Điều kiện thời tiết khí hậu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống ngô lai trung ngày tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 47)

Phần 4 : Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện thời tiết khí hậu:

Ngô là cây trồng nhiệt đới nên ưa khí hậu ấm áp và lượng mưa điều hồ.

Mặc dù có khả năng thích ứng với nhiều vùng sinh thái nhưng cây ngô cũng rất

nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết: như lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ ... Do vậy,

để kết luận chính xác về khả năng thích ứng của một giống mới trong một điều

kiện sinh thái của một vùng nhất định, chúng ta cần nghiên cứu kỹ điều kiện

thời tiết khí hậu vùng đó xem có thích hợp với giống mới hay không. Một số

đặc điểm thời tiết khí hậu của các vùng trong thời gian thực hiện đề tài được

biểu hiện qua các bảng dưới đây:

* Vụ Đông 2014

Bảng 4.1 Diễn biến một số yếu tố khí hậu vụ Đơng năm 2014

STT Chỉ tiêu Các tháng trong năm

9 10 11 12 1/2015

1 Nhiệt độ bình quân /tháng (oC) 27,9 25,2 21,9 16,2 17,1 2 Tổng số giờ nắng /tháng (giờ) 164,0 162,0 64,0 84,0 94,0 3 Tổng lượng mưa (mm /tháng) 203,0 114,0 62,0 18,0 77,0 4 Ẩm độ trung bình /tháng (%) 83 83 86 78 82,0 5 Lượng nước bốc hơi (mm) 58,0 61,0 40,0 53,0 51,0 Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu Vụ Quang – Đoan Hùng

Số liệu cho thấy nhiệt độ bình qn trong các tháng tại vùng thí nghiệm dao

động trong khoảng từ 17,1 – 27,90C, cao nhất là tháng 9, thấp nhất là tháng 12.

Điều này ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của các giống ngô tham gia thí

nghiệm.

Tổng số giờ nắng trong các tháng có sự khác nhau rõ rệt, số giờ nắng cao

nhất vào tháng 9 và tháng 10, điều này thuận lợi cho cây ngô phát triển thân lá,

tăng chiều cao, sau đó số giờ nắng giảm dần vào các tháng tiếp theo, do đó đã

ảnh hưởng đến khả năng kết hạt, kéo dài thời gian chín của hạt.

Độ ẩm khơng khí trong các tháng tại khu vực thí nghiệm biến đổi không

Lượng nước bốc hơi trong các tháng dao động từ 40 – 60 mm

Hình 4.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu vụ Đơng năm 2014

Nhìn chung, thời tiết vụ Đơng năm 2014 diễn biến không thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng, phát triển. Thời kỳ đầu gieo trồng liên tiếp bị ảnh hưởng của các

cơn mưa cuối mùa với lượng mưa tương đối cao, kéo dài, cây con sinh trưởng,

phát triển trung bình, thời kỳ cây bắt đầu tung phấn, phun râu thời tiết bắt đầu se

lạnh, đặc biệt là giai đoạn cuối sinh trưởng nhiệt độ thấp, số giờ nắng rất ít, nên

đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng kết hạt, và tích lũy chất trong hạt ảnh

hưởng đến năng suất.

* Vụ Xuân năm 2015

Bảng 4.2. Diễn biến một số yếu tố khí hậu vụ Xuân năm 2015

STT Chỉ tiêu Các tháng trong năm

2 3 4 5 6

1 Nhiệt độ bình quân /tháng (oC) 18,8 21,5 24,8 29,8 30,2 2 Tổng số giờ nắng /tháng (giờ) 50,6 32,2 116,5 193,2 174,3 3 Tổng lượng mưa (mm /tháng) 25,7 50,5 22,9 291,3 214,1 4 Ẩm độ trung bình /tháng (%) 87 92 89 82 80 5 Lượng nước bốc hơi/tháng (mm) 34,4 39,8 81,0 106,1 97,9

Qua kết quả tại Bảng 4.2 cho thấy nhiệt độ bình qn các tháng tại khu vực

thí nghiệm dao động từ 18,8 – 30,20C, thấp nhất vào tháng 2 và tăng dần tới

tháng 6, So với nền nhiệt độ trung bình các năm trước, nhiệt độ trung bình các

tháng 3,4 thấp hơn từ 3-40C, điều này ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển ở

giai đoạn cây con và phát triển thân lá, kèo dài thời gian sinh trưởng của cây, tuy

nhiên ở các tháng 5,6 nhiệt độ tăng khá tương đương với trung bình nhiều năm

nên thuận lợi cho cây thụ phấn, hình thành hạt.

Tổng số giờ nắng trong các tháng 2,3 rất thấp điều này không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các giống ngơ tham gia thí nghiệm.

Ẩm độ khơng khí trong các tháng khơng có sự sai khác nhau nhiều, trung

bình từ 80 - 92%.

Lượng mưa tăng dần đáp ứng nhu cầu về nước của cây, giúp cây ngô hấp thụ chất dinh dưỡng sinh trưởng phát triển tốt, q trình tích lũy chất vào hạt thuận lợi tăng năng suất ngô. Lượng nước bốc hơi có xu hướng tăng dần theo các tháng từ 34,4 mm đến 106,1 mm.

Hình 4.2. Diễn biến một số yếu tố khí hậu vụ xuân năm 2015

Điều kiện thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển

kiện thời tiết khí hậu trong vụ Xuân thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển

của các giống ngơ thí nghiệm hơn vụ Đông, điều này dẫn đến năng suất các

giống ngô thí nghiệm được trồng trong vụ Xuân cao hơn năng suất các giống

ngơ thí nghiệm trồng trong vụ Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống ngô lai trung ngày tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)