Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu Quản lý khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng bình (Trang 47 - 50)

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

Kinh tế phát triển ổn định, các tiềm năng, thế mạnh được xác định và khai thác hợp lý. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng, nông - lâm - thủy sản giảm nhưng quy mô giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong những năm qua ngày càng tăng trưởng khá. Với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng đạt khá qua hàng năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng chất lượng, hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 6,83%,

37

Trong sản xuất nông nghiệp, người dân đã từng bước chuyển đổi sang cây trồng, vật ni có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Trong đó, chú trọng kêu gọi, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết với nông dân, hợp tác xã sản xuất theo chuỗi giá trị. Đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung; sản xuất theo hướng an tồn, nơng nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng cơng nghệ cao; tích cực dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, sản xuất trên cánh đồng lớn, đưa cơ giới hóa vào sản xuất... Nhờ đó, giá trị sản xuất nơng, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình qn 3,95%/năm; sản lượng lương thực bình quân đạt 30,5 vạn tấn/năm (tăng 2 vạn tấn so với nhiệm kỳ trước); sản lượng thủy sản liên tục tăng, năm 2020 đạt 88.000 tấn; tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp năm 2020 chiếm 52,6%; độ che phủ rừng đạt 67,7%, đứng thứ hai tồn quốc.

Chương trình Quốc gia xây dựng nơng thơn mới được thực hiện quyết liệt, sáng tạo, chú trọng lồng ghép và sử dụng hợp lý các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa và đạt nhiều kết quả quan trọng. Từ đó, diện mạo nơng thơn có nhiều đổi mới, đời sống dân cư nông thôn được cải thiện. Đến hết năm 2020, số tiêu chí nơng thơn mới đạt bình qn 16,5 tiêu chí/xã; có 79/128 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, đạt 61,72%, trong đó, có 12 xã đạt chuẩn nơng thơn mới nâng cao và 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ, thương mại và một số vùng động lực, như: Khu Kinh tế Hòn La, Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo, thành phố Đồng Hới, vùng ven biển... được tập trung đầu tư, ngày càng phát huy hiệu quả. Nhiều quy hoạch quan trọng định hướng phát triển KT-XH và đô thị được phê duyệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt, đã lập Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm định hướng, cơ sở đưa tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Ngành cơng nghiệp từng bước khẳng định vai trị là ngành kinh tế trọng điểm khi vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân

38

8,53%/năm. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo; năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao. Tỉnh đã thu hút được các nhà đầu tư lớn đầu tư thực hiện nhiều dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, như: dự án “Cụm trang trại điện gió B&T” có tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng; dự án “Nhà máy điện mặt trời Dohwa Lệ Thủy” có tổng vốn đầu tư hơn 1.430 tỷ đồng; dự án “Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I và II”...

Hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH có bước phát triển mới, từng bước đồng bộ với tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt trên 93.000 tỷ đồng. Nhiều dự án quan trọng đã được đưa vào sử dụng, như: cầu Nhật Lệ 2, tỉnh lộ 565, đường từ thị trấn Hồn Lão đến đường Hồ Chí Minh nhánh Đơng, đường nối Khu Cơng nghiệp Hịn La với Khu Công nghiệp xi măng tập trung Tiến - Châu - Văn Hóa, hệ thống đường Hồ Chí Minh nhánh Đơng.

Các hồ chứa, cơng trình ngăn mặn, hệ thống đê bao sông biển, hạ tầng phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản và các cơng trình nước sạch được đầu tư, nâng cấp. Năm 2020, tỷ lệ tưới tiêu chủ động đạt 97,7%; có 97,2% dân số đơ thị sử dụng nước sạch và 94% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh. Hệ thống lưới điện được đầu tư xây dựng tương đối hồn thiện. Năm 2020, có 98,68% xã, phường, thị trấn có điện lưới; 99,8% hộ dân sử dụng điện.

Hoạt động tài chính, tín dụng chuyển biến tích cực, có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển KT-XH. Trong đó, thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 17,4%/năm; tổng thu ngân sách giai đoạn 2016-2020 đạt 22.352 tỷ đồng.

Cơng tác xúc tiến, thu hút đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực và đạt hiệu quả cao hơn với môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện và tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư. Cùng với đó, chính sách thu hút đầu tư chú trọng về chất lượng, có chọn lọc, nhất là ở các lĩnh vực quan trọng, tỉnh có thế

39

mạnh, như: du lịch, dịch vụ, năng lượng tái tạo, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Số lượng nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngồi nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư ngày càng tăng, trong đó, nhiều nhà đầu tư có uy tín, thương hiệu đã và đang đầu tư tại tỉnh. Qua đó, đã huy động được nguồn lực lớn để phát triển kinh tế. Giai đoạn 2016-2020, thu hút được 25 dự án ODA, trong đó, có 9 dự án chuyển tiếp và vận động mới 16 dự án; thu hút 11 dự án FDI; vận động 103 dự án NGO.

Các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp tiếp tục được củng cố, phát triển. Giai đoạn 2016-2020, có khoảng 3.000 doanh nghiệp được thành lập, đưa tổng số doanh nghiệp đến hết năm 2020 có 7.020 doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng bình (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)