2.2.1 .Về nguồn tuyển đội ngũ giảng viên
2.4. Đánh giá kết quả công tácđào tạo,bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của
2.4.1. Những kết quả đã đạt được
Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện luôn quan tâm, coi trọngcông tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và xác định đây là nhiệm vụ then chốt cần
giải quyết đểgóp phần nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện trước mắt cũng như lâu dài. Điều này đã được thể hiện qua những chủ trương, nghị quyết, kế hoạch của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên; qua đó giúp xác định những định hướng, mục tiêu chiến lược, cụ thể để tổ chức triển khai trong thực tiễn.
Bên cạnh những nghị quyết, đề án, kế hoạch có tính chất dài hạn, hằng năm, Học viện đều xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên; trong đó tập trung xây dựng quy hoạch đào tạo và xây dựngđội ngũ giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ và chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư. Tập trung lựa chọn cán bộ, giảng viên có năng lực, có tâm huyết với cơng tác giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện để cử đi đào tạo, bồi dưỡng; có tính tốn tỷ lệ hợp lý giữa đào tạo trong và ngoài Học viện, đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài; ưu tiên việc lựa chọn giảng viên trẻ để cử đi đào tạo tiến sĩ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có trình độ chun mơn cao, có chức danh phù hợp với vị trí cơng tác theo quy định.
Học viện đã đẩy mạnh việc học tập ngoại ngữ, tin học đối với đội ngũ giảng viên bằng nhiều hình thức khác nhau như hỗ trợ kinh phí đào tạo; đồng thời động viên, khuyến khích giảng viên tự bỏ kinh phí, tham gia các lớp ngoại ngữ, tin học theo khả năng và điều kiện để đạt được yêu cầu về năng lực ngoại ngữ, tin học phục vụ cơng tác. Chính bởi sự tích cực, chủ động chuẩn bị nên trình độngoại ngữ, tin học của đội ngũ giảng viên Học viện đã được chuẩn hóa và nâng cao rõ rệt so với những giai đoạn trước đây.
Cùng với việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đạt chuẩn về trình độ theo tiêu chuẩn chức danh, Học viện đã tận dụng kinh phí từ Đề án thành phần số 5/1229 mở hàng chục lớp bồi dưỡng chuyên đề về phát
triển năng lực giảng dạy, phương pháp giảng dạy và nâng cao năng lực thiết kế bài giảng cho giảng viên; kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng về cố vấn học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm... cho hàng trăm lượt cán bộ, giảng viên; cử hàng trăm lượt cán bộ, giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề do Bộ Cơng an và các đơn vị ở trong và ngồi nước tổ chức. Đối với đội ngũ giảng viên trẻ, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viên giao nhiệm vụ cho cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị có kế hoạch phát triển phù hợp. Đội ngũ giảng viên trẻ của Học viện được quan tâm đào tạo, đầu tư phát triển với tầm nhìn xây dựng đội ngũ cán bộ và lãnh đạo năng lực cao kế cận của các đơn vị và Học viện trong giai đoạn tiếp theo. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhất là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trẻ, kế cận của Học viện trong những năm qua đã có những khởi sắc nhất định, bước đầu đã kết hợp được quy hoạch chung của Học viện với tinh thần tự giác và trách nhiệm tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của từng cán bộ, giảng viên.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế
- Về cơ bản, nguồn lực để tổ chức triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nói riêng và đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện nói chung cịnphụ thuộc chủ yếu vàosự phân bổ của Bộ Công an; việc huy động và phát huy các nguồn lựckhác (xã hội hóa; chủ động xây dựng quan hệ, cơ chế phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học uy tín ở trong và ngồi nước để gửi giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng...)để đáp ứng yêu cầu của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viêncịn gặp những khó khăn nhất định.
- Đội ngũ giảng viên của Học viện đang xuất hiện tình trạng hẫng hụt, mất cân đối về độ tuổi và tính kế cận; trong đó, đặc biệt là việc sụt giảmtự
nhiên của đội ngũ chuyên gia, giảng viên có bề dày kinh nghiệm giảng dạy. - Nguồn giảng viên có đủ điều kiện để cử đi đào tạo các trình độ sau đại học ở các cơ sở giáo dục đại học ở trong nước và nước ngoài đang ngày càng hạn chế nên đã ảnh hưởng đến thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo đội ngũ này hàng năm.
- Công tác cử giảng viên Học viện đi luân chuyển, thực tế tại Công an các đơn vị, địa phương còn tồn tại một số hạn chế như: tâm lý ngại tham gia của một số giảng viên; vấn đề thực hiện chế độ, chính sách cho giảng viên;cơ chế phối hợp, quản lý, kiểm tra chưa thực sự chặt chẽ; địa bàn đi thực tế của giảng viên chưa đa dạng...
* Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan
+ Thời gian qua, việc ấn định biên chế của Bộ Công an chưa thực sự kịp thời và phù hợp vớinhu cầu vị trí việc làm và quy mô đào tạo của Học viện, do đó việc ấn định biên chế của Bộ Công an đối với Học viện và giao chỉ tiêu tuyển chọn giảng viên chưa thực sự phù hợpso với nhu cầu phát triển đội ngũ giảng viên của Học viện, có giai đoạn cơng tác tuyển chọn bị ngắt quãng dẫn đến sự thiếu hụt về đội ngũ giảng viên.
+ Bộ Cơng an chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý, chưa có cơ chế hiệu quả để các cơ sở giáo dục đào tạo trong CAND nói chung và Học viện ANND nói riêng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao (trình độ thạc sĩ, tiến sĩ); đặc biệt là khi so sánh với chế độ chính sách, đãi ngộ của các cơ sở giáo dục đại học tư thục.
+ Hiện nay, đơn vị chủ trì tham mưu, ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác luân chuyển, thực tế giảng viên và đơn vị tham mưu, ban hành
quyết định điều động, luân chuyển giảng viên của Bộ Cơng an là 02 đơn vị khác nhau. Vì vậy, điều này khiến quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh, chế độ chính sách cho giảng viên đi luân chuyển, thực tế còn tồn tại một số vướng mắc như: đối với giảng viên đang giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy của Học viện khi được cử đi luân chuyển tại Công an các đơn vị, địa phương không được bảo lưu chế độ chính sách hay bổ nhiệm giữ chức vụ tương đương tại đơn vị luân chuyển; trong thời gian luân chuyển, giảng viên được công nhận học vị tiến sĩ không được thực hiện chế độ phụ cấp với tiến sĩ như giảng viên đang công tác tại Học viện...
+Trong giai đoạn vừa qua, nguồn kinh phí đầu tư cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tuy đã được quan tâm hơn nhưng còn chưa tương xứng với nội dung, yêu cầu xây dựng và phát triển của đội ngũ theo yêu cầu của thực tiễn.Hơn nữa, nguồn kinh phí này chủ yếu được cấp từ Bộ Công an và cấp theo từng năm, vì vậy gây ra nhiều khó khăn cho Học viện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên một cách đồng bộ, xuyên suốt.
+ Công tác tuyển chọn giảng viên chưa đáp ứng kịp với quy mô đào tạo được giao cũng như quy mô đào tạo trong thực tế, chưa tuyển chọn được nhiều giảng viên có trình độ tiến sĩ về công tác tại Học viện. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2015-2019, số giảng viên có trình độ cao nghỉ hưu nhiều, do đó dẫn tới tình trạng thiếu giảng viên, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia, giảng viên có bề dày kinh nghiệm giảng dạy nên về lâu dài dễ dẫn đến hẫng hụt đội ngũ giảng viên kế cận.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Tuy nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị thuộc Học viện đều thấy rõ vai trò quan trọng của công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên nhưng q trình thực hiện có thời điểm cịn thiếu tập trung, đầu tư chưa
đồng bộ cho các mặt của cơng tác này; trong thực hiện cịn thiếu các giải pháp và sự chỉ đạo quyết liệt.
+ Do tình trạng tăng quy mơ giai đoạn vừa qua nên các Khoa giảng dạy đều tập trung giảng viên giải quyết tình trạng này. Bên cạnh đó, do áp lực chỉ tiêu chức danh đối với khối giảng dạy nên ảnh hưởng lớn đến kết quả, tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đã đề ra.
+ Trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, Học viện đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể, bài bản, nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại trong quy hoạch, kế hoạch chung của Học viện, thiếu xác định kế hoạch lộ trình chi tiết ở từng đơn vị; các đơn vị chưa có các điều kiện để đảm bảo cho việc thực hiện chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng có kết quả, dẫn đến trình độ của đội ngũ còn chậm đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn đã xác định.
+ Số lượng nhân sự chuyên trách về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên của Học viện chưa nhiều, trong khi khối lượng công việc cần đảm nhiệm rất lớn và phức tạp; vì vậy,tại những giai đoạn cao điểm, điều này đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ công việc cần triển khai.
+ Một bộ phận nhỏ giảng viên chưa thực sự chủ động, còn phụ thuộc quá nhiều vào chính sách của Nhà nước, của Ngành Cơng an trong việc tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ để phục vụ cơng tác.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên và thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, có thể thấy Học viện đã có nhiều nỗ lực để củng cố, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng được các yêu cầu công tác và nhu cầu phát triển của Học viện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện quan tâm sát sao, xác định mục tiêu rõ ràng, có lộ trình thực hiện cụ thể, bài bản. Đến nay, số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên của Học viện đã được nâng lên rõ rệt so với giai đoạn trước đây, đặc biệt là số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ. Tuy nhiên, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, đội ngũ giảng viên của Học viện vẫn còn một số hạn chế như: thiếu hụt đội ngũ giảng viên, chưa đảm bảo yếu tố kế cận giữa các thế hệ giảng viên; khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin và trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên cịn khá hạn chế; đội ngũ giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư cịn khiêm tốn... Điều này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện cần sớm có những giải pháp cụ thể, đồng bộ.
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIểM VÀ GIảI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TạO, BồI DƯỡNG ĐộI NGŨ
GIảNG VIÊN CủA HọC VIệN ANND
3.1. Dự báo tình hình và quan điểm về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND
3.1.1Dự báo tình hình liên quan đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Những năm tới, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh thế giới tiếp tục diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp. Cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa các nước lớn, nhất là tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, nước ta đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, xu thế hợp tác quốc tế về quốc phòng - an ninh ngày càng sâu sắc; các mối đe dọa an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống ngày càng hiện hữu; cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư đang có nhiều bước tiến nhảy vọt, tạo ra sự thay đổi nhanh chóng, to lớn chưa từng có trên mọi mặt của đời sống xã hội; đổi mới giáo dục, đào tạo đi vào chiều sâu và thực chất hơn, đã và đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành Công an nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an tồn xã hội trong tình hình mới.
Bối cảnh tình hình trên đã và đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với công tác giáo dục, đào tạo của Học viện ANNDnhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ An ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an tồn xã hội. Tình hình, nhiệm vụ đó đòi hỏi Học viện ANND phải tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào tạo, xứng đáng là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công
an; đồng thời tiếp tục phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bên cạnh đó, hiện nay, Đảng ủy Công an Trung ương và Lãnh đạo Bộ Công an đang tiếp tục chỉ đạo đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng lực lượng Công an 4 cấp theo hướng “Bộ
tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”. Vì vậy, các cơ sở giáo dục,
đào tạo phải điều chỉnh, bổ sung nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; phải có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên; có định hướng đầu tư trang thiết bị giảng dạy, cơ sở vật chất hiện đại phù hợp với bố trí lực lượng của Bộ Cơng an góp phần xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ, hiện đại vào năm 2030. Việc tăng cường đào tạo lại đội ngũ cán bộ cho lực lượng CAND trong giai đoạn tới địi hỏi có sự chuyển mình của đội ngũ giảng viên Học viện.
Xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của Học viện nói chung và cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện nói riêng. Theo đó, Học viện sẽ cần đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học tiên tiến ở trong khu vực và trên thế giới. Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo đại học cho cán bộ An ninh Lào, nghiên cứu mở rộng hợp tác đào tạo với Bộ Nội vụ Campuchia. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Công an để thúc đẩy quan hệ hợp tác với Liên bang Nga trong đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, học viên ở các chuyên ngành mà các họ có thế mạnh và trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Là thành viên của Hiệp hội các học viện Cảnh sát quốc tế (INTERPA), Học viện cần xây dựng lộ trình, kế hoạch cụ thể về hợp tác đào tạo với các trường đào tạo An ninh, Cảnh sát trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện
cũng như từng bước nâng cao uy tín, vị thể của Học viện ANND.
3.1.2. Quan điểmvề công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Thông qua việc nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND trong giai đoạn vừa qua cho thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học việnANND thời gian tới nên tập trung vào một số vấn đề sau:
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện đủ về số lượng, bảo đảm về trình độ, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Công an gắn với yêu cầu đảm bảo trật tự an toàn xã hội và bảo vệ an ninh quốc gia thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển Học viện ANNND trở thành cơ sở giáo dục định hướng nghiên cứu. Xây dựng, phát