ sở và để thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp, theo thể thức và thủ tục do pháp luật quy định nhằm đặt ra, đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hay làm thay đổi phạm vi hiệu lực của chúng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước ở địa phương của UBND”.

Chức năng pháp lý của quyết định hành chính UBND bao gồm 3 chức năng cơ bản: (1) Quyết định hành chính của UBND đặt ra các quy phạm pháp luật để tác động đến các quan hệ xã hội đang tồn tại cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật của

21

nhà nước. (2) Quyết định hành chính của UBND là cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng và tổ chức bộ máy, cơ sở cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong phạm vi địa phương. (3) Quyết định hành chính của UBND là cầu nối tạo ra các mối quan hệ giữa các tổ chức, cơ quan.

Nghị quyết là văn bản của nhân dân, do nhân dân xây dựng và được cơ quan đại diện là HĐND thể chế hóa bằng pháp luật. Nghị quyết có hiệu lực là nghị quyết có tính áp dụng vào thực tiễn và được nhân dân giám sát thông qua các kỳ họp HĐND, khi nghị quyết thực hiện tính hiệu lực của mình thì bắt buộc UBND, Ủy ban MTTQVN, các tổ chức chính trị xã hội, người dân phải tuân thủ chấp hành.

Có thể định nghĩa nghị quyết HĐND: “Nghị quyết HĐND là hình thức thể hiện

và ghi nhận ý chí quyền lực nhà nước của HĐND, được ban hành trên cơ sở và nhằm thi hành Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên theo thể thức và thủ tục do pháp luật quy định, có các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, có hiệu lực thực hiện đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi địa phương và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”.

Phạm vi những vấn đề được quy định trong nghị quyết HĐND theo Điều 30 Luật 2015 quy định HĐND cấp xã ban hành nghị quyết để quy định những vấn đề được luật giao. Như vậy kể từ ngày 01/7/2016 HĐND cấp xã chỉ được ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi được giao trong luật mà không phải loại văn bản khác.

Như vậy, với việc UBND trình HĐND những dự thảo nghị quyết và HĐND thông qua, cũng như trong phạm vi trách nhiệm UBND đưa ra các quyết định hành chính thể hiện sự nhất thể hóa các văn bản pháp luật ở cơ sở. Sự liên hệ này được thể hiện thơng qua trách nhiệm, vai trị của HĐND và UBND trong nội dung thảo luận của kỳ họp HĐND và vai trò của HĐND với UBND. Mặt khác, HĐND với tư cách cơ quan đại diện dân cử, bắt buộc UBND phải tuân thủ thực hiện. Ý kiến của UBND phải được HĐND thông qua, HĐND thực hiện giám sát UBND định kỳ hoặc bất thường hàng năm. Hay nói cách khác UBND là cơ quan thực thi của HĐND và HĐND thực hiện chức năng giám sát UBND.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính quyền cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh quảng bình (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)