Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính quyền cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh quảng bình (Trang 79 - 84)

2.4. Đánh giá thực trạng

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, tổ chức và hoạt động HĐND xã

Cơ cấu đại biểu HĐND có đổi mới nhưng chất lượng đại biểu chưa cao, số đại biểu đại diện cho tổ chức chính trị xã hội ít, tỷ lệ đại biểu nữ ở mức thấp, vai trò nữ giới chưa được phát huy, tỷ lệ Đảng viên trong thành phần đại biểu HĐND xã còn chiếm tỷ lệ khá cao, trình độ đại biểu chưa đáp ứng, trình độ, học vấn, chun mơn nghiệp vụ và lý luận chính trị chưa đồng đều, thiếu kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu trong đổi mới hoạt động. Tỷ lệ ứng cử đạt mức thấp, do thiếu nhân tố mới để tham gia ứng cử. Chính những điều này làm hạn chế chất lượng hoạt động của HĐND xã trong nhiệm kỳ qua. Mặt khác phần lớn đại biểu HĐND xã hoạt động kiêm nhiệm, công tác chun mơn nhiều nên ít có thời gian nghiên cứu về hoạt động HĐND và

71

tổ chức thực hiện giám sát theo quy định, thực hiện nhiệm vụ có mặt cịn lúng túng, ngại phát biểu, thảo luận, chất vấn. Một số đại biểu thôn, bản năng lực hạn chế, chưa phát huy được trách nhiệm của mình, tại các kỳ họp tham gia thảo luận cịn ít, nội dung thảo luận thiếu tập trung vào các nội dung kỳ họp chủ yếu là đề nghị, chưa tham gia vào các giải pháp, chất vấn trả lời chất vấn chưa thực sự cao. Trình độ của các đại biểu còn hạn chế, hiệu quả hoạt động còn chưa cao. Dẫn đến, khó khăn trong việc xem xét quyết định các vấn đề trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri. Số lượng đại biểu được bầu theo quy định là quá ít so với thực tế khối lượng công việc mà HĐND xã giải quyết trong một nhiệm kỳ hoạt động. Điều này dẫn đến các quyết định ban hành mang tính chủ quan, cá nhân hơn là tính đại diện của HĐND. Cơ cấu thường trực HĐND chưa thực sự đảm bảo, nguyên nhân do biến động nhân sự và tình hình địa phương Thường trực nhiều xã, thị trấn chỉ gồm một thành viên hoạt động. Các ban HĐND được tổ chức gồm 10 người (2 ban), số lượng thành viên là quá nhiều, trong đó đã bao gồm Trưởng ban và phó ban. Mặt khác với số lượng thành viên ban 10 người chiếm gần 1/2 đại biểu HĐND điều này rất bất cập trong việc đưa ra các quyết định trong kỳ họp HĐND. Việc vừa là chủ thể soạn thảo dự thảo, tham mưu, vừa là chủ thể chiếm đa số quyết định ban hành thông qua kỳ họp khiến chất lượng các văn bản, quyết định do HĐND ban hành trở nên chủ quan. Cơng tác tổ chức kỳ họp HĐND cịn chưa đảm bảo, số lượng các kỳ họp chưa thống nhất, kết quả của kỳ họp chưa được như kỳ vọng, các thành viên tham gia các kỳ họp chưa phát huy hết vai trị và có lúc cịn chưa tham gia do bận công việc hoặc chưa sắp xếp tham dự kỳ họp. Các đại biểu tham gia kỳ họp chưa chủ động đưa ra chính kiến, thời gian kỳ họp được rút ngắn tuy nhiên khối lượng cơng việc lại q nhiều do đó chất lượng kỳ họp chưa sâu, thiếu khách quan. Ban hành nghị quyết HĐND vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các mặt, các lĩnh vực đời sống trên địa bàn. Các nghị quyết trung và dài hạn vẫn chưa giải quyết được những định hướng phát triển chung của địa phương. Nghị quyết ban hành có khi cịn chưa được triển khai hoặc triển khai chậm, thiếu quan tâm. Các nghị quyết ban hành chỉ mang tính chất chất tập thể, hướng dẫn, điều chỉnh, giải quyết công việc chưa phải là các quyết định

72

cưỡng chế, bắt buộc, do đó tính chế tài chưa cao. Cơng tác tiếp xúc cử tri tại các khu vực, cử tri tham gia chưa nhiều. Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri một số nội dung chưa đầy đủ, thiếu nội dung. Việc trả lời ý kiến, kiến nghị của UBND và các ngành chuyên môn một số nội dung cịn mang tính chung chung. Một số điểm tiếp xúc chưa thu hút được cử tri tham gia, số lượng cử tri tham gia cịn ít, chất lượng tiếp xúc chưa cao. Một số đại biểu HĐND chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm để phản ánh các ý kiến, kiến nghị của cử tri, tham gia phát biểu còn ngại va chạm. Chưa xây dựng chương trình hoạt động cụ thể. Tính khách quan trong hoạt động kiểm tra, giám sát, chất vấn đơi lúc chưa cao, cịn nể nang, ngại va chạm (nhất là đại biểu các thơn, bản). Chưa có chế tài cụ thể sau hoạt động giám sát, do vậy, có một số kết luận, kiến nghị vẫn chưa thực hiện triệt để. Một số đơn vị thuộc đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo còn chậm, thiếu nội dung theo yêu cầu của đoàn giám sát. Do vậy, có một số kết luận, kiến nghị vẫn chưa thực hiện triệt để làm giảm hiệu lực qua giám sát. Hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp của HĐND chủ yếu là hoạt động giám sát chuyên đề, được Thường trực HĐND, hai Ban HĐND triển khai thực hiện. Các Tổ đại biểu, đại biểu HĐND xã chủ yếu thực hiện chức năng giám sát tại kỳ họp thông qua hoạt động chất vấn, chưa thực sự chủ động đề xuất các vấn đề nổi lên cần giám sát. Các kiến nghị sau giám sát chưa được thực hiện kịp thời, nghiêm túc.

Thứ hai, tổ chức và hoạt động UBND xã

UBND là cơ quan giúp việc của HĐND, UBND không tồn tại cơ chế Thường trực mà chỉ có Chủ tịch UBND và các Phó chủ tịch. Tuy nhiên, việc quy định 1 chủ tịch và 2 phó chủ tịch UBND và việc phân loại xã loại I, II, III là khơng cịn phù hợp nguyên nhân do: Số lượng công chức mỗi xã là không đổi và ngày càng tinh gọn. Dân số mỗi xã có thay đổi nhưng khơng đáng kể. Chất lượng, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng nhưng phát triển theo tốc độ phát triển của trình độ xã hội khơng theo tốc độ phát triển của dân số; chênh lệch trình độ phát triển vùng miền ngày càng thu hẹp. Mức sống của người dân ngày càng nâng cao, tình hình an ninh, an tồn, biên giới khá ổn định. Các tổ chức, đơn vị chuyên trách đóng trên địa bàn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Khối lượng cơng việc qua các năm,

73

theo thống kê là tăng không đáng kể và ngày càng được giải quyết hiện đại hơn. Cơ cấu tổ chức đội ngũ cơng chức cịn hạn chế thể hiện: Số lượng công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên mơn ít hơn số lượng công chức thực hiện các cơng việc hành chính. Số lượng cơng chức tập trung vào bộ phận giao dịch một cửa nhiều hơn là tham mưu, giúp việc, do đó thời gian giải quyết cơng việc gặp khó khăn, chất lượng cơng việc tham mưu từ đó kém hiệu quả hơn. Cơng chức đạt trình độ chun mơn chưa cao so với chính quyền đồng bằng, đơ thị, điều kiện tham gia các lớp đào tạo khó khăn hơn. Tỷ lệ độ tuổi cơng chức đang trong độ tuổi lao động trẻ chiếm tỷ lệ nhiều hơn lao động lâu năm do đó kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị thấp. Đội ngũ cán bộ chuyên trách và không chuyên trách chiếm tỷ lệ cao trong chính quyền, lại khơng thuộc biên chế nhà nước, thiếu tính ổn định và trình độ đào tạo thường thấp hơn so với mặt bằng chung của cán bộ, cơng chức chính quyền xã.

UBND xã, thị trấn chưa phát huy hết vai trò, tiềm năng của xã. Kết quả quản lý của UBND vẫn còn tồn tại hạn chế. Nguồn lực con người chưa được khai thác hết. Thể hiện ở một số lĩnh vực sau:

* Về kinh tế: Tốc độ tăng giá trị sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch cịn chậm. Cơng tác quản lý nhà nước về tài ngun, vệ sinh mơi trường, quản lý quy hoạch có nhiều chuyển biến tích cực nhưng có mặt cịn hạn chế. Tình trạng khai thác, vận chuyển tài nguyên, lấn chiếm đất đai trái phép, tình trạng ơ nhiễm mơi trường vẫn cịn xảy ra. Cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch tuy có phát triển nhưng vẫn cịn chậm. Thu ngân sách tăng nhưng cịn thiếu bền vững; vẫn cịn tình trạng thất thu thuế và nợ động.

* Về văn hóa - xã hội: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tuy đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay. Trình độ dân trí khơng đồng đều, mặt bằng dân trí thấp. Cơng tác quản lý nhà nước về văn hố, thơng tin có mặt cịn hạn chế. Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tuy có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng đầy đủ. Xuất khẩu lao động hàng năm đạt cịn thấp. Số hộ đơng con, hộ nghèo và số lao động thiếu việc làm chiếm tỷ lệ cao.

74

Tiểu kết Chương 2

Từ việc thu thập số liệu và sử dụng các phương pháp nghiên cứu ở chương 1, tác giả phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình.

Từ đó đưa ra đánh giá kết quả, những ưu điểm và hạn chế của q trình xây dựng chính quyền xã miền núi tỉnh Quảng Bình.

- Về ưu điểm:

+ Hội đồng nhân dân xã đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện ngày càng tốt hơn các nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định.

+ UBND xã, thị trấn đã thực hiện tốt cơng tác xây dựng chính quyền, triển khai sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn; tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ

- Về nhược điểm:

+ Cơ cấu đại biểu HĐND có đổi mới nhưng chất lượng đại biểu chưa cao, trình độ đại biểu chưa đáp ứng, trình độ, học vấn, chun mơn nghiệp vụ và lý luận chính trị.

+ Cơ cấu tổ chức và số lượng công chức UBND chưa đáp ứng yêu cầu chung hiện nay. Tình hình pháp luật về tổ chức UBND cịn nhiều bất cập, hạn chế. Trình độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp cịn hạn chế.

75

Chương 3:

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ Ở VÙNG ĐỒNG BÀO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính quyền cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh quảng bình (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)