Động thái tăng trưởng số lá và số lá cuối cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống ngô lai trung ngày tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 55)

Phần 4 : Kết quả và thảo luận

4.3. Động thái tăng trưởng số lá và số lá cuối cùng

Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây ngơ, nó quyết định đến năng suất cũng như phẩm chất của hạt. Số lá trên cây nhiều hay ít phục thuộc vào từng giống, cũng như phản ứng của giống đối với điều kiện môi trường, như ánh sáng,

nhiệt độ, lượng mưa trong tháng. Vì vậy việc theo dõi tốc độ tăng trưởng số lá

của cây ngô là rất cần thiết đặc biệt là trong công tác nghiên cứu.

Qua bảng 4.4 chúng tôi nhận thấy: Ở vụ Đông năm 2014, qua 20 ngày số lá mọc dao động từ 7,0 - 8,5 lá/cây, các giống NK 4300, P 4199, LVN 61 có số lá ít

nhất (7,0 lá/cây), giống có số lá nhiều nhất là PAC 999 (8,5 lá). Giai đoạn 30

ngày thì số lá trên cây có sự chênh lệch rõ ràng giữa các giống ngơ tham gia thí

NK 7328 (10,1 lá/cây), giống có số lá nhiều nhất là PAC 999, DK 9955, B 265 (11,4 lá/cây). Sau 40 ngày dao động từ 13,0 - 14,6 lá/cây, giống có số lá ít nhất là P 4199 (13,0 lá/cây), giống có số lá nhiều nhất là DK 9955 (14,8 lá/cây). Tổng số lá trên cây giao động từ 14,4 - 14,7 lá/cây, trong đó giống có số lá nhiều nhất là NK 6654 (15,2 lá/cây), nhiều hơn giống đối chứng LVN 61 là 1,0 lá/cây.

Ở vụ Xuân năm 2015: giai đoạn 20 ngày sau gieo số lá mọc dao động từ 7,1

- 8,8 lá/cây, giống có số lá ít nhất là NK 4300 (7,1 lá/cây), giống có số lá nhiều

nhất là NK 67 (8,8 lá/cây). Giai đoạn 30 ngày thì số lá dao động từ 10,2 - 11,9

lá/cây, giống có số lá/cây ít nhất là P 4199 (10,2 lá/cây), giống có số lá nhiều nhất là PAC 999 (11,9 lá/cây). Sau 40 ngày số lá dao động từ 13,8 - 14,8 lá/cây, giống có số lá ít nhất là NK 4300 (13,8 lá/cây), giống có số lá nhiều nhất là DK 9955 (14,8 lá/cây). Tổng số lá trên cây giao động từ 14,8 - 15,0 lá/cây, trong đó giống có số lá nhiều nhất là PAC 999, DK 9955, B 265 (15,0 lá/cây), giống có số lá ít nhất là NK 4300, PAC 339, P 4199 (14,8 lá/cây).

Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng số lá

ĐVT: lá Chỉ tiêu

Giống

20 ngày SG 30 ngày SG 40 ngày SG SLCC

VX VX VX VX NK 4300 7,0 7,1 10,1 10,8 13,4 13,8 14,5 14,8 NK 7328 7,3 7,5 10,1 10,3 13,4 14,1 14,5 14,9 NK 6654 7,2 7,3 10,2 10,9 13,3 14,3 14,7 14,9 NK 67 8,4 8,8 11,3 11,4 14,4 14,5 14,5 14,9 PAC 999 8,5 8,6 11,4 11,9 14,3 14,3 14,5 15,0 PAC 339 7,4 7,5 10,2 10,3 13,2 14,2 14,4 14,8 DK 9955 8,4 8,6 11,4 11,8 14,6 14,8 14,6 15,0 P 4199 7,0 7,3 10,2 10,2 13,0 14,1 14,4 14,8 B 265 8,0 8,3 11,4 11,8 14,5 14,6 14,6 15,0 LVN61(đ/c) 7,0 7,2 10,2 10,4 13,7 14,2 14,4 14,9 LSD0,05 0,31 0,30 CV% 1,3 1,2

Ghi chú : VĐ vụ Đông, VX vụ Xuân, SLCC: Số lá cuối cùng

So với vụ Đông 2014, số lá của các giống ở vụ Xuân 2015 nhiều hơn, điều này cho thấy tiềm năng năng suất của giống ở vụ Xuân 2015 cao hơn vụ Đông 2014. Như vậy, qua việc theo dõi tốc độ tăng trưởng số lá của các giống cho thấy

giống nào có tốc độ tăng số lá mạnh đồng nghĩa với khả năng sinh trưởng phát

triển tốt, có tiềm năng cho năng suất cao.

Hình 4.3 Động thái tăng trưởng số lá vụ đông 2014

Đối với các giống tham gia thí nghiệm, chúng tơi nhận thấy hầu hết các

giống đều sinh trưởng phát triển tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống ngô lai trung ngày tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)