2.2.1 .Về nguồn tuyển đội ngũ giảng viên
3.2.2. Kết hợp đào tạo trình độ chun mơn nghiệp vụ với đào tạo ngoạ
ngoại ngữ, tin học, trình độ sư phạm và kiến thức thực tế
Đội ngũ giảng viên của Học viện được tuyển chọn chủ yếu là các sinh viên tốt nghiệp đại học từ các trường đại học trong và ngồi ngành Cơng an. Vì vậy, song song với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, cần đào tạo kiến thức về sư phạm, trình độ ngoại ngữ, kiến thức thực tế và các kỹ năng mềm như: kỹ năng tự học, tự nghiên cứu; kỹ năng hợp tác trong giảng dạy; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng hướng dẫn sinh viên học tập theo nhóm... Cần coi đây là một khâu đột phá quan trọng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện. Cụ thể:
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên theo mục tiêu, yêu cầu Quyết định số 89/QĐ-Tgg ngày 18/1/2019 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030.
- Tập trung bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học: cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế vừa khuyến khích vừa bắt buộc giảng viên làm công tác nghiên cứu khoa học. Để làm tốt điều đó, cần tập trung giải quyết các yếu tố then chốt sau đây:
+ Xây dựng qui chế quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn hoạt động nghiên cứu khoa học trong Học viện với thực tiễn công tác chiến đấu của các lực lượng trong ngành Công an và mở rộng ứng dụng các lĩnh vực ngoài xã hội nên điều chỉnh thành: Ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chế, quy định, hướng dẫn liên quan đến công tác quản lý nghiên cứu khoa học; tính giờ khoa học; xét tặng các giải thưởng khoa học công nghệ cho cán bộ, giảng viên; tổ chức và hoạt động của các nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh.
+ Sắp xếp tạo điều kiện về mặt thời gian cho giảng viên có trình độ cao (từ tiến sĩ trở lên) là những lãnh đạo cấp khoa giảng dạy để họ được giảm thiểu cơng tác quản lý, có thời gian nghiên cứu khoa học, phát huy vai trò cán bộ đầu đàn, chủ chốt, dẫn dắt hoạt động nghiên cứu khoa học.
+ Hàng năm, Học viện thành lập Hội đồng xét khen thưởng các đề tài, sáng kiến, cải tiến có giá trị, có tính ứng dụng cao. Xác định tiêu chuẩn, thành tích trong khoa học như là một tiêu chí đánh giá bắt buộc đối với giảng viên. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá đội ngũ giảng viên (thi đua, bổ nhiệm, tính giờ giảng..). Khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học ngay từ những cơng trình cấp cơ sở, có thể xem xét một báo cáo cấp Học viện, một bài viết cho hội thảo cấp khoa, cấp Học viện, một sáng kiến cải tiến được Học viện cơng nhận…
+ Hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trên các lĩnh vực. Thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh theo từng lĩnh vực cụ thể như nhóm nghiên cứu phục vụ cơng tác đào tạo, nhóm phát triển cơng bố quốc tế, nhóm nghiên cứu để triển khai nhiệm vụ ứng dụng hoặc nhóm nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm đặc sắc phục vụ trực tiếp công tác của Ngành.
+ Huy động thêm nguồn kinh phí ngồi ngân sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học; phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ, Công an các đơn vị, địa phương thu hút các đề tài khoa học và công nghệ về Học viện, giao cho giảng viên triển khai thực hiện từng bước rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên của Học viện.
- Về bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sư phạm
+ Đẩy mạnh tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Theo đó, xác định rõ tiêu chí đội ngũ giảng viên Học viện phải có chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm và được bồi dưỡng về phương pháp nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ quản lý giáo dục, nắm vững mục tiêu các loại hình đào tạo, các quy chế, quy định về giảng dạy, nghiên cứu; tăng cường bồi dưỡng các kỹ năng mềm phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
+ Rà soát, cử giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh do Bộ Công an tổ chức.
+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, phương pháp giảng dạy mới, các kĩ năng sư phạm cho cán bộ, giảng viên theo định kỳ hàng năm.
+ Tranh thủ các lớp bồi dưỡng ngắn hạn có tham quan thực tế các cơ sở giáo dục đại học trong và ngồi nước của Bộ Cơng an để cử giảng viên đi học tập kinh nghiệm, ứng dụng vào công tác giảng dạy tại Học viện.
+ Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy giỏi trong Học viện, nhân rộng bài dạy giỏi được Hội đồng đánh giá đạt loại tốt, xuất sắc.
- Về nâng cao kiến thức thực tế
+ Tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ Công an, hàng năm cử giảng viên đi thực tế và luân chuyển nghiệp vụ đến Công an các đơn vị, địa phương, đảm bảo thời gian quy định theo yêu cầu đối với từng chức danh giảng dạy và theo huy động đột xuất.
+ Phối hợp với các Công an các đơn vị, địa phương đề xuất tạo điều kiện cho giảng viên Học viện được tham gia vào công tác nghiệp vụ và tiếp cận nghiên cứu những hồ sơ chuyên án lớn, phức tạp. Đây chính là cơ hội để đội ngũ giảng viên của Học viện tích lũy kiến thức thực tế cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy, rèn luyện tay nghề, kỹ năng thao tác nghiệp vụ trực tiếp cho người học.
+ Việc đẩy mạnh công tác luân chuyên, thực tế của đội ngũ giảng viên Học viện có nghĩa đặc biệt quan trọng, đây là yếu tố quyết định để giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên. Việc thường xuyên được tiếp cận, tham gia, cập nhật các vấn đề thực tế tại Công an các đơn vị, địa phương sẽ giúp cho đội ngũ giảng viên của Học viện ngày càng trưởng thành hơn về mặt nhận thức, tạo sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, kịp thời phát hiện, nghiên cứu các vấn đề mới nảy sinh, điều chỉnh những vấn đề lý luận khơng cịn phù hợp, qua đó chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao.
- Về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ giảng viên, cần tập trung vào một số vấn đề sau:
đội ngũ cán bộ, giảng viên tích cực học tập ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu theo từng chức danh cán bộ, giảng viên.
+ Xây dựng môi trường giảng dạy và học tập bằng ngoại ngữ như: mời các chuyên gia, giảng viên, Giáo sư, Phó Giáo sư nước ngồi đến giảng dạy, trao đổi học thuật tại Học viện; tăng cường tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế tại Học viện; cử cán bộ, giảng viên Học viện tham dự các hội thảo khoa học quốc tế, diễn đàn quốc tế.
+ Cụ thể hóa tiêu chuẩn ngoại ngữ vào tiêu chuẩn tuyển chọn người về công tác, giảng dạy tại Học viện để bổ sung đội ngũ giảng viên có trình độ ngoại ngữ cao cho Học viện.
+ Học viện chủ động xây dựng kế hoạch mở các lớp ôn thi lấy chứng chỉ IELTS, TOEFL cũng như các lớp văn bằng 2, tại chức ngoại ngữ cho cán bộ, giảng viên Học viện nhằm đáp ứng các điều kiện ngoại ngữ để dự tuyển tiến sỹ trong nước và nước ngoài.
+ Cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị rà sốt thực trạng năng lực, trình độ và tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giảng viên để làm căn cứ xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ theo lộ trình, đặc biệt là đội ngũ giảng viên trẻ, số giảng viên giảng dạy nghiệp vụ. Đề xuất Bộ Công an cấp kinh phí đào tạo số giảng viên giảng dạy nghiệp vụ bằng tiếng Anh cho lớp cử nhân chất lượng cao.
+ Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là các chương trình hợp tác về lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học.
+ Đào tạo tin học theo trình độ, mức độ sử dụng, ứng dụng theo yêu cầu nhiệm vụ của vị trí cơng tác, chức danh, chức vụ đảm nhiệm.
3.2.3. Phát triển số lượnggiảng viên của Học viện để tạo nguồn và nâng cao chất lượng nguồn giảng viên cử đi đào tạo, bồi dưỡng.