1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tácđào tạo,bồi dưỡng đội ngũ giảng
1.3.1. Các yếu tố khách quan
- Một là, xu hướng hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu, rộng và kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, vấn đề dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đặt ra những u cầu cấp bách đối với tồn xã hội nói chung và đối với ngành Cơng an nói riêng. Vì vậy, u cầu đội ngũ giảng viên CAND phải có kiến thức về hội nhập quốc tế, trang bị đầy đủ kiến thức tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của tổ chức và yêu cầu của từng vị trí việc làm. Việc tiếp cận chiến lược, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của các nước tiên tiến, tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Cơng an nói chung và đặc biệt là đội ngũ giảng viên CAND nói riêng là rất cần thiết. Qua đó, đội ngũ giảng viên CANDsẽ có
nhiều cơ hội để học hỏi, tích lũy tri thức, kinh nghiệm và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới, đồng thời nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong tình hình mới.
- Hai là, ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường
Sự phát triển của kinh tế thị trường có tác động rất lớn đến sự nhận thức, lối sống, phẩm chất đạo đức của đội ngũ giảng viên nói chung và đội ngũ giảng viên tại các học viện, trường đại học CAND nói riêng, với những biểu hiện như: tính gắn bó với nhà trường, với sự nghiệp giáo dục, sự quyết đoán, năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Kinh tế thị trường đã tạo ra những điều kiện thuận lợi, thúc đẩy đội ngũ giảng viên CAND trở nên năng động hơn, tích cực trau dồi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm để theo kịp với sự phát triển, yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học.Mặt khác, nền kinh tế thị trường cũng tạo ra những tác động tiêu cực đến nhận thức, lối sống của đội ngũ giảng viên CAND. Sự gia tăng phân hóa giàu – nghèo làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn trong xã hội, dẫn đến dễ nảy sinh chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân,…
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, chủ trương đẩy mạnh "xã hội hóa giáo dục", khuyến khích thực hiện tự chủ tại nhiều cơ sở giáo dục đại học,
điều này vơ hình chung đã dẫn đến sự mất cân bằng về chế độ chính sách, đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên tại các cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục đã thực hiện tự chủ, các trường tư thường có cơ chế chính sách linh hoạt, chế độ đãi ngộ hấp dẫn nhằm thu hút đội ngũ giảng viên chất lượng cao, trong khi tại các trường công lập như các học viện, trường đại học CAND thì chính sách và chế độ đãi ngộ chưa thực sự hấp dẫn, chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, công tác tun truyền, giáo dục chính trị tư
tưởng có lúc, có nơi cịn hình thức, chưa thực sự được chú trọng. Vì vậy, dẫn đến tình trạng một bộ phận đội ngũ giảng viên CAND chưa thực sự yên tâm công tác, cống hiến.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã tạo ra những tác động mạnh mẽ, trực tiếp tới các học viện, trường đại học CAND nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Vì vậy, điều này đã ảnh hưởng gián tiếp và đặt ra những yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các học viện, trường đại học CAND nhằm phát huy, tận dụng những tác động tích cực và khắc phục những tác động tiêu cực kể trên.
- Ba là, quan điểm của Đảng đối với công tác giáo dục, đào tạo nói chung và cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nói riêng
Chủ trương, đường lối của Đảng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại các học viện, trường CAND cũng không phải ngoại lệ. Chủ trương, đường lối khơng chỉ giữ vai trị định hướng mà cịn tạo khn khổ pháp lý, tạo động lực và điều chỉnh hành vi, hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên CAND. Do đó, chủ trương, đường lối cần phải cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế. Đồng thời, việc cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối cần được đẩy mạnh và có cơ chế giám sát, quản lý đảm bảo đúng hướng, hiệu quả theo từng cấp quản lý.
Ngày 4/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Theo đó, Nghị
về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; coi đây là ưu tiên hàng đầu, cốt lõi nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp bách của công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Nghị quyết đã đưa ra 9 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó có đề cập đến việc phát triển, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nói chung và đội ngũ giảng viên đại học nói riêng, xác định đây là nhiệm vụ then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong giai đoạn mới.
Có thể thấy rằng, những mục tiêu, nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết là những định hướng căn bản, nền tảng giúp cho công tác giáo dục, đào tạo của lực lượng CAND nói chung và cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên CAND nói riêng có những thay đổi, bước phát triển mạnh mẽ hơn.