Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống ngô lai trung ngày tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 52)

Phần 4 : Kết quả và thảo luận

4.2.Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển

Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung, ngơ nói

riêng do di truyền điều khiển, nhưng chịu tác động lớn của môi trường.

Nghiên cứu các giải đoạn sinh trưởng phát triển của giống nhằm nhận biết khả năng thích ứng của giống với điều kiện môi trương nghiên cứu. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển là cơ sở xây dựng các kỹ thuật canh tác phù hợp để phát huy tiềm năng của giống, cũng là cơ sở bố trí cơ cấu mùa vụ với hệ thống canh tác của địa phương.

Theo Sabimin, sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc của cây, các thành phần của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới làm tăng kích thước của cây. Cịn phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua các chu kỳ sống của mình. Thời gian sinh trưởng của cây dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc.

Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngơ được tính từ khi gieo đến khi chín hồn tồn. Thời gian sinh trưởng của giống ngô không cố định mà nó

cịn thay đổi theo từng vùng sinh thái, từng mùa vụ, kỹ thuật chăm sóc... Việc

theo dõi thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống ngơ có ý nghĩa quan

trọng trong việc bố trí thời vụ và tác động các biện pháp kỹ thuật có hiệu quả.

Còn ý nghĩa trong việc lựa chọn giống phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau.

Qua theo dõi các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của các giống ngơ thí nghiệm ở hai vụ: vụ Đơng 2014 và vụ Xuân 2015 chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Thời gian sinh trưởng của các giống ngơ thí nghiệm

Đơn vị: Ngày Chỉ tiêu

Giống

Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển (ngày gieo đến…) Mọc Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chênh lêch

TP-PR Chín sinh lý VX VX VX VX VX VX NK 4300 5 6 59 66 61 68 63 70 2 2 110 118 NK 7328 6 7 58 67 60 69 62 71 2 2 108 119 NK 6654 6 6 61 66 62 68 63 71 2 3 110 118 NK 67 5 6 58 66 60 68 62 70 2 2 108 118 PAC 999 6 7 62 67 65 69 67 71 2 2 113 120 PAC 339 5 6 58 65 60 67 62 69 2 2 108 117 DK 9955 5 6 58 65 60 66 62 69 2 3 108 117 P 4199 6 6 62 65 64 68 66 72 2 4 110 118 B 265 5 6 59 66 61 68 63 70 2 2 109 119 LVN 61(đ/c) 5 7 60 66 62 68 64 71 2 3 110 118

Giai đoạn từ gieo đến mọc phụ thuộc vào lượng các chất dự trữ trong hạt. Sau khi gieo hạt, dưới tác động của điều kiện đồng ruộng, hạt ngô hút nước, làm

biến đổi quá trình sinh lý, sinh hoá trong hạt và bắt đầu nảy mầm. Đây là giai

đoạn rất quan trọng của cây ngơ, nó quyết định đến mật độ trồng và tỷ lệ đồng đều của cây ngô sau này. Thời gian mọc nhanh hay chậm cũng là yếu tố quyết định để tránh các điều kiện bất thuận của thời tiết như hạn hay mưa ngập úng.

Qua theo dõi các giống ngơ thí nghiệm ta thấy:

Ở vụ Đơng 2014 các giống ngơ thí nghiệm có thời gian gieo đến mọc dao động từ 5 - 6 ngày, giống NK 7328, NK 6654, PAC 999, P 4199 dài hơn đối

chứng LVN 61 là 1 ngày (6 ngày sau gieo). Các giống còn lại là NK 4300, NK 67, PAC 339, DK 9955, B 265 có thời gian từ gieo đến mọc tương đương với đối chứng (5 ngày sau gieo).

Ở vụ Xn 2015 các giống ngơ thí nghiệm có thời gian gieo đến mọc dao động từ 6 – 7 ngày, giống NK 4300, NK 6654, NK 67, PAC 339, DK 9955, P

4199, B 265 có thời gian từ gieo đến mọc sớm hơn đối chứng LVN 61 là 1 ngày

(6 ngày sau gieo), các giống PAC 999, NK 7328 có thời gian từ gieo đến mọc

tương đương với đối chứng (7 ngày sau gieo).

Ta thấy thời vụ gieo trồng khác nhau thì thời gian mọc và nảy mầm của các giống ngô cũng khác nhau, thời gian từ gieo đến mọc của các giống ngơ thí nghiệm trong vụ Đông 2014 sớm hơn vụ Xuân 2015. Điều này xảy ra do vụ Xuân nhiệt độ xuống thấp nên kéo dài thời gian nảy mầm của các giống ngơ thí nghiệm. Kết quả cho thấy các giống ngơ tham gia thí nghiệm có sự sống cao và thích ứng với điều kiện vụ Đơng 2014 và vụ Xuân 2015 tại Đoan Hùng – Phú Thọ.

- Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Đây là giai đoạn sinh trưởng dài nhất của cây ngô, được chia thành nhiều

giai đoạn nhỏ khác nhau (giai đoạn nảy mầm, cây con, vươn cao, phân hóa cơ

quan sinh sản và thời kỳ nở hoa).

Cây ngô từ khi mọc đến 3 - 4 lá thật, cây sinh trưởng chủ yếu dựa vào các chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt, lúc này bộ rễ chỉ làm nhiệm vụ hút nước, cây ngô sinh trưởng phát triển chậm và chịu ảnh hưởng rất lớn sự tác động của điều

kiện ngoại cảnh. Khi đạt 3 - 4 lá trở đi, cây chuyển sang hút dinh dưỡng ngồi

mơi trường. Sau khi đạt 7 - 9 lá đến trỗ cờ, đây là giai đoạn ngô sinh trưởng

nhanh nhất, giai đoạn này hoàn thành các cơ quan dinh dưỡng và sinh thực. Đây là giai đoạn quyết định khối lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong thân lá và là thời kỳ ảnh hưởng lớn đến năng suất của ngô, đặc biệt vào giai đoạn ngơ xốy nõn

(trước trỗ 15 - 20 ngày) nếu gặp hạn làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt, giảm số hoa, giảm số hạt và giảm năng suất. Vì thế cần phải bố trí thời vụ sao cho hợp lý

để các giai đoạn diễn ra trong điều kiện thuân lợi.

Qua theo dõi, nhận thấy:

Vụ Đông 2014, giống NK 6654, PAC 999 và P 4199 trỗ muộn hơn so với giống đối chứng (LVN 61: 60 ngày sau gieo). Trong đó giống PAC 999, P 4199 trỗ muộn nhất (62 ngày sau gieo). Giống NK 7328, NK 67, PAC 339, DK 9955 trỗ cờ sớm nhất, sớm hơn đối chứng 2 ngày (58 ngày sau gieo). Sau đó đến các giống NK 4300, B 265 trỗ cờ sớm hơn đối chứng 1 ngày (59 ngày sau gieo).

Vụ Xuân 2015, giống NK 7328, PAC 999 trỗ cờ muộn nhất (67 ngày sau gieo), giống PAC 339, DK 9955, P 4199 trỗ cờ sớm nhất sớm hơn đối chứng 2 ngày (65 ngày sau gieo), các giống NK 4300, NK 6654, NK 67, B 265 trỗ cờ tương đương với đối chứng.

Nhiệt độ trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây ngô ở Vụ Đông

cao hơn so với vụ Xuân dẫn tới thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các giống ngơ thí nghiệm trong vụ Đông ngắn hơn so với vụ Xuân.

- Giai đoạn từ gieo đến tung phấn

Đây là giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cây ngơ vì giai đoạn này

tạo nên các cơ quan dinh dưỡng của cây, quyết định đến năng suất và sản lượng

sau này. Do đó, tất cả các biện pháp tác động của con người cần phải chú ý

không làm ảnh hưởng đến giai đoạn này, như bố trí thời vụ hợp lý, chăm sóc tốt.

Điều quan trọng phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các bộ phận sinh

dưỡng của cây để làm cơ sở cho năng suất hạt sau này. Khi cây ngô trỗ cờ được coi là kết thúc giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Đây là thời kỳ cây ngô yêu cầu

ngoại cảnh rất nghiêm ngặt. Nhiệt độ thích hợp nhất là 20 - 220C, ẩm độ thích

hợp 80%. Nếu trời nóng q hay q khơ hạn sẽ làm hỏng hạt phấn, hoặc hạt phấn đã tung hết nhưng râu chưa phun.

Thời gian từ gieo đến tung phấn của các giống ngơ tham gia thí nghiệm

trong vụ Đông 2014 biến động từ 60 - 65 ngày, giống NK 7328, NK 67, PAC 339, DK 9955 có thời gian tung phấn sớm nhất, sớm hơn đối chứng 2 ngày (60 ngày

sau gieo), NK 4300 tung phấn sớm hơn đối chứng 1 ngày (61 ngày sau gieo).

Giống PAC 999 có thời gian tung phấn muộn nhất, muộn hơn đối chứng 3 ngày (65 ngày sau gieo), sau đó đến P 4199 tung phấn muộn hơn đối chứng 2 ngày (64 ngày sau gieo), NK 6654 có thời gian tung phấn tương đương với đối chứng (62 ngày sau gieo).

Vụ Xuân 2015 thời gian từ gieo đến tung phấn của các giống ngơ thí

nghiệm biến động từ 66 - 69 ngày. DK 9955 tung phấn sớm nhất, sớm hơn đối

chứng 2 ngày (66 ngày sau gieo), sau đó đến PAC 339 sớm hơn đối chứng 1 ngày (67 ngày sau gieo). PAC 999, NK 7328 có thời gian từ gieo đến tung phấn muộn

nhất (69 ngày sau gieo). Các giống cịn lại có thời gian từ gieo đến tung phấn

tương đương với đối chứng.

Khi bắt đầu phun râu, ngô chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực,

gắn liền với sự hình thành và phát triển hạt ngô. Râu ngô nhận hạt phấn để thụ

tinh hình thành hạt. Số nỗn được thụ tinh được xác định ở thời kỳ này, những

nỗn khơng thụ tinh sẽ khơng có hạt và bị thoái hoá, gây nên hiện tượng ngô

đuôi chuột.

Vụ Đông 2014 thời gian từ gieo đến phun râu của các giống ngơ thí nghiệm biến động từ 62- 67 ngày. PAC 999 có thời gian từ gieo đến phun râu muộn nhất (67 ngày sau gieo) muộn hơn đối chứng 3 ngày, sau đó đến P 4199 muộn hơn đối chứng 2 ngày (66 ngày sau gieo). NK 7328, NK 67, PAC 339, DK 9955 có thời gian từ gieo đến phun râu sớm nhất (62 ngày sau gieo) sớm hơn đối chứng 2 ngày. Các giống cịn lại có thời gian từ gieo đến phun râu tương đương với đối chứng.

Vụ Xuân 2015 thời gian gieo đến phun râu của các giống ngơ thí nghiệm

biến động từ 69 – 72 ngày, P 4199 phun râu muộn nhất (72 ngày sau gieo) muộn hơn đối chứng 1 ngày. PAC 339, DK 9955 phun râu sớm nhất (69 ngày sau gieo) sớm hơn đối chứng 2 ngày. NK 4300, NK 67, B 265 phun râu sớm hơn đối chứng 1 ngày (70 ngày sau gieo), các giống còn lại NK 7328, NK 6654, PAC 999 phun râu tương đương với đối chứng LVN 61 (71 ngày sau gieo).

- Khoảng cách tung phấn - phun râu:

Khoảng cách này quyết định số lượng hạt, là một trong các yếu tố tạo thành năng suất. Đối với cây ngơ thì khoảng cách giữa tung phấn - phun râu càng ngắn càng có lợi cho thụ phấn để hình thành hạt. Khoảng cách giữa tung phấn - phun râu ngắn hay dài phụ thuộc vào giống và điều kiện mơi trường, kỹ thuật chăm sóc. Nếu trồng ở điều kiện mật độ cao, chăm sóc khơng kịp thời hoặc bị hạn trong quá trình sinh trưởng thì khoảng cách giữa tung phấn - phun râu bị kéo dài, khơng có lợi cho ngơ thụ phấn thụ tinh.

Vụ Đông 2014 khoảng cách tung phấn – phun râu của các giống ngơ thí

nghiệm đều tương đương đối chứng LVN 61: 2 ngày.

Vụ Xuân 2015, khoảng cách tung phấn - phun râu của các giống ngơ thí nghiệm biến động từ 2 - 4 ngày. P 4199 muộn nhất là 4 ngày. Các giống NK 4300, NK 7328, NK 67, PAC 999, PAC 339, B 265 sớm hơn đối chứng 1 ngày, cịn lại các giống có khoảng cách tung phấn – phun râu tương đương đối chứng.

Tóm lại: Các giống ngơ thí nghiệm có khoảng cách từ tung phấn đến phun râu ngắn rất tốt cho quá trình thụ phấn, thụ tinh do tránh được các điều kiện khí hậu thời tiết.

- Thời gian sinh trưởng:

Thời gian sinh trưởng được tính từ khi gieo đến khi chín sinh lý. Sau q

trình thụ phấn, thụ tinh hạt ngơ được hình thành và phát triển, thời kỳ này phụ

thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác.

Đây là thời kỳ chất hữu cơ được tích luỹ nhanh về hạt. Thời kỳ chín được xác định khi chân hạt xuất hiện điểm đen rõ.

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy:

Vụ Đơng 2014 các giống có thời gian từ gieo đến chín dao động 108 - 113 ngày. Trong đó giống PAC 999 có TGST muộn hơn đối chứng 3 ngày (113 ngày). NK 7328, NK 67, PAC 339, DK 9955 có TGST sớm hơn đối chứng 2 ngày (108 ngày). Các giống cịn lại có TGST tương đương đối chứng.

Vụ Xuân 2015 các giống có thời gian từ gieo đến chín dao động 117 - 120

ngày. Trong đó giống PAC 999 có TGST muộn nhất 120 ngày và muộn hơn đối chứng 2 ngày, các giống PAC 339, DK 9955 có TGST sớm hơn đối chứng từ 1 ngày (117 ngày), các giống cịn lại có TGST tương đương đối chứng.

Như vậy, TGST của các giống ngơ thí nghiệm trong vụ Đông 2014 ngắn hơn vụ Xuân 2015 do điều kiện thời tiết vụ Đơng 2014 có nhiệt độ và ẩm độ đều cao, số giờ nắng dồi dào nên thời gian các giai đoạn phát dục ngắn hơn so với vụ Xuân 2015. Ở vụ Xuân 2015 giai đoạn gieo hạt và cây con gặp thời tiết lạnh nên thời kỳ phát dục ban đầu kéo dài. Qua đây có thể kết luận rằng TGST và các thời kỳ phát dục thay đổi ở các thời vụ khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống ngô lai trung ngày tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 52)