Tăng cường hợp tác quốc tế, đối ngoại để phát triển khoa học và công

Một phần của tài liệu Quản lý khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng bình (Trang 33)

và công nghệ

Thực hiện hợp tác quốc tế về KH&CN theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh và của cơ quan nhà nước cấp trên.

Xây dựng các chương trình hợp tác KH&CN với các tỉnh, thành phố nhằm phối hợp giải quyết các vấn đề chung và phát huy lợi thế của mỗi bên.

Hợp tác tổ chức chợ, chợ ảo và sàn giao dịch thiết bị và công nghệ. Hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngồi tỉnh, ưu tiên các lĩnh vực: Cơng nghệ thông tin; công nghệ sinh học; công nghệ sản xuất vật liệu, công nghệ chế biến nông sản - lâm - thủy hải sản và các lĩnh vực thuộc lợi thế và tiềm năng của tỉnh.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới Quản lý nhà nước về khoa học và cơng nghệ

Chính trị

Nhà nướctrước hết là công cụ trong tay giai cấp thống trị để giúp giai cấp đó thực hiện các mục tiêu chính trị của mình. Do đó, mọi hoạt động của nhà nước đều không thể đi ngược lại các mục tiêu chính trị. Các quy định về sự điều tiết của nhà nước đối với xã hội cũng phải phù hợp với những định hướng to lớn tới toàn bộ hệ thống thể chế nhà nước nói chung và thể chế hành

23

chính nhà nước nói riêng. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cũng phụ thuộc vào mục tiêu chính trị đó, khi mục tiêu chính trị thay đổi thì mục tiêu về khoa học và công nghệ cũng thay đổi.

Kinh tế - xã hội

Các quy định điều tiết hoạt động của các đối tượng trong xã hội phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò và mức độ điều tiết của nhà nước đối với các quá trình kinh tế - xã hội diễn ra ở các nước khác nhau không giống nhau. Sự thay đổi trong môi trường kinh tế - xã hội buộc hệ thống thể chế hành chính nhà nước phải thay đổi theo, thích ứng với những thay đổi trong xã hội để có thể quản lý xã hội một cách hiệu quả nhất. Quản lý nhà nước về khoa học cơng nghệ cũng hồn tồn phụ thuộc vào môi trường kinh tế xã hội, đưa ra các mục tiêu về khoa học cơng nghệ phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại và giải quyết được các vấn đề đó.

Lịch sử phát triển và truyền thống, văn hóa

Mỗi dân tộc trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài đều có những đặc điểm truyền thống, văn hóa riêng, khơng giống với các dân tộc khác. Do đặc tính này mà mọi quy định để điều tiết hành vi của các đối tượng trong xã hội phải được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực chung được thừa nhận theo truyền thống văn hóa. Một hệ thống thể chế chỉ tốt và được thực hiện tự nguyện khi nó phát huy được những ưu điểm của các giá trị văn hóa truyền thống, nhưng đồng thời cũng loại bỏ đi những nhược điểm của những hủ tục lạc hậu, tư tưởng bảo thủ, cục bộ địa phương… Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cũng phải phù hợp với những yếu tố này, đảm bảo khoa học công nghệ phát triển nhưng vẫn tôn trọng những yếu tố lịch sử, truyền thống văn hóa chung.

24 Yếu tố quốc tế

Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia muốn phát triển khơng thể nằm ngồi mối liên hệ với các quốc gia khác. Sự giao thoa khoa học công nghệ, tri thức và các giá trị chung của văn minh thế giới cũng tác động khơng nhỏ tới sự hình thành và phát triển của hệ thống thể chế hành chính nhà nước. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ phải đảm bảo tính hội nhập, tơn trọng tri thức quốc tế và phù hợp các điều ước quốc tế mà nhà nước đã tham gia ký kết.

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực công bao gồm tất cả những người đang làm việc cho bộ máy hành chính nhà nước và những người chờ đợi để được làm việc cho bộ máy hành chính nhà nước. Nguồn nhân lực của bộ máy hành chính nhà nước là tối quan trọng trong quá trình vận hành bộ máy quản lý nhà nước, đặc biệt nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và cơng nghệ địi hỏi thêm nhiều yêu cầu hơn về trình độ, độ rộng kiến thức cũng như sự nhạy cảm với môi trường khoa học công nghệ nhằm đảm bảo được ln nắm bắt được tình hình khoa học cơng nghệ trên thế giới, từ đó có phương án để kích thích, tạo điều kiện cho khoa học cơng nghệ nước nhà nâng lên một tầm cao mới.

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ gắn với phát triển kinh tế - xã hội

Một số kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Sở Khoa học và Công nghệ thành phố đã thực hiện tốt các nhiệm vụ do Bộ Khoa học và Cơng nghệ, Thành ủy và UBND thành phố Hồ Chí Minh giao theo kế hoạch hàng năm với sự chủ động, sáng tạo và bám sát vào nhu cầu thực tế về phát triển thành phố, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

25

Hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ phục vụ tốt các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, phát triển tiềm lực KH&CN, kinh tế, thể dục - thể thao, an ninh - quốc phịng. Thơng qua việc xây dựng và tuân thủ nghiêm túc quy chế quản lý đề tài, dự án triển khai KH&CN (đã được UBND thành phố ban hành); tăng cường các đề tài đặt hàng thông qua tiếp xúc các doanh nghiệp, Ban quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, các Sở, ngành... để nâng cao tỷ lệ ứng dụng kết quả nghiên cứu phục vụ có hiệu quả cho phát triển KT-XH thành phố; đẩy mạnh triển khai các kết quả nghiên cứu KH&CN có tính khả thi ứng dụng vào thực tế thơng qua việc hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu và hồn thiện cơng nghệ trong quá trình ứng dụng.

KH&CN bám sát và phục vụ tốt các chương trình trọng điểm của thành phố: Tham gia chương trình phát triển nguồn nhân lực thành phố với những dự án, đề tài khoa học về đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thành phố và vùng; triển khai các dự án xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu đào tạo.

Tham gia chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng - hội nhập với các hoạt động:

Tổ chức các hoạt động tư vấn, tập huấn hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng.

Hình thành và vận hành chợ thiết bị - công nghệ trên mạng. Hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế, đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu.

Tham gia chương trình phát triển cơng nghệ thơng tin thành phố thơng qua tổ chức triển khai và quản lý các dự án ứng dụng công nghệ thông tin và GIS trong quản lý hành chính nhà nước.

26 Một số kinh nghiệm của Hà Nội:

Qua nhiều năm hoạt động KH&CN, Hà Nội có thể rút ra một số vấn đề về quản lý KH&CN như sau:

Một là, Thành ủy, HĐND, UBND nghiên cứu và vận dụng sáng tạo tư tưởng định hướng chiến lược phát triển KH&CN mà các Nghị quyết Đại hội Đảng các nhiệm kỳ đề ra trong chỉ đạo hoạt động KH&CN Thủ đô;

Hai là, Hoạt động KH&CN đã bám sát và phục vụ đắc lực các mục tiêu phát triển KT-XH mà Đại hội Đảng bộ thành phố các nhiệm kỳ đề ra;

Ba là, hiệu quả hoạt động KH&CN không ngừng được nâng lên. Điều đó do nhiều nguyên nhân mà trong đó có 3 vấn đề có ý nghĩa quyết định:

+ Ưu tiên phát triển tiềm lực KH&CN;

+ Đổi mới chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài;

+ Xây dựng cơ chế ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu vào đời sống. Bốn là, bên cạnh việc phát huy nội lực, vấn đề tiếp thu thành tựu KH& CN của thế giới và tranh thủ sự hợp tác quốc tế và tranh thủ lực lượng KH&CN của Trung ương là nhân tố mang tính quyết định tốc độ phát triển của KH&CN.

Tuy nhiên quản lý hoạt động KH&CN ở Hà Nội cũng còn những hạn chế nhất định, chủ yếu do công tác dự báo và kế hoạch hóa KH&CN cịn mang nặng tính bao cấp, thị trường KH&CN chưa phát triển và còn những bất cập về cơ chế, chính sách, nhất là chính sách đối với đội ngũ cán bộ KH&CN chậm được đổi mới.

Một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Bình

Một là, nhận thức đúng đắn về vai trò của KH&CN trong quá trình CNH- HĐH và hội nhập quốc tế của các cấp lãnh đạo là yếu tố mang tính quyết định cho sự phát triển KH&CN, qua đó thúc đẩy nhanh phát triển KT- XH. Khơng ít nơi vẫn tun truyền KH&CN là quốc sách nhưng thực tế trong

27

lãnh đạo, chỉ đạo điều hành kém quan tâm, không tập trung đầy đủ nguồn lực, thiếu các định hướng chiến lược, mục tiêu cũng như các giải pháp quan trọng.

Hai là, xây dựng chiến lược, sách lược và kế hoạch về KH&CN để thực hiện những mục tiêu trong từng giai đoạn 5 năm với những chương trình tập trung và chính sách hỗ trợ là vơ cùng quan trọng.

Ba là, đổi mới quản lý theo hướng đưa nhanh ứng dụng KH&CN vào sản xuất và ứng dụng trong cuộc sống, gắn khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thơng qua các mơ hình liên kết giữa nhà khoa học với doanh nghiệp.

Bốn là, ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách và huy động các nguồn vốn trong xã hội cho phát triển KH&CN.

Năm là, quan tâm ươm tạo và phát triển tiềm lực KH&CN đặc biệt là con người.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã khái quát cơ sở lý luận về hoạt động quản lý KH&CN phục vụ phát triển KT-XH. Kết quả nhiều đề tài, dự án, mơ hình mang tính ứng dụng vào điều kiện thực tiễn hiện nay ngày càng cao, đã góp phần cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ hoạch định các chủ trương, chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển KT-XH của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng; Bên cạnh đó, làm rõ các nội dung về hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra được nhiều sản phẩm, hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực nơng nghiệp, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT-XH và CNH, HĐH hiện nay.

28 Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự

nhiên 8.065,27km2, có bờ biển dài 116,04km ở phía Đơng và có chung biên

giới với Lào 201,87km ở phía Tây, có cảng Hịn La, cảng Hàng khơng Đồng Hới, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam. Các đường quốc lộ 12A, đường xuyên Á và tỉnh lộ TL 10, TL 11, TL 16 và TL 20 chạy

29

từ Đông sang Tây gián tiếp hoặc trực tiếp qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào.

Quảng Bình có nhiều sơng ngịi, đạt khoảng 0,6 - 1,85km/km2 (mật độ

sơng ngịi tồn quốc là 0,82km/km2), mạng lưới sơng ngịi Quảng Bình phân

bố khơng đều, mật độ sơng suối có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông,

vùng núi mật độ sông suối đạt 1km/km2, vùng ven biển từ 0,45 - 0,5km/km2,

trên lãnh thổ Quảng Bình có 5 con sơng chính với tổng chiều dài của sơng là 343km, tính từ Bắc vào Nam có sơng Rn, sơng Gianh, sơng Lý Hịa, sơng Dinh và sơng Nhật Lệ, trong đó lớn nhất là sơng Gianh: có chiều dài 158km, sơng Gianh là hợp lưu của 3 con sông (sông Rào Nậy, sông Rào Nan và sông Son - hay cịn gọi là sơng Trc). Sơng bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và thị xã Ba Đồn.

Cùng với giá trị KT-XH, sơng ngịi Quảng Bình cịn có nhiều ý nghĩa đối với các hoạt động quân sự như chuyên chở lực lượng, phương tiện, vũ khí,...

Về giao thơng, đến nay Quảng Bình đã có mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thơng tương đối hồn chỉnh, khép kín và đầy đủ các loại hình giao thơng: đường bộ, đường thủy nội địa, đường hàng không và đường biển.

Về giao thơng đường bộ: hiện có trên 11.300km, trong đó quốc lộ là 788km (gồm tuyến quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh hai nhánh Đơng và Tây, quốc lộ 12A, quốc lộ 15, quốc lộ 12C và quốc lộ 9B). Đường tỉnh có 18 tuyến với chiều dài 322km, ngồi ra cịn có trên 10.000km đường liên huyện, liên thơn, liên xã.

Về đường sắt: có tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam chạy dọc theo chiều dài của tỉnh, với chiều dài 172km và 19 ga tàu.

30

Về đường thủy nội địa: có 230km (trong đó 121km đường thủy nội địa quốc gia và 109km đường thủy nội địa - địa phương).

Về hàng hải: Quảng Bình có 11 bến cảng để khai thác và làm khu chuyển tải, neo đậu, khu tránh trú bão, trong đó cảng Gianh tiếp nhận được tàu 1.000 DWT, cảng biển Hòn La nằm trong vịnh Hịn La, kín gió, cảng có địa thế đẹp, do được các đảo: Hòn Cỏ, Hịn La và Núi Ơng che chắn. Cảng tiếp nhận được các tàu đến 15.000 DWT; năm 2016, 2017 đang tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 để tiếp nhận tàu đến 30.000 DWT.

Đường hàng không: Cảng hàng không Đồng Hới đạt tiêu chuẩn sân bay cấp 4C (tiếp nhận được các loại máy bay A320, A321 và tương đương), công suất nhà ga đạt 300 lượt hành khách/giờ cao điểm. Khai thác các tuyến bay: Đồng Hới - Hà Nội, Đồng Hới - thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, kế hoạch đến năm 2018 sẽ mở thêm các tuyến Đồng Hới - Cát Bi (Hải Phòng), Đồng Hới - Liên Khương (Lâm Đồng), Đồng Hới - Chiềng Mai (Thái Lan) và một số sân bay trong nước và các nước trong khu vực. Đến năm 2016, có ba hãng hàng không: Việt Nam Airlines, ViệtJet Air, Jetstar Pacific khai thác đường bay đến cảng hàng không Đồng Hới.

Địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đơng, 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Tồn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và ln bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc, phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:

Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1.600 - 2.800mm/năm, thời gian mưa tập trung từ tháng 9 - 11 hàng năm, mùa

khô từ tháng 4 - 8 hàng năm với nhiệt độ trung bình 24 - 250C; trong đó 3

31

năm thường có bão từ hướng biển vào kèm theo mưa to, gió lốc, gây lụt, úng ngập, khó khăn thiệt hại về kinh tế, đời sống của Nhân dân, ảnh hưởng lớn đến giao thông, phá hỏng nhiều cơ sở hạ tầng.

Tài nguyên đất: Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó, nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi

Một phần của tài liệu Quản lý khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng bình (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)