Các nghiên cứu về chọn tạo giống ngô lai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống ngô lai trung ngày tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 30)

Phần 1 Mở đầu

2.3. Các nghiên cứu về chọn tạo giống ngô lai trên thế giới và ở việt nam

2.3.2. Các nghiên cứu về chọn tạo giống ngô lai ở Việt Nam

Giống ngô lai được phân chia thành giống ngô lai không quy ước và giống ngô lai quy ước.

Giống ngô lai không quy ước: Là những giống ngô được lai tạo bằng cách lai một giống lai quy ước với một giống thụ phấn tự do, chúng thường mang dạng trung gian của 2 dạng bố mẹ. Năng suất và độ thuần khá, khả năng thích ứng và chịu đựng điều kiện khó khăn khá hơn giống lai quy ước. Hạt giống cũng chỉ dùng một vụ nhưng dễ sản xuất, năng suất hạt lai cao nên giá rẻ. Nhóm giống này khuyến cáo gieo trồng thay thế các giống ngô địa phương ở những nơi có trình độ

đầu tư thâm canh còn thấp, điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt.

Nước ta đã nghiên cứu thành công 6 giống ngô lai không quy ước có tiềm năng năng suất tử 4 – 8 tấn/ha được phép đưa vào sản xuất , được nông dân chấp nhận và mang lại hiệu quả kinh tế cao đó là các giống LS3, LS4, LS5 (giống chín sớm), LS6 , LS8 (giống chín trung bình)…diện tích ngơ lai khơng quy ước tới 40 – 50 nghìn ha.

Giống ngô lai quy ước là những giống ngô lai được tạo ra bằng cách lai giữa các dòng tự phối. Đặc điểm cơ bản của nhóm này là: Năng suất cao hơn hẳn các giống thụ phấn tự do, độ thuần của giống về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp,

kích thước bắp, màu sắc hạt…rất cao nếu chất đất và chăm sóc đồng đều. Yêu

cầu của các giống ngô lai này thâm canh cao, cần trồng trên đất tốt và lượng phân bón cao hơn trồng ngô thường mới phát huy hết ưu thế năng suất. Khả năng thích

ứng với điều kiện khắc nghiệt như hạn, úng, đất xấu, thiếu phân…thường không

bằng các giống thụ phấn tự do. Hạt giống chỉ dùng một vụ, nếu lấy hạt thu hoạch của vụ này làm giống cho vụ sau thì ngơ sẽ phân ly ra nhiều loại dạng hình làm

độ thuần và năng suất giảm mạnh. Thuộc nhóm này có nhiều kiểu lai: Lai đơn, lai

ba, lai kép và lai nhiều dòng.

Những năm gần đây, ngành trồng ngô của nước ta thu được những thành

quả to lớn như vậy phần lớn là do đã áp dụng giống ngô lai vào trong sản xuất mà

chủ yếu là các giống ngô lai quy ước. Các nhà chọn giống đã thu được những

+ Chọn tạo được hàng ngàn dòng thuần theo phương pháp cổ truyền và tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta.

+ Khảo sát thử nghiệm hàng loạt tổ hợp lai

+ Nghiên cứu chọn tạo được rất nhiều giống ngơ lai quy ước có năng xuất cao phẩm chất tốt. Công lao lớn nhất trong công tác chọn tạo giống ngô lai phải kể đến Viện nghiên cứu ngô Quốc gia. Những giống ngô mà Viện đã tạo ra như: LVN10, LVN24, LVN4, LVN5, LVN9, LVN10, LVN12, LVN23 (Ngô rau), LVN24, LVN25, LVN99, VN8690, HQ2000 (chất lượng protein cao),... Một số giống ngô được công nhận tạm thời như LVN31, LVN32, LVN98, LCH11. Năm 2007 có 2 giống ngô lai của Viện được công nhận là giống mới (LVN98, LVN145), 3 giống được công nhận cho sản xuất thử (LVN14, LVN61, LVN885), Viện cũng

đã lai tạo và thử nghiệm hàng nghìn tổ hợp lai và chọn đựơc hàng chục tổ hợp lai

có năng suất trên 10 tấn/ha, 5 tổ hợp lai có năng suất tươi trên 15 tấn/ha.

Hiện nay, Viện nghiên cứu ngô đang lưu giữ 616 nguồn gen ngô là các

giống địa phương, giống thụ phấn tự do, quần thể, hơn 500 dòng tự phối đời cao và khoảng 300 dòng tự phối đời thấp. Nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cả về chủng loại (ngô tẻ, ngô nếp và ngô đường), phương pháp chọn tạo (truyền thống, ni cấy bao phấn, sử dụng cây kích tạo đơn bội, chuyển gen bằng công nghệ sinh học) và đa dạng di truyền (Mai Xuân Triệu và cs., 2013).

Những năm vừa qua nước ta cũng đã tuyển chọn ra một số giống ngơ có khả năng chịu hạn tốt để phục vụ cho các tỉnh miền Trung và khu vực vùng núi cao. Khi mà trồng ngô chỉ dựa vào nước trời, tình hình hạn hán lại xảy ra thường xuyên, nhu cầu về giống ngô lai chịu hạn ngày càng cấp thiết, việc tạo ra những giống ngơ

lai có khả năng chịu hạn tốt là hết sức quan trọng. Thành công của việc ra đời

giống ngô lai chịu hạn LVN25, LCH9 là động lực cho các nhà chọn giống ngô tiếp tục nghiên cứu chọn tạo được những giống ngô chịu hạn.

Phan Đức Thịnh và cs (2013) đã chọn lọc 28 dịng tự phối của ngơ (Zea mays L.) có nguồn gốc khác nhau được đánh giá để chọn dòng bố mẹ có khả năng chịu hạn phục vụ cho chọn tao giống ngơ ưu thế lai. Những dịng này được phát triển từ giống ngô địa phương và từ các dịng nguồn gen ngơ Mỹ và Trung Quốc. Kết quả cho thấy trong điều kiện hạn nhân tạo, một số tính trạng của rễ có tương quan chặt chẽ đến năng suất. Dựa trên kết quả đánh giá kiểu hình và maker phân tử đã chọn

được 5 dòng là: TP 17, TP 12, TP 2, TP 5 và TP 24 có thể sử dụng cho chọn tạo

giống ngơ lai chịu hạn.

Nghiên cứu chọn tạo giống ngơ cho vùng khó khăn giai đoạn 2011 - 2013

đã xác định được một số tổ hợp ngơ lai có triển vọng như VS36, CN11-2,

CN11-3, SB09-9, VS71, D08-5, H11-9, CN12-1,VS101, VS104, VS106, H08-7, VS90, VS686, VS89, VS8N, VS80, H13-2, H282. Các giống tham gia khảo nghiệm là VS36, H119, VS71 và CN112 chịu hạn tốt, thích nghi rộng, năng suất

khá, ổn định. Giống ngô lai VS36 đã được công nhận cho phép sản xuất thử

trong năm 2012 và đã được chuyển nhượng bản quyền sử dụng cho công ty cổ

phần Giống cây trồng Thái Bình. Giống ngơ H119 đã được chuyển quyền phân

phối hạt giống cho Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang (Lương Văn Vàng, 2013).

Giai đoạn 2011 - 2013 đã có 14 giống ngơ được cơng nhận, trong đó có 4

giống được cơng nhận chính thức là LVN146, LVN66, LVN092 SB099; 10

giống được công nhận sản xuất thử là LVN154, LVN111, LVN81, LVN102,

LVN152, LVN62, VS36, Nếp lai số 5, Nếp lai số 9 và Đường lai 20. Đặc điểm

chung các giống mới được tạo ra trong giai đoạn này là thích ứng rộng (cả trong và ngoài nước: Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia), chống chịu tốt

hơn với hạn, sâu bệnh, đổ gãy, thời gian sinh trưởng ngắn hoặc trung bình, tiềm

năng năng suất cao, trong thí nghiệm có thể đạt tới 120 - 130 tạ/ha, chất lượng hạt tốt. Đã có các giống ngơ nếp, ngơ đường lai đơn có thể cạnh tranh được với các giống nước ngoài về năng suất, chất lượng và giá giống. các giống ngô mới

đang được Viện, các Trung tâm trực thuộc, một số công ty hạt giống trong nước

thử nghiệm rộng và chuyển giao đến người sản xuất trong cả nước (Mai Xuân Triệu và cs., 2013).

Ở phía Nam đã phát triển các giống ngô lai V98-1, V98-2, V-118, VN112

với diện tích hàng năm là 2.000 ha tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Đây là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, có tiềm năng năng suất cao, có

khả năng phối hợp cao, cho năng suất cao. Đặc biệt giống lai đơn V-118 cho

năng suất cao trên 80 tạ/ha, thích hợp trồng trên đất lúa vụ Đông Xuân đã được

hồn thiện và hiệu quả kinh tế của mơ hình trồng ngô lai trên đất lúa vụ đông

xuân ở Tây Nguyên vượt 33,06% - 38,12% so với trồng lúa cùng vụ (Nguyễn

Các giống ngô lai do Việt Nam chọn tạo ra có chất lượng tốt, không chỉ cạnh tranh được với giống của các công ty nước ngồi mà cịn vươn ra thị trường ngoài nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc. Trong 10 giống ngơ có diện tích trồng lớn nhất ở nước ta thì hầu hết là các giống do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất, trong đó diện tích lớn nhất là LVN10, và một số giống ngô lai đơn khác như LVN24, LVN25, LVN20…

Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang rất quan tâm đầu tư vào chương trình nghiên cứu và phát triển ngô chất lượng protein cao QPM (Quality Protein

Maize), trong đó có Việt Nam. Viện nghiên cứu ngô đã hợp tác với CIMMYT

trong chương trình nghiên cứu và phát triển ngơ QPM.

Năm 2013 Châu Ngọc Lý, Lê Quý Kha và cs đã có những cơng trình

nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai QPM năng suất cao, chống chịu tốt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi. Kết quả đã thu thập được 40 nguồn vật liệu, trong đó 15 dịng thuần nhập nội từ CIMMYT Mexico, 7 dòng nhập từ Ấn Độ, 4 dòng của Viện Nghiên cứu Ngô, 13 giống tổng hợp nhập từ CIMMYT, 1 giống lai đơn từ Trung Quốc, chọn được 10 dịng và 2 giống tổng hợp có nhiều đặc tính nơng

học tốt, chống chịu khá và năng suất đạt >30 tạ/ha. Duy trì được 35 nguồn vật

liệu và lai tạo được 550 THL mới được đánh giá ở 2 vụ Thu Đông 2012 và xuân

2013, kết quả vụ Thu Đông 2012 đã chọn được 12 THL tốt và vụ Xuân 2013

chọn được 19 THL tốt, trong số 19 THL chọn được ở vụ Xuân 2013 có 5 THL

đã được chọn lặp lại là QPM242 (125,54 tạ/ha), QPM42 (95,08 tạ/ha), QPM290

(100,44 tạ/ha), QPM184 (116,71 tạ/ha) và QPM226 (103,84 tạ/ha) (Châu Ngọc Lý, Lê Quý Kha và cs, 2013)

Cùng với phương pháp chọn tạo giống truyền thống thì việc ứng dụng công nghệ sinh học để tạo các giống có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận

đã đạt được kết quả, trong đó đáng chú ý nhất là cây ngô biến đổi gen kháng sâu đục thân, kháng virus, chịu thuốc trừ cỏ.

Năm 2012, Phan Xuân Hào đã có những kết quả nghiên cứu về chọn tạo

giống ngô mang gen kháng thuốc trừ cỏ (Glyphosate) bằng phương pháp lai trở lại: lai tạo được 7 THL từ các dòng mới thể hiện tính kháng thuốc ổn định và đã chuyển tính kháng thuốc trừ cỏ cho 12 dòng triển vọng bằng phương pháp lai trở lại đó là: DF1, DF2, DF5, DF7, DF4, CML161, 2A, 2B, H14, H171, H65, IL9.

Một số năm gần đây nhiều công ty kinh doanh giống cây trồng của nước

ngồi như Cơng ty CP (Thái Lan), Syngenta (Thụy Sỹ), Bioseed (Ấn Độ),

Monsanto (Mỹ), đã đưa vào Việt Nam thử nghiệm một số giống ngô lai ưu tú,

kết hợp với việc các Viện và các công ty kinh doanh giống cây trồng trong nước cũng đã lai tạo thành công một số giống ngơ lai có năng suất cao đưa vào sản xuất góp phần tăng nhanh năng suất, sản lượng ngô của nước ta.

Vì vậy, nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong công tác chọn tạo các

giống ngô lai. Những giống ngô lai quy ước của chúng ta đang có sức cạnh

tranh, giá hạt giống rẻ chỉ bằng một nửa so với giống ngô lai nhập khẩu. Năng suất và chất lượng ngô của chúng ta không thua kém các giống ngô lai của các

cơng ty nước ngồi, chính vì vậy đã góp phần quan trọng để tăng năng suất và

sản lượng ngơ của cả nước.

Tóm lại: Cây ngơ có vai trị quan trọng góp phần ổn định an ninh lương

thực quốc gia, đặc biệt thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi, tăng nguồn thu nhập cho người dân. Là cây trồng ngắn ngày được sử dụng nhiều trên đất ln canh, có khả năng thích ứng rộng, có tiềm năng cho năng suất cao, nhất là các giống ngơ

lai. Qua việc đánh giá tình hình sản xuất và tìm hiểu về giống ngơ để lựa chọn

giống cho phù hợp, việc đánh giá thực trạng sản xuất ngô, gắn với điều kiện

ngoại cảnh của địa phương để chọn giống ngô lai thích hợp đưa vào cơ cấu giống, cơ cấu luân canh là điều tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống ngô lai trung ngày tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)