Xây dựng Bộ tiêu chuẩn năng lực của giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại học viện an ninh nhân dân (Trang 99 - 107)

2.2.1 .Về nguồn tuyển đội ngũ giảng viên

3.2.6. Xây dựng Bộ tiêu chuẩn năng lực của giảng viên

Khi xây dựng được Bộ tiêu chuẩn năng lực giảng viên sẽ giúp cho Đảng ủy, Ban Giám đốc Học việnvà các đơn vị chức năng liên quan có căn cứ để xem xét những nội dung, nhiệm vụ mà đội ngũ giảng viên phải và có thể thực hiện. Căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chítrong chuẩn năng lực, các cấp quản lý xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên theo tiêu chuẩn năng lựcđã được xây dựng, qua đó nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của toàn xã hội. Nội dung chuẩn năng lực giảng viên Học viện ANND có thể căn cứ vào một số tiêu chuẩn như:

+ Thứ nhất, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của người giảng viên CAND nói chung và giảng viên Học viện ANND nói riêng cần đáp ứng các yêu cầu sau: đạt trình độ chuẩn đào tạo của giảng viên đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học hiện hành, theo tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch và đặc thù ngành giảng dạy; có kiến thức chuyên ngành đảm bảo yêu cầu giảng dạy và sẵn sàng chiến đấu thường xuyên cập nhật kiến thức liên quan đến chuyên ngành giảng dạy; có kiến thức

ngoại ngữ tốt thuộc lĩnh vực chuyên môn sử dụng vào giảng dạy và nghiên cứu; nắm vững các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành Công an và biết cách vận dụng vào trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học...

+ Thứ hai, tiêu chuẩn về năng lực giảng dạy và giáo dục. Đội ngũ giảng viên cần nắm vững lý luận và phương pháp dạy học đại học, có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Nhà nước; có khả năng thâm nhập thực tiễn, tham gia các hoạt động chuyên môn và vận dụng thực tiễn vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn nghề nghiệp; làm tốt vai trò cố vấn học tập, định hướng, tư vấn, hướng dẫn học viên xác định mục đích học tập, xây dựng kế hoạch học tập cá nhân, vận dụng các phương pháp học tập trong chương trình đào tạo; sử dụng thành thạo tin học và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn...

+ Thứ ba, tiêu chuẩn về năng lực quản lý và thực hiện chương trình đào tạo. Đội ngũ giảng viên cần nắm vững các đặc điểm của quá trình dạy học trong chương trình đào tạo hiện hành đối với các chuyên ngành nghiệp vụ;xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp học tập và giảng dạy phù hợp, xác định các phương phápđánh giá phù hợp để động viên, đánh giá đúng trình độ của người học; thiết kế bài giảng lý thuyết và thực hành phù hợp đặc thù môn học, đặc điểm người học và môi trường đào tạo, chú trọng đến yếu tố thực tế các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong thiết kế bài giảng thực hành; thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được giao đúng tiến độ, đúng nội dung, đảm bảo chất lượng giờ dạy.

+ Thứ tư, tiêu chuẩn về năng lực tư vấn, hỗ trợ người học, đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp. Đội ngũ giảng viên cần am hiểu về tính đa dạng của

người học; tham gia tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, phối hợp với đồng nghiệp trong tư vấn, hỗ trợ người học hoàn thành mục tiêu đào tạo và phát triển nghề nghiệp sau tốt nghiệp; có sáng kiến trong tư vấn, hỗ trợ người học, đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp hoặc thực hiện tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện chính sách, nghiên cứu mới về giáo dục và lực lượng CAND.

+ Thứ năm, tiêu chuẩn về năng lực nghiên cứu khoa học. Đội ngũ giảng viên cần có khả năng thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục như: có năng lực phát hiện các vấn đề nghiên cứu từ thực tiễn giảng dạy và lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt là từ thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu; chủ trì hoặc phối hợp tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án nghiên cứu các cấp liên quan đến chuyên ngành; viết, công bố các bài báo trên tạp chí khoa học trong và ngồi nước; viết chun đề, báo cáo khoa học, tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học...; tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập; tài liệu hướng dẫn thực hành, biểu diễn, tài liệu kỹ năng đối với bộ mơn liên quan; có năng lực hướng dẫn nghiên cứu khoa học.

+ Thứ sáu, tiêu chuẩn về năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ.Đội ngũ giảng viên cần có khả năng thiết kế, tổ chức, quản lý các hoạt động dạy học trong các mơi trường dạy học khác nhau ở trong và ngồi lớp, thông qua các hoạt động xã hội; xây dựng môi trường học tập thân thiện, cởi mở, khuyến khích tính tích cực, sự sáng tạo và tinh thần hợp tác của người học; hướng dẫn học viên thâm nhập thực tiễn, tham gia các hoạt động thuộc lực lượng vũ trang để phát hiện vấn đề nghiên cứu và nghiên cứu về các vấn đề của thực tiễn đặt ra...

hội.Đội ngũ giảng viên cần có năng lực phát triển quan hệ với đồng nghiệp, thường xuyên phối hợp, tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp với đồng nghiệp trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; chủ động hỗ trợ đồng nghiệp trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở học viện; chủ động đề xuất, cải tiếnvà tham mưu với lãnh đạo học viện trong việc hỗ trợ đồng nghiệp trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; có năng lực thực hiện các chương trình phối hợp giữa học viện và các tổ chức xã hội; thường xuyên đổi mới, cải tiến chương trình, kế hoạch phát triển quan hệ giữa học viện với các lực lượng khác và các tổ chức xã hội.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Luận văn đã nghiên cứu,đưa ra các dự báo, xu hướngchính sẽ ảnh hưởng, tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND trong thời gian tới; đồng thời trên cơ sở kết quả nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND trong giai đoạn vừa qua. Luận văn đã đưa ra một số dự báo và quan điểm về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND trong giai đoạn tới.Bên cạnh đó, trên cơ sở thực trạng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện và những hạn chế, tồn tại, luận văn đã tập trung đưa ra các giải pháp có tính chất căn bản, then chốt để góp phần nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, luận văn đã chỉ ra và làm rõ được các khái niệm và các nội dung có liên quan như: khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng; đội ngũ giảng viên; đội ngũ giảng viên tại các học viện, trường CAND; nội dung quy trình của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng... Đồng thời, luận văn đã khảo sát và đánh giá chính xác thực trạng đội ngũ giảng viên, thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND trong giai đoạn 2015-2019. Kết quả cho thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện đã có những bước phát triển mạnh mẽ như: trình độ đội ngũ giảng viên được nâng cao rõ rệt; nội dung đào tạo, bồi dưỡng ngày càng đa dạng, gắn kết chặt chẽ với các yêu cầu của thực tiễn công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học... Bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại một số hạn chế nhất định như: đội ngũ giảng viên của Học viện vẫn chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của một cơ sở giáo dục đại học chuẩn quốc gia; trình độ, năng lực ngoại ngữ của một bộ phận giảng viên chưa đáp ứng được u cầu cơng tác...Vì vậy, luận văn đã đưa ra các dự báo và giải pháp cụ thể, căn bản nhằm giải quyết những hạn chế, khó khăncủa cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ trưởng Bộ Công an (2012), Quyết định số 5620/QĐ-BCA-X11 ngày

15/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt Đề án thành phần số 5 về phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường CAND, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày

31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ (2014), Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư số 24/2015/TT-BGDĐT ngày

23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học, Hà Nội.

5. Cấn Văn Chúc (2010), Các giải pháp xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các trường CAND đến năm 2015 và hướng tới năm 2020, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Cục Đào

tạo – Bộ Công an, Hà Nội.

6. Chính phủ (2010), Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, Hà Nội.

7. Chính phủ (2017), Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức,Hà Nội.

8. Chính phủ (2021), Nghị định 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức, viên chức, Hà Nội.

9. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt,Nxb. Đại học Quốc gia

thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

10. Đỗ Đình Hịa (2009), "Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đầu đàn ở Học viện Cảnh sát nhân dân", Công an nhân dân, số 18 (11), tr.27- 29, Hà Nội.

11. Học viện An ninh nhân dân (2016), Lịch sử biên niên Học viện An ninh

nhân dân (1996-2016), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

12. Học viện An ninh nhân dân (2019), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án thành phần số 2 thuộc Đề án 1229, Hà Nội.

13. Học viện An ninh nhân dân (2019), Báo cáo tổng kết 50 năm đào tạo đại học của Học viện An ninh nhân dân(1969-2019), Hà Nội.

14. Học viện An ninh nhân dân (2019), Báo cáo tổng kết thực hiện Đề án

thành phần số 5 thuộc Đề án 1229 tại Học viện An ninh nhân dân,

Hà Nội.

15. Học viện An ninh nhân dân (2020), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện

Đề án "Quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong Công an nhân dân đến năm 2020", Hà Nội.

16. Học viện An ninh nhân dân (2020), Báo cáo tình hình thực hiện dạy và

học ngoại ngữ năm 2019, Hà Nội.

17. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2011), Từ điển bách khoa Việt nam, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội. 18. Ngô Thành Can (2020), Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi

19. Nguyễn Văn Ngọc (2005), "Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nghiệp vụ Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới", Tạp chí Cơng an nhân dân, số 12 (7), tr.30-32, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Ly (2010), Quản lý chất lượng đào tạo đại học trong các

Học viện, trường Công an nhân dân, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục,

Đại học Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Thiết (2019), "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đào tạo đại học của Học viện ANND trong tình hình mới", Kỷ yếu Hội nghị Tổng kết 50 năm đào tạo

đại học của Học viện ANND, tr.296-303, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2020), "Phát triển đội ngũ giảng viên tại cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam", Quản lý nhà nước,số 5 (158), tr.12-18. 23. Tống Văn Khuông (2016), Phát triển đội ngũ giảng viên đại học CAND

theo hướng chuẩn hóa, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa

học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

24. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1229/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong CAND đến năm 2020, Hà Nội.

25. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định Số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025, Hà Nội.

26. Vũ Hồng Sơn (2009), "Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên CAND đáp ứng yêu cầu đào tạo trong tình hình mới", Tạp chí CAND, (chun đề tháng 1), tr.45-47, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại học viện an ninh nhân dân (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)