Phương hướng, mục tiêu

Một phần của tài liệu Quản lý khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng bình (Trang 93 - 95)

2.2.2 .Công tác quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ

3.1. Quan điểm phát triển và phương hướng, mục tiêu

3.1.2. Phương hướng, mục tiêu

Mục tiêu chung

Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Có cơ chế, chính sách đặc thù, thúc đẩy ứng dụng,

83

chuyển giao cơng nghệ; có hệ thống thiết chế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ; có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đủ năng lực nghiên cứu, tiến tới làm chủ một số công nghệ mới; có nhiều cơng trình nghiên cứu giá trị trên các lĩnh vực khoa học và công nghệ; lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao cơng nghệ; phát triển tài sản trí tuệ gắn với khai thác tài nguyên bản địa... đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.

Tăng cường quản lý hoạt động KH&CN trong thời gian tới là tập trung xây dựng, phát triển và nâng cao năng lực KH&CN đạt trình độ trung bình tiên tiến, phấn đấu đưa KH&CN thực sự trở thành nền tảng và động lực thúc đẩy phát triển KT-XH; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo ổn định đời sống của Nhân dân. Hoạt động KH&CN cần có trọng tâm, trọng điểm, khơng dàn trải, tập trung nguồn lực cho các nội dung KH&CN có ý nghĩa tác động trực tiếp tới các nhiệm vụ phát triển KH&CN.

Mục tiêu cụ thể

- Huy động và tập trung nguồn lực tạo ra các sản phẩm KH&CN mũi nhọn dựa trên thế mạnh và đặc trưng của tỉnh để tạo dựng thương hiệu. Hỗ trợ các ý tưởng đổi mới sáng tạo, sáng chế thông qua các dự án KH&CN, ưu tiên hỗ trợ thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; ưu tiên hỗ trợ các dự án gắn với việc hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu công nghệ cao của thế giới đối với một số lĩnh vực ưu tiên như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.

- Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao phát triển công nghệ, thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, hướng đến một nền công nghệ cao, công nghệ sạch, kinh tế tri thức.

84

- Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu và phát triển các sản phẩm dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa. Bảo tồn, phát triển nguồn gen dược liệu q, có giá trị, đồng thời giữ gìn và bảo hộ vốn tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc của địa phương.

- Tập trung hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng phát triển cơng nghệ và mơ hình kinh doanh mới, hỗ trợ khai thác tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thị trường.

Một phần của tài liệu Quản lý khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng bình (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)