2.2.1 .Về nguồn tuyển đội ngũ giảng viên
3.1. Dự báo tình hình và quan điểmvề cơng tácđào tạo,bồi dưỡng đội ngũ
3.1.2. Quan điểmvề công tácđào tạo,bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Thông qua việc nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND trong giai đoạn vừa qua cho thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học việnANND thời gian tới nên tập trung vào một số vấn đề sau:
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện đủ về số lượng, bảo đảm về trình độ, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Công an gắn với yêu cầu đảm bảo trật tự an toàn xã hội và bảo vệ an ninh quốc gia thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển Học viện ANNND trở thành cơ sở giáo dục định hướng nghiên cứu. Xây dựng, phát triển đội ngũ chuyên gia, giảng viên trẻ có năng lực và triển vọng phát triển trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Học viện phải phù hợp với các chủ trương, chính sách, đề án liên quan của Đảng, Nhà nước và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Bộ Công an cũng như chiến lược phát triển của Học viện; coi đây là mũi nhọn “đột phá”, nhiệm vụ trọng tâm “cấp bách” trong chiến lược phát triển của Học viện để đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế giáo dục đại học và công tác đào tạo cán bộ đáp ứng mục tiêu xây dựng lực lượng Cơng an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Gắn kết chặt chẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên với nhu cầu, nhiệm vụ đào tạo và xây dựng lực lượng CAND nói chung; với quy mơ, nhiệm vụ, hệ, ngành, chuyên ngành đào tạo của Học viện; đồng thời phục vụ việc triển khai chủ trương xây dựng lực lượng Công an 4 cấp theo hướng "Bộ
lượng CAND ngày càng vững mạnh.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên của Học viện cần được quan tâm, coi trọng hơn nữa vì đây là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đại học. Cần đảm bảo vai trò nòng cốt của đội ngũ giảng viên trong công cuộc đổi mới công tác giáo dục, đào tạo của ngành Cơng an nói chung và đổi mới mục tiêu, quy trình, nội dung, phương pháp dạy và học trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện nói riêng. Đội ngũ giảng viên của Học viện cần được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm, khả năng nghiên cứu khoa học và trình độ lý luận chính trị.
- Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên là trách nhiệm của toàn Học viện, theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo tồn diện cơng tác cán bộ, đồng thời phát huy tối đa vai trị, quyền hạn và tính tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách. Phát huy sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực, tinh thần chủ động, sáng tạo của từng đơn vị, cá nhân; có cơ chế khuyến khích về vật chất và tinh thần nhằm tạo động lực làm việc và sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giảng viên; khuyến khích tự học, tự đào tạo với mỗi cán bộ, giảng viên.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cần đảm bảo tính khoa học, chiến lược, bền vững lâu dài, đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, đảm bảo cân đối và có sự kế thừa giữa các độ tuổi đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Học viện trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng và cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0.Tuy nhiên, q trình triển khai phải được thực hiện trên cơ sở đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả, đồng bộ và tơn trọng tính đặc thù của lực lượng CAND. Việc
mở rộng quy mô đội ngũ giảng viên phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng. - Q trình thực hiện các khâu của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của Học viện phải bám sát vào tình hình, điều kiện thực tế, đặc biệt là nguồn lực hiện có của Học viện để đảm bảo tính khả thi khi triển khai trong thực tế. Đặc biệt là khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng có tính chất chiến lược, dài hạn cần có lộ trình cụ thể, rõ ràng và xác định các điều kiện đảm bảo như cơ chế, chính sách, nguồn lực, các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
3.2. Giải pháp nâng caochất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND
3.2.1.Tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy, lãnh đạo các cấp đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ then chốt, quyết định đến chất lượng và sự phát triển của Học viện, do đó cần có sự định hướng, chỉ đạo của Đảng ủy, lãnh đạo Bộ Công an, cũng như sự tập trung lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện để xây dựng chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Bên cạnh đó, cấp ủy và lãnh đạo các Khoa giảng dạy, các Phòng, ban chức năng liên quan thuộc Học viện cần có định hướng, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên mang tính tồn diện, lâu dài. Trước hết, cần làm tốt phân loại đội ngũ cán bộ, giảng viên để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Đối với những giảng viên có triển vọng, năng lực nổi trội cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng toàn diện để xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ cao, chun gia giỏi, đồng thời đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên kế cận, lâu dài. Bên cạnh đó, tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ theo quan điểm yếu về mặt nào bồi dưỡng mặt ấy, đặc biệt quan tâm bồi
dưỡng về các kỹ năng, phương pháp giảng dạy, bố trí đi luân chuyển, thực tế để đào tạo đội ngũ.
Cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị thuộc Học viện cần căn cứ vào kế hoạch chung của Học viện về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của đơn vị mình. Sau khi đã có quyết định của Giám đốc Học viện cử giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng, cấp ủy và lãnh đạo các đơn vị phải tạo điều kiện để giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, thậm chí đưa vào nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác của từng cá nhân; đồng thời làm tốt cơng tác chính trị, tư tưởng, thường xuyên khuyến khích, tạo động lực để giảng viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự xây dựng kế hoạch, lộ trình và tập trung hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với các đơn vị chức năng liên quan cần quyết liệt hơn nữa trong việc hướng dẫn, đơn đốc giảng viên hồn thành tốt nhiệm vụ học tập theo kế hoạch.