2.2.2 .Công tác quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
3.3. Giải pháp cụ thể về tăng cường quản lý khoa học và công nghệ phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình
3.3.1. Xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ Tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách, pháp luật có liên quan đến phát triển KH&CN của tỉnh đảm bảo tính kịp thời, tính khả thi và phù hợp với các văn bản, chính sách hiện hành của nhà nước, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH của tỉnh. Trong đó tập trung:
Hồn thiện và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về KH&CN của cơ quan quản lý KH&CN các cấp; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động KH&CN; Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN để đưa hoạt động KH&CN đi vào nề nếp, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để từng bước tạo lập và phát triển thị trường KH&CN.
Hồn thiện cơ chế chính sách xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu KH&CN theo quy định của Luật KH&CN năm 2013 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành.
Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KH&CN: tăng quyền tự chủ về quản lý nhân lực của các tổ chức KH&CN; Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cho cán bộ KH&CN.
Tổ chức triển khai và cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN trong tất cả các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, phát triển cơng nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, an tồn bức xạ và hạt nhân, thơng tin KH&CN... đúng theo quy định của pháp luật.
Tập trung triển khai các quy định của pháp luật, cơ chế chính sách về KH&CN đi vào nề nếp và có hiệu quả nhằm khuyến khích, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào KHCN&ĐMST; Xác định rõ các chỉ tiêu, kế hoạch ứng
90
dụng và phát triển khoa học, công nghệ và ĐMST trong mọi mặt hoạt động ở các cấp, các ngành, địa phương; đề xuất cơ chế phối hợp giữa ngành khoa học với các ngành, địa phương trong chuyển giao nhân rộng các kết quả nghiên cứu cũng như những phản hồi thuận lợi, khó khăn, bất cập để rút kinh nghiệm sửa chữa, nhằm nâng dần chất lượng nghiên cứu và kết quả ứng dụng.
Tiếp tục sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy phục vụ QLNN về KH&CN theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
3.3.2. Hoàn thiện cơ chế xây dựng và quản lý công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Việc triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tập trung vào việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ cho chương trình KT-XH trọng điểm của tỉnh, trong đó ưu tiên đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sự nghiệp CNH-HĐH.
Hoàn thiện cơ chế xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu KH&CN, cụ thể:
Về xác định nhiệm vụ KH&CN: cần huy động sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và các tổ chức, cá nhân khác…, để đưa ra nhu cầu thực tiễn cấp bách về nhiệm vụ KH&CN. Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố phải tự chủ và chịu trách nhiệm việc xác định nhiệm vụ KH&CN thuộc phạm vi phân công, phân cấp. Các đề tài được đề xuất phải có địa chỉ ứng dụng cụ thể. Khuyến khích hình thành các đề tài, dự án triển khai theo cơ chế “khép kín” từ khâu nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng đến chuyển giao để nâng cao tính khoa học, tính khả thi của kết quả nghiên cứu;
91
Tăng cường thực hiện cơ chế “đặt hàng” các nhiệm vụ KH&CN của Lãnh đạo tỉnh đối với các tổ chức và nhà khoa học;
Nghiên cứu chính sách hỗ trợ để khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật;
Về tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN: tiếp tục thực hiện phương thức giao trực tiếp, đồng thời mở rộng phương thức tuyển chọn trên nguyên tắc đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và có tiêu chí lựa chọn rõ ràng trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng xét chọn, tuyển chọn và sản phẩm nghiên cứu khoa học;
Đổi mới căn bản công tác đánh giá hoạt động KH&CN dựa trên những tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể, phù hợp với từng loại hình nghiên cứu. Cải tiến phương pháp và nâng cao chất lượng, tính khách quan của việc đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Hội đồng nghiệm thu phải bao gồm các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài;
Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật và cơng nghệ thích hợp trong khu vực nông thôn và miền núi, chú trọng các vùng đặc biệt khó khăn nhằm phát huy thế mạnh vùng miền, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống Nhân dân.
Ưu tiên các nhiệm vụ KH&CN hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ, chú trọng hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương, trồng và chế biến dược liệu, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn, phát triển nguồn gen q hiếm, có giá trị kinh tế... thích ứng với biến đổi khí hậu.
3.3.2.1. Lĩnh vực Nông nghiệp
Tiếp tục triển khai ứng dụng các tiến bộ KH&CN về cây trồng, vật nuôi nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Cụ thể:
92
Về trồng trọt: Tập trung ứng dụng và đưa dần các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của tỉnh, bố trí trong hệ thống luân canh tạo điều kiện tăng vụ, tăng hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích, hướng tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh các loại cây nguyên liệu; tăng tỷ trọng nơng sản hàng hóa xuất khẩu; đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị hàng hóa gia tăng và hạn chế thấp nhất các thất thốt, giảm tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thơ, nâng cao giá trị hàng hóa.
Về chăn nuôi: Triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất theo hướng đa dạng hóa đối tượng ni, chú trọng mơ hình chăn ni đại gia súc. Phát triển mơ hình chăn ni trang trại, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Về thủy sản: Tập trung ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sản xuất giống, cơng nghệ ni trồng các đối tượng ni có giá trị kinh tế cao và công nghệ chế biến thủy hải sản phục vụ du lịch và xuất khẩu theo hướng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển bền vững.
Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lao động trong nơng nghiệp, tiết kiệm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.
Xác định cơ cấu sản xuất nơng nghiệp hộ gia đình, trang trại để khai thác có hiệu quả vùng gị đồi và vùng đất cát ven biển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường.
93
3.3.2.2. Lĩnh vực Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp
Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu KH&CN, các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp thuộc thế mạnh và sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống của tỉnh. Trong đó chú ý công nghệ phổ thông phục vụ nông nghiệp nông thôn, các công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ sản xuất, chế biến nông - lâm - thủy hải sản, phục vụ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường như công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học...
Nghiên cứu ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo nhằm cải thiện môi trường và đảm bảo nhu cầu điện cho các xã vùng sâu, vùng xa, ưu tiên phát triển thủy điện, phong điện, địa nhiệt và năng lượng biển.
3.3.2.3. Lĩnh vực Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đảm bảo phịng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Áp dụng tiến bộ KH&CN vào trồng và chế biến dược liệu, ứng dụng vắcxin sinh phẩm trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
3.3.2.4. Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội
Tiếp tục nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống, các vấn đề về du lịch, phát triển nguồn nhân lực, quản lý và những vấn đề bức xúc mang tính xã hội. Trong đó, tập trung điều tra, nghiên cứu phát triển và đa dạng hóa nhiều loại hình du lịch, chú trọng các sản phẩm du lịch thân thiện với mơi trường; nâng cao văn hóa và chất lượng sản phẩm du lịch trên cơ sở kết hợp hài hịa giữa mơ hình hiện đại và truyền thống gắn liền với các giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa, truyền thống của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dịch vụ, du lịch.
94
3.3.2.5. Lĩnh vực Tài nguyên, môi trường
Nghiên cứu quy hoạch và ứng dụng công nghệ khai thác đảm bảo tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tránh thất thốt, lãng phí, bảo vệ mơi trường và hướng tới phát triển bền vững.
Nghiên cứu xử lý nước thải trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng môi trường.
Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ môi trường tại các lưu vực sông, hồ, đập chứa nước trên địa bàn; các giải pháp thu gom và xử lý chất thải rắn ở khu vực thành thị và nông thôn.
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phòng tránh thiên tai, tai biến địa chất có thể xảy ra.
3.3.2.6. Lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông
Các nghiên cứu bài bản, các chương trình hợp tác về truyền thông KH&CN được chú trọng triển khai hiệu quả. Hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức về KHCN&ĐMST có nhiều đổi mới, được triển khai với nhiều nội dung đa dạng, thiết thực qua nhiều hình thức phong phú, sinh động, đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.
Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật về KH&CN đến với Nhân dân, phổ biến tri thức, nâng cao nhận thức của xã hội về vai trị, vị trí của KH&CN trong phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Đồng thời cung cấp thông tin KH&CN phục vụ quản lý nhà nước, nghiên cứu, triển khai, sản xuất và đời sống... làm cơ sở đề xuất, xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển KHCN&ĐMST; phát hiện, tuyên truyền rộng rãi, kịp thời những nhân tố điển hình, mơ hình hiệu quả, đơn vị có nhiều đóng góp tích cực trong lĩnh vực KH&CN.
3.3.2.7. Lĩnh vực Điều tra cơ bản
95
trọng có tác dụng phục vụ trực tiếp cho phát triển KT-XH tỉnh nhà những năm trước mắt và lâu dài như các nguồn tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học… Đặc biệt chú trọng đến vấn đề nghiên cứu bảo tồn các loại tài nguyên quý hiếm đang có nguy cơ cạn kiệt.
3.3.2.8.Ưu tiên triển khai thực hiện các đề tài, dự án
Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất giống cây trồng, vật ni; Chế biến phân bón và các sản phẩm nơng - lâm - ngư nghiệp; bảo vệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng; xử lý chất thải trong sản xuất và đời sống, đặc biệt ở khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, làng nghề, bệnh viện.
3.3.3. Công tác quản lý nhà nước về cơng nghệ, an tồn bức xạ và hạt nhân, sở hữu trí tuệ hạt nhân, sở hữu trí tuệ
3.3.3.1. Quản lý cơng nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo Tăng cường tuyên truyền các cơ chế chính sách đổi mới cơng nghệ của nhà nước đến doanh nghiệp.
Quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh. Thẩm định công nghệ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 3 năm 2016 quy định về hồ sơ, nội dung và quy trình thủ tục thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển KT-XH, thẩm định công nghệ của dự án đầu tư.
Tham gia đánh giá trình độ cơng nghệ trong các ngành sản xuất theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 08 tháng 4 năm 2014 về Hướng dẫn đánh giá trình độ cơng nghệ sản xuất.
Tiếp tục triển khai hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ thông qua Quyết định số 4319/QĐ-UBND ngày 27/11/2017 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh Quảng Bình đến năm 2025.
96
Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu tài sản trí tuệ, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; đẩy mạnh sâu rộng phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
Tăng cường các hoạt động sáng kiến, ĐMST thông qua các phong trào tại cơ sở; đẩy mạnh việc xây dựng và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc hữu, sản phẩm có tiềm năng thế mạnh của tỉnh; hợp tác với doanh nghiệp để bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp với thực tiễn và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới để thích ứng một cách linh hoạt với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đẩy mạnh hoạt động KNĐMST, phong trào thi đua lao động sáng tạo trong CBCCVC và người lao động; phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng các thành tựu KH&CN, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến vào công tác, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, cải cách hành chính, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả nền KT-XH, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống Nhân dân;
3.3.3.2. An toàn bức xạ
Phổ biến, hướng dẫn triển khai và thực hiện Luật Năng lượng nguyên tử và các văn bản có liên quan cho các cơ sở có sử dụng bức xạ, nguồn phóng xạ.
Tổ chức lớp tập huấn kiến thức về ATBX trong y tế và công nghiệp định kỳ cho các nhân viên bức xạ trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện kiểm tra định kỳ hàng năm các cơ sở có sử dụng bức xạ và nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh.
Xác nhận khai báo, thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép và gia hạn giấy phép của các cơ sở sử dụng bức xạ và nguồn phóng xạ. Đảm bảo 100% thiết
97
bị X-quang được cấp phép và quản lý tốt, đầu tư đổi mới thiết bị X-quang tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho Nhân dân.
Tham gia các lớp tập huấn, đào tạo do Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân tổ chức cho cán bộ quản lý nhà nước về ATBX.
3.3.3.3. Sở hữu trí tuệ
Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh về thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức đào tạo tập huấn các lớp tại địa phương như: Sở hữu trí tuệ và hoạt động sáng kiến, bảo hộ quyền sở hữu trí