Đánh giá chung về công tác quản lý khoa học và công nghệ tại tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng bình (Trang 84)

2.2.2 .Công tác quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ

2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý khoa học và công nghệ tại tỉnh

tỉnh Quảng Bình

2.3.1. Những kết quả đạt được

Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển KH&CN, thông qua Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”; Quyết định số 2245/QĐ-TTg ngày 11/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành KH&CN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng góp phần phát triển kinh tế đã nhấn mạnh: “Khoa học và cơng nghệ là địn bẩy của q trình tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh

74

tranh; Huy động hợp lý các nguồn lực đầu tư cho KH&CN, bảo đảm tổng đầu tư xã hội cho KH&CN đạt trên 2% GDP, trong đó tỷ trọng ngân sách nhà nước khoảng 30%-35%”; Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN giai đoạn 2016-2020 đã được đề ra theo Quyết định số 1318/QĐ-BKHCN ngày 05/6/2015 của Bộ KH&CN; Chỉ thị số 01/CT-BKHCN ngày 21/4/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc nâng cao năng lực KH&CN nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống Nhân dân trong bối cảnh chịu tác động mạnh của đại dịch COVID-19.

Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi lành Luật có hiệu lực từ 01/1/2014 đã tạo ra một hệ thống pháp lý chặt chẽ, góp phần xã hội hóa hoạt động KH&CN.

Tiềm lực KH&CN đã được chú trọng đúng mức. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quản lý Nhà nước về KH&CN ngày càng được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đội ngũ cán bộ KH&CN được tăng cường. Việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ KH&CN được Đảng và Nhà nước quan tâm.

Có thể nói, các cơ chế, chính sách về hoạt động KH&CN hiện nay đã khá hoàn chỉnh giúp cho công tác QLNN về KH&CN ngày càng chặt chẽ, minh bạch, dân chủ, đồng thời phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan QLNN về KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, chính quyền địa phương; đồng thời tạo môi trường pháp lý nhằm thúc đẩy các hoạt động phát triển ngành KH&CN trên địa bàn tỉnh. Các chương trình, đề án và cơ chế chính sách của ngành đã góp phần hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới công nghệ, tăng cường ứng dụng KH&CN, phát triển hệ sinh thái KNĐMST tỉnh, góp phần hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp và hướng trọng tâm vào doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, đo lường và phát triển tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng

75

cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh nhà.

Hoạt động KH&CN tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua ln nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự hướng dẫn, giúp đỡ của Bộ KH&CN, đã có những bước chuyển biến tích cực và hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Các đề tài, dự án chủ yếu tập trung vào các chương trình phát triển kinh tế và văn hóa xã hội trọng điểm của tỉnh cũng như ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh nhà. Kết quả nhiều đề tài, dự án, mơ hình mang tính ứng dụng vào điều kiện thực tiễn của tỉnh ngày càng cao, đã góp phần cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ hoạch định các chủ trương, chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh; quy hoạch khai thác và sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài ngun khống sản; đào tạo và nâng cao trình độ nhân lực, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, bảo vệ mơi trường, giữ gìn bản sắc và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo ra được nhiều sản phẩm, hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực nơng nghiệp, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT-XH và CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh.

Công tác thông tin KH&CN đã từng bước hiện đại hóa, chất lượng thông tin phong phú và phản ánh kịp thời các hoạt động KH&CN trên địa bàn. Hoạt động phổ biến, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN đã được chú trọng đúng mức, nhiều mơ hình ứng dụng tiến bộ KH&CN đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Công tác quản lý cơng nghệ, sở hữu trí tuệ, an tồn bức xạ hạt nhân được triển khai tồn diện. Cơng tác thanh tra, kiểm tra về sở hữu trí tuệ, an tồn bức xạ hạt nhân và đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa được tăng cường. Hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã có nhiều đóng

76

góp tích cực phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội trên địa bàn của tỉnh, góp phần đảm bảo đo lường được thống nhất và chính xác, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp địa phương. Chất lượng hàng hóa thiết yếu lưu thơng trên thị trường đã được kiểm sốt, quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh.

Nhận thức được tầm quan trọng của KH&CN, trong những năm qua, các cấp, các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng việc ban hành chính sách, pháp luật có liên quan đến phát triển KH&CN đảm bảo kịp thời, phù hợp nên các đề tài, dự án, mơ hình mang tính ứng dụng vào điều kiện thực tiễn ngày càng cao, góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra được nhiều sản phẩm, hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT-XH. Nhìn chung, các chính sách, pháp luật về phát triển KH&CN đã được ban hành khá đầy đủ, tạo được khung pháp lý quan trọng, cơ bản, tạo cơ sở vững chắc và môi trường thuận lợi cho phát triển KH&CN. Việc ban hành các văn bản QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh đã góp phần đưa hoạt động KH&CN vào nề nếp, nội dung hoạt động đi vào trọng tâm, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương. Hoạt động QLNN về KH&CN đã được triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đã được phổ biến kịp thời để Nhân dân áp dụng, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nơng nghiệp, ngư nghiệp lên một bước, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã tích cực hơn tham gia hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu - triển khai, xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo đo lường, chất lượng, tiếp cận thông tin sáng chế, phát triển tài sản trí tuệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…

77

Trong 05 năm 2016-2020, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 10 dự án thuộc Chương trình Nơng thơn và Miền núi của Bộ Khoa học và Công nghệ, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh với nội dung chủ yếu về điều tra, nghiên cứu về văn hóa - lịch sử, kinh tế - xã hội, quản lý, giáo dục, y tế, giới, du lịch - dịch vụ, nông lâm nghiệp, tài nguyên khống sản... Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã tổ chức hội thi Sáng tạo kỹ thuật trong toàn tỉnh định kỳ 02 năm/lần để thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo, hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong các tầng lớp Nhân dân với 112 giải pháp kỹ thuật tham dự và 40 giải pháp đạt giải, trong đó nhiều giải pháp có giá trị lớn, đạt giải cao trong các hội thi sáng tạo kỹ thuật tồn quốc.

Tóm lại, KH&CN đã góp phần cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ hoạch định các chủ trương, chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển KT- XH của tỉnh; quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; đào tạo và nâng cao trình độ nhân lực, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, bảo vệ mơi trường, giữ gìn bản sắc và các giá trị lịch sử, văn hóa và truyền thống của dân tộc; góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị, phục vụ tốt sự nghiệp phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Từ thực tiễn quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH thì lĩnh vực KH&CN đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ vào đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phương. Tuy nhiên, Quảng Bình vẫn là địa phương cịn gặp nhiều khó khăn, nằm xa các trung tâm phát triển cao của cả nước, do đó hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển KH&CN vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Nhất là nguồn lực chưa đáp

78

ứng yêu cầu đổi mới, sáng tạo, việc tiếp cận và ứng dụng thành tựu cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư. Từ đó, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến chiến lược phát triển KH&CN của tỉnh nói riêng và sự phát triển KT-XH nói chung. Khó khăn, thách thức lớn nhất đối với sự phát triển KH&CN Quảng Bình hiện nay là nâng cao năng lực KH&CN cả về năng lực quản lý lẫn năng lực nghiên cứu khoa học và sáng tạo công nghệ mới để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, góp phần thực hiện q trình CNH-HĐH rút ngắn, trong điều kiện chất lượng tăng trưởng chưa ổn định, thiếu tính bền vững, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao, vốn đầu tư hạn hẹp, trình độ phát triển kinh tế và KH&CN cịn có khoảng cách khá xa so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung KH&CN vẫn cịn một số mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển KT-XH, như: Tiềm lực KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu, năng lực KH&CN còn hạn chế; đầu tư của xã hội cho KH&CN còn rất thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh nghiệp; chất lượng một số đề tài nghiên cứu khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn chưa cao; cơ chế tài chính và cơ chế quản lý các tổ chức KH&CN chưa phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo; việc nghiên cứu đề xuất đặt hàng chưa sâu sát thị trường, đặc biệt là việc nghiên cứu những vấn đề có tính đột phá để khai thác tiềm năng, thế mạnh phục vụ phát triển KT-XH tỉnh nhà; chưa tạo được mối liên kết 4 nhà: Nhà khoa học - Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông nên sản phẩm hoạt động nghiên cứu KH&CN chưa thực sự đi sâu vào thực tiễn đời sống sản xuất; các cơ chế chính sách khuyến khích đưa tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hệ thống tổ chức KH&CN còn tồn tại một số đầu mối trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực nghiên cứu. Đầu tư cho khoa học, đặc biệt là

79

KH&CN cao còn dàn trải, chưa tập trung vào một số ngành, một số lĩnh vực ưu tiên làm đầu tàu kéo theo ngành KH&CN phát triển. Điều này dẫn đến chưa tạo được đột phá rõ rệt. Các tổ chức dịch vụ KH&CN hoạt động chưa sơi động, cịn chồng chéo giữa các cơ sở dịch vụ KH&CN với đơn vị nghiên cứu, đào tạo, đơn vị ứng dụng công nghệ. Việc liên kết giữa các tổ chức KH&CN với các trường đại học và doanh nghiệp; gắn kết giữ nghiên cứu khoa học với hoạt động đào tạo và ứng dụng sản xuất - kinh doanh còn chậm.

Đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh tuy đơng nhưng chưa đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và phân bố vùng miền; nhiều lĩnh vực vẫn thiếu chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các nhiệm vụ KH&CN của tỉnh tuy đã được cải thiện nhiều, song nhiều nơi vẫn còn thiếu đồng bộ.

Việc huy động nguồn lực của xã hội vào hoạt động KH&CN chưa được chú trọng; đầu tư cho KH&CN còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ nên năng suất chất lượng sản phẩm đạt được còn thấp, giá thành cao, tính cạnh tranh chưa cao. Nhân lực KH&CN tuy nhiều nhưng trình độ cịn thấp, thiếu các “tổng cơng trình sư” và các chun gia đầu ngành.

Cơng tác quản lý hoạt động KH&CN có đổi mới nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN ở cấp huyện còn nhiều hạn chế. Cơng tác thống kê về KH&CN cịn bất cập, thiếu cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch... Việc đào tạo, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ KH&CN còn nhiều bất cập. Cơ chế quản lý hoạt động KH&CN chậm được đổi mới. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển KH&CN chưa gắn với yêu cầu phát triển KT-XH; cơ chế tài chính cịn chưa hợp lý. Thị trường KH&CN phát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý. Hợp tác quốc tế về KH&CN

80

còn thiếu định hướng chiến lược, hiệu quả mang lại thấp. 2.3.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do KH&CN chưa được xem là nhân tố quan trọng quyết định tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế; đầu tư của xã hội cho KH&CN, đặc biệt là từ các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; tốc độ đổi mới cơng nghệ chậm; cơ chế quản lý KH&CN cịn nhiều bất cập, thiếu cơ chế, chính sách hữu hiệu để gắn kết giữa KH&CN với sản xuất - kinh doanh và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN; chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và đãi ngộ cán bộ khoa học có nhiều bất cập; Cơ sở vật chất, kỹ thuật tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của KH&CN.

Từ những thành tựu đã đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn quản lý hoạt động KH&CN được rút ra để phục vụ cho sự phát triển về sau đó là:

Vai trị lãnh đạo của Đảng và nhận thức lãnh đạo chính quyền các cấp, các ngành về KH&CN là yếu tố quyết định trong việc đưa KH&CN trở thành động lực phát triển KT-XH;

Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN;

Cần đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động KH&CN, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư KH&CN, tăng đầu tư từ xã hội cho KH&CN, đặc biệt là từ các doanh nghiệp;

Quan tâm đầu tư phát triển tiềm lực và không ngừng nâng cao năng lực hoạt động KH&CN là điều kiện tiên quyết để đưa KH&CN vào cuộc sống và trở thành động lực thúc đẩy phát triển KT-XH.

81 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở thực tiễn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình có những tác động tới cơng tác quản lý về KH&CN. Các cơ chế, chính sách về hoạt động KH&CN hiện nay có vai trị định hướng, giúp cho

Một phần của tài liệu Quản lý khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng bình (Trang 84)