Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại học viện an ninh nhân dân (Trang 43 - 48)

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tácđào tạo,bồi dưỡng đội ngũ giảng

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Một là, chính sách và các quy định về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng

Có thể thấy rằng, chính sách và các quy định của các cơ quan có thẩm quyền đối với cơng tácđào tạo bồi dưỡng là yếu tố quan trọng để tạo nền móng và định hướng cho tồn bộ các mặt của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung. Điều này được thể hiện qua những điểm dưới đây:

+ Chính sách là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng.

+ Dựa vào văn bản quy phạm pháp luật quy định chính sách về đào tạo, bồi dưỡng để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, từng cấp, từng cơ quan trongcông tác đào tạo, bồi dưỡng.

+ Dựa vào các văn bản quy định chính sách để xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng phù hợp với đặc thù của ngành, địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành đủ về số lượng, nâng cao

chất lượng và hợp lý về cơ cấu.

+ Dựa vào văn bản quy định để kiểm tra, kiểm sốt cơng tác đào tạo và bồi dưỡng, chất lượng và nội dung chương trình cũng như kết quả đạt được của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng.

Vì vậy, chính sách đào tạo, bồi dưỡng tốt, phù hợp với thực tiễn là động lực thúc đẩy tinh thần tích cực, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi người giảng viên CAND trong việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng và trong q trình cơng tác, giảng dạy. Hay nói cách khác, mơi trường pháp luật phù hợp sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên CAND yên tâm công tác, hăng hái chủ động trong tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác.

- Hai là, các yếu tố thuộc về môi trường đào tạo, bồi dưỡng tại các học viện, trường đại học CAND.

Trước hết, đó là quan điểm, nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là của người đứng đầu về vị trí, vai trị của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và đội ngũ giảng viên CAND nói riêng. Nếu đội ngũ lãnh đạo, quản lý coi đào tạo, bồi dưỡng là đầu tư vào con người, đầu tư chiến lược, dài hạn nhằm nâng cao năng lực thực tế của đội ngũ giảng viên, yếu tố cốt lõi của một cơ sở giáo dục thì mơi trường đào tạo, bồi dưỡng tại cơ sở đó sẽ phát triển, thuận lợi, đội ngũ giảng viên sẽ có nhiều cơ hội, động lực để tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ.

Bên cạnh đó, năng lực của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tham mưu cho lãnh đạo các học viện, trường CAND về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và đội ngũ giảng viên CAND nói riêng cũng đóng một vai trị quan trọng.Năng lực làm công tác quy hoạch, xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển đội ngũ của cơ sở giáo dục được thực hiện tốt, bài

bản sẽ giúp cho đội ngũ giảng viên có điều kiện thuận lợi để học tập, bồi dưỡng theo đúng khả năng, chuyên môn, được tiếp cận với những tri thức cần thiết, giá trị. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ tham mưu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng cần chú ý tạo động lực cho đội ngũ giảng viên tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thông qua việc thực hiện, vận dụng linh hoạt các chế độ chính sách theo đúng quy định.

Có thể khẳng định, cơ sở giáo dục có mơi trường đào tạo, bồi dưỡng tốt là khi cơ sở giáo dục đó tạo lập được phong trào học tập, tự học tập, vươn lên trong đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Đây là mục tiêu quan trọng mà bất cứ cơ quan, tổ chức nào cũng cần hướng tới.

- Ba là, các yếu tố liên quan đến đội ngũ giảng viên CAND

+ Nguồn và chất lượng đầu vào của đội ngũ giảng viênCAND

Nguồn tuyển dụng đầu vào là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của đội ngũ giảng viên CAND. Tuyển dụng được người học đúng ngành sẽ giúp cho q trình bố trí, sử dụng thuận lợi và hiệu quả hơn; việc đánh giá năng lực của giảng viên cũng sát với thực tế hơn. Nếu đội ngũ giảng viên CAND được tuyển dụng hoặc được luân chuyển không sát với yêu cầu công việc sẽ là một bất lợi cho các cơ sở giáo dục vì phải tiến hành đào tạo, đào tạo lại mới có thể sử dụng được.

Nguồn và chất lượng đầu vào của đội ngũ giảng viên CAND cũng sẽ ảnh hưởng đến chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực của các cơ sở giáo dục. Nó ảnh hưởng lớn đến nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng; thời gian đào tạo, bồi dưỡng; số lượng cần phải đào tạo, bồi dưỡng và kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.

+ Nhận thức của đội ngũ giảng viên CAND đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Xuất phát từ vị trí, vai trị và trình độ của đội ngũ giảng viên CAND là những người đã trải qua rèn luyện trong môi trường lực lượng vũ trang và môi trường giáo dục, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, kinh nghiệm cơng tác. Vì vậy, nhận thức của đội ngũ giảng viên CAND đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng có những điểm khác đối với các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng khác. Điều này được thể hiện thông qua một số điểm như: đội ngũ giảng viên CAND thường có tinh thần tự chủ cao, chịu trách nhiệm về việc học tập của mình, muốn tự quyết định những điều quan trọng cần phải học; muốn kiểm chứng các giá trị của thông tin mới dựa trên cơ sở niềm tin và kinh nghiệm; có thể xác định được lợi ích của những điều được học; có nhiều kinh nghiệm và có tác dụng hỗ trợ việc học, nhưng cũngcó thể quá nghiêm túc, cứng nhắc và dễ dẫn đến cản trở việc học tập. Vì vậy, việc nắm bắt được các đặc điểm này là điều kiện cần thiết để giúp nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn.

TIểU KếT CHƯƠNG 1

Luận văn đã nghiên cứu, đưa ra một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: đào tạo, bồi dưỡng; đội ngũ giảng viên; đội ngũ giảng viên tại các học viện, trường CAND; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại các học viện, trường CAND… đồng thời đã hệ thống hóa, khái qt cơ sở lý luận về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung, trong đó đã làm rõ nội hàm của công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung, luận văn đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại các học viện, trường CAND.

CHƯƠNG 2: THựC TRạNG CÔNG TÁC ĐÀO TạO, BồI DƯỡNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CủA HọC VIệN ANND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại học viện an ninh nhân dân (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)