2.2.2 .Công tác quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
2.2.4. Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và thị trường khoa học
thiết bị Phịng kiểm định kỹ thuật an tồn thiết bị); đang tiếp tục triển khai thực hiện 06 dự án (Dự án Đầu tư xây dựng cơ sở thực nghiệm nghiên cứu, sản xuất và phát triển các sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu; Dự án Đầu tư bổ sung thiết bị kỹ thuật Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm; Dự án Đầu tư tăng cường thiết bị lĩnh vực KH&CN giai đoạn 2018-2020; Dự án Đầu tư xây dựng Vườn thực nghiệm KH&CN và ứng dụng phát triển công nghệ cao trong sản xuất và chế biến tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN; Dự án Đầu tư mua sắm trang thiết bị phịng dựng truyền hình và phục vụ cơng tác thơng tin, truyền thông và thống kê KH&CN và Dự án Đầu tư tăng cường tiềm lực KH&CN giai đoạn 2020-2022).
2.2.4. Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và thị trường khoa học và công nghệ khoa học và công nghệ
Hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
55
ngày 27/11/2017 về ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh Quảng Bình đến năm 2025 và giao cho Sở KH&CN làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện. Kết quả trong thời gian qua đã làm cầu nối cho 11 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia Ngày hội khởi nghiệp ĐMST (Techfest). Nhờ sự nỗ lực quyết tâm phối hợp của các đơn vị nhà nước và tư nhân, các tổ chức liên quan đến khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh, đến nay đã có 20 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST đã được hình thành và phát triển ở địa phương.
Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai tổ chức cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh Quảng Bình năm 2020 nhằm khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp ĐMST cho người dân trên địa bàn tỉnh, tạo sự lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng; thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội, doanh nghiệp đối với các dự án khởi nghiệp sáng tạo có tiềm năng phát triển. Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh Quảng Bình năm 2020 đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động các cá nhân và tổ chức có các dự án/ý tưởng khởi nghiệp tham gia Cuộc thi. Ban tổ chức đã nhận được 19 hồ sơ tham gia, trong đó có nhiều dự án/ý tưởng có khả năng tăng trưởng nhanh. Kết quả đánh giá vòng Sơ khảo, đã lựa chọn được 08 ý tưởng/dự án tham dự vòng chung kết của Cuộc thi. Tại vịng chung kết của Cuộc thi có 6 dự án/ý tưởng đã được đánh giá cao và được trao giải, trong đó có 02 giải nhì, 03 giải ba và 01 giải khuyến khích.
Nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo, các hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong các tầng lớp Nhân dân, UBND tỉnh đã ban hành “Điều lệ sáng kiến tỉnh Quảng Bình” và định kỳ 2 năm một lần tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật trong toàn tỉnh (bắt đầu từ năm 2005). Trong giai đoạn 2016- 2020, có 102 giải pháp kỹ thuật trong tồn tỉnh tham dự với 40 giải pháp đã đoạt giải. Phần lớn các giải pháp đều được xây dựng từ thực tiễn lao động,
56
sản xuất và học tập, trong đó nhiều giải pháp có giá trị lớn, đã đạt giải cao trong Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc.
Nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo, các hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong các tầng lớp Nhân dân, UBND tỉnh đã ban hành “Điều lệ sáng kiến tỉnh Quảng Bình” và định kỳ 2 năm một lần tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật trong toàn tỉnh (bắt đầu từ năm 2005). Trong giai đoạn 2016- 2020, có 112 giải pháp kỹ thuật trong toàn tỉnh tham dự với 40 giải pháp đã đoạt giải. Phần lớn các giải pháp đều được xây dựng từ thực tiễn lao động, sản xuất và học tập, trong đó nhiều giải pháp có giá trị lớn, đã đạt giải cao trong Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc.
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020
Năm Tổng số giải pháp tham gia Lĩnh vực Đạt giải Công nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi Nông, lâm, ngư nghiệp, môi trường Giáo dục - Đào tạo, Công nghệ thông tin Y dược 2016-2017 69 22 7 19 21 23 2018-2019 43 18 6 10 9 17 2020-2021 61 11 14 22 14 23
Nguồn: Sở KH&CN Quảng Bình Qua 9 lần tổ chức, Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Bình đã có 443 giải pháp tham gia với gần 173 giải pháp đoạt giải. Các giải pháp được xây dựng từ thực tiễn lao động, sản xuất và học tập, trong đó nhiều giải pháp có giá trị, đã được áp dụng thành công và mang lại những hiệu quả thiết thực,
57
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong lĩnh vực y, dược, các giải pháp dự thi đã tập trung nghiên cứu nhiều phương thức mới hỗ trợ trong công tác khám và điều trị bệnh; nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, cải tiến nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của người dân. Tiêu biểu là giải pháp “Sản phẩm mới thuốc dược liệu viên hoàn nhỏ giọt Quancadio điều trị tim mạch”; Giải pháp “Sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi xuyên phúc mạc để lấy sỏi niệu quản đoạn dưới kích thước lớn”. Trong lĩnh vực cơng nghiệp - xây dựng - giao thông – thủy lợi, các giải pháp dự thi đã tập trung nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, sáng chế nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và xã hội mang tính thực tiễn liên quan đến vấn đề tiết kiệm điện năng, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường. Trong đó có giải pháp “Nghiên cứu hiện tượng bù khơng hồn tồn điện năng phản kháng sau khi phụ tải hịa lưới nguồn điện mặt trời có phát điện dư và ứng dụng điều khiển bù làm việc ở góc phần tư thứ II, III để xử lý”; Giải pháp “ Hệ thống làm kín Tie Rod máy nghiền than”; “Điều chỉnh hướng khí nóng đi qua van điều chỉnh gió TAD nhằm giảm chi phí bảo trì”; Giải pháp “Ứng dụng chức năng Command Sequences của phần mềm SCADA-Survalent trong vận hành tụ động tụ bù trung thế”; Giải pháp “Hệ thống quản lý khách hàng ngành cấp nước”. Các giải pháp trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, môi trường đã tập trung nghiên cứu các vấn đề thiết thực trong sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, phịng chống sâu, bệnh cho cây trồng, vật ni. Các giải pháp tại Hội thi lần này đều xuất phát từ những trăn trở của nơng dân nên mang tính sáng tạo và ứng dụng cao, qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt từng bước khẳng định trình độ lao động sáng tạo của nơng dân. Tiêu biểu như giải pháp “Cải tiến trống mài của máy mài các loại củ, quả”; Giải pháp “Chế tạo máy trồng cây Hương Bài”. Hầu hết các giải pháp tham gia hội thi sáng tạo kỹ thuật đều là những sáng kiến, sáng tạo
58
kỹ thuật xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất, lao động và công tác, đều được các chuyên gia đánh giá cao và có khả năng áp dụng rộng rãi, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, cơ quan góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về thị trường KH&CN đến các đối tượng quan tâm và có nhu cầu tiếp cận thơng tin trong tồn tỉnh ln chú trọng và thực hiện thường xuyên nhằm góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, khuyến khích sáng tạo KH&CN trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Từ năm 2016 đến nay, đã chuyển giao quyền sử dụng 110 kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh, các kết quả này đều có tính ứng dụng cao, góp phần giải quyết được các vấn đề thực tế thuộc nhiều lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, nơng nghiệp, du lịch… trong thực tiễn đời sống.
Tỉnh cũng đã thực hiện các chính sách hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để sản xuất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao cơng nghệ theo Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp trên địa tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2020 (tại Quyết định số 1461/QĐ-UBND ngày 23/6/2011). Kết quả từ năm 2016 đến nay, đã tổ chức thẩm định hồ sơ và hỗ trợ cho 27 doanh nghiệp đầu tư thực hiện dự án cải tiến đổi mới thiết bị công nghệ; nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; có sản phẩm được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam và bảo hộ độc quyền sáng chế với tổng số tiền là 3.602 triệu đồng.
Công tác quản lý các hoạt động chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ được thực hiện thường xuyên. Việc thẩm định
59
công nghệ các dự án đầu tư được thực hiện theo Thông tư 03/2016/TT- BKHCN của Bộ KH&CN. Trong 5 năm qua, đã tổ chức thẩm định/có ý kiến về công nghệ cho 91 dự án đầu tư. Qua đó góp phần hạn chế việc đầu tư các công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng thấp, kém hiệu quả và có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường cao.
Các công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại được nhận chuyển giao như: Công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt (CHLB Đức) tại Công ty Phát triển dự án Việt Nam; Công nghệ siêu tới hạn (Nhật Bản) tại Trung tâm nhiệt điện Quảng Trạch.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực đổi mới công nghệ và sản xuất sản phẩm mới, ngồi các chính sách chung, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1461/QĐ-UBND về “Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2020”. Chính sách hỗ trợ này đã góp một phần thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế và tham gia các loại hình giải thưởng chất lượng.