Biểu đồ về năng suất thực thu của các giống ngơ trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống ngô lai trung ngày tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 87)

Qua bảng số liệu 3.10 và hình 3.5 cho thấy:

Ở vụ Đông 2014, năng suất thực thu của các giống ngơ thí nghiệm biến động

từ 34,29 - 62,14 tạ/ha. Các giống PAC 339 và DK 9955 có năng suất thực thu cao

nhất đạt 60,48 tạ/ha và 62,14 tạ/ha, vượt cao hơn đối chứng LVN 61 (47,16 tạ/ha).

Hai giống có năng suất thực thu thấp nhất là NK 4300 (34,29 tạ/ha) và B 265 (42,03tạ/ha), do 2 giống này có các chỉ tiêu cấu thành năng suất đều kém hơn các giống khác. Ngoài ra giống NK 4300 bị đổ nên cho năng suất thấp hơn các giống khác.

Trong vụ Xuân 2015, năng suất thực thu của các giống ngơ tham gia thí nghiệm dao động từ 50,24 - 68,81 tạ/ha . Các giống P 4199, PAC 999, PAC 339, DK

9955 có năng suất cao nhất đạt 66,90 - 68,81 tạ/ha cao hơn đối chứng LVN 61

(58,43 tạ/ha) ở mức ý nghĩa thống kê, vì 4 giống trên có tất cả các chỉ tiêu cấu thành

năng suất đều khá cao. Giống NK 4300 có năng suất thực thu thấp nhất là 50,24

tạ/ha.

Qua hai vụ thí nghiệm vụ Đơng 2014 và vụ Xn 2015, cho thấy năng suất thực thu của vụ Xuân 2015 cao hơn vụ Đơng 2014. Các giống có năng suất cao và ổn định ở cả hai vụ là PAC 339 và DK 9955.

4.8. KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH VÀ CHỐNG ĐỔ 4.8.1. Khả năng chống chịu sâu, bệnh của các giống ngơ thí nghiệm 4.8.1. Khả năng chống chịu sâu, bệnh của các giống ngơ thí nghiệm

Sâu bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến sinh trưởng,

phát triển và năng suất của ngô. Cây ngô là một loại cây trồng bị nhiều loại sâu

bệnh gây hại, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như nước ta.

Trong mỗi giai đoạn của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô đều xuất hiện các loại sâu bệnh khác nhau. Thời kỳ cây con từ lúc mới mọc đến 5 - 6 lá, sâu xám gây hại rất mạnh, sâu ăn lá và sâu đục thân gây hại mạnh ở giai đoạn cây con đến trước khi trỗ cờ, sâu gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, gây hại đến bộ lá, làm tăng tỷ lệ đổ, gẫy ... Bệnh hại ngơ có nhiều loại nhưng chủ yếu là bệnh

khô vằn và đốm lá, mức độ gây hại tuỳ thuộc vào từng năm, từng thời vụ khác

nhau và tuỳ điều kiện thâm canh. Ngoài ảnh hưởng do sâu bệnh hại, cây ngơ cịn

phải chịu một số tác động khác như gió to, lũ qt ... vì vậy chọn tạo giống có

năng suất cao nhưng cũng phải có khả năng chống đổ tốt thì mới đem lại hiệu

quả cao. Kết quả nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và chống đổ được trình bày ở bảng 4.12 và 4.13.

Bảng 4.12. Khả năng chống chịu sâu hại chính trên các giống thí nghiệm

Giống Sâu đục thân (điểm 1-5) Sâu đục bắp (điểm 1-5) Rệp cờ (điểm 1-5) VĐ VX VĐ VX VĐ VX LVN 61 (đ/c) 1 1 1 1 2 2 NK 4300 1 1 1 1 2 1 NK 7328 1 1 1 1 1 1 NK 6654 1 1 1 1 2 2 NK 67 1 1 1 1 1 1 PAC 999 1 1 1 1 1 1 PAC 339 1 1 1 1 1 1 DK 9955 1 1 1 1 1 1 P 4199 1 1 1 1 1 1 B 265 1 1 1 1 1 1

- Sâu đục thân,sâu đục bắp (Ostrinia nubilalis) :

Là một trong vài loài dịch hại nguy hiểm nhất đối với cây ngô của nước ta

hiện nay. Chúng thường gây hại khá nặng (tỷ lệ cây bị hại có khi lên đến

80-90%) và rất phổ biến ở nhiều vùng trồng ngô của nước ta, nhất là vào mùa

mưa. Sâu có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây ngô, nhưng thường hại nhiều nhất từ khi cây trỗ cờ đến hình thành bắp. Triệu chứng dễ phát hiện là khi quan sát trên ruộng thấy các lỗ đục gần như thẳng hàng cắt ngang qua mặt lá. Khi sâu non tuổi 1 chỉ có thể gặm được lớp biểu bì mà chưa làm thủng lá và như vậy chưa đục vào thân. Khi sâu tuổi lớn cũng như ngô đã lớn (từ 7 - 9 lá cho đến chín sáp) sâu non đục vào thân ở nửa dưới của mỗi lóng sát với mỗi đốt bên dưới. Sâu có thể phát sinh rộng, thậm chí 1 cây ngơ có thể 2 - 3 lỗ đục. Sâu càng lớn lỗ đục càng to, khi gặp gió cây ngơ sẽ bị gãy ngang thân.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỉ lệ nhiễm sâu đục thân của các giống trong 2

vụ theo dõi đều ở mức nhẹ (<5% số cây bị đục) được đánh giá ở điểm 1, tương

đương với đối chứng.

- Rệp cờ (Rhopalosiphum maidis):

Đối tượng này hại chủ yếu cờ ngô (người nông dân thường gọi là muội

hại ngô). Chúng thường xuất hiện khi cây ngô chuẩn bị trỗ và kéo dài đến lúc trỗ xong. Khi rệp xuất hiện nhiều, chúng chích hút dịch của lá bao cờ và cờ, làm cho lá bị bạc trắng và bao phấn bị khô dẫn đến thiếu phấn. Sự gây hại của rệp cờ ảnh hưởng đến q trình trỗ cờ, tung phấn của cây ngơ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỉ lệ nhiễm rệp cờ của các giống trong 2 vụ theo dõi đều ở mức nhẹ tương đương và nhẹ hơn so với đối chứng.

Bảng 4.13. Khả năng chống chịu bệnh hại chính trên các giống thí nghiệm Giống Bệnh khơ vằn (%) Giống Bệnh khô vằn (%) Bệnh đốm lá lớn (1-5) Bệnh đốm lá nhỏ (1-5) VĐ VX VĐ VX VĐ VX LVN 61 (đ/c) 8,33a 9,17ab 2 1 2 2 NK 4300 8,42a 10,96a 2 1 2 2 NK 7328 5,02bc 7,69b 1 1 2 2 NK 6654 5,15bc 7,50b 1 1 3 2 NK 67 5,22bc 8,40b 1 1 2 1 PAC 999 4,19bc 6,67bc 2 1 2 2 PAC 339 3,38c 3,33c 1 1 2 1 DK 9955 4,17b 3,38c 1 1 2 1 P 4199 5,96b 5,00c 2 1 2 2 B 265 7,56ab 6,75bc 1 1 2 2 CV% 22,0 28,6 - - - - LSD0,05 2,17 1,87 - - - -

Ghi chú: VĐ vụ Đông, VX vụ Xuân

- Bệnh khô vằn (Rhizatonia solani kuhn): Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô song biểu hiện rõ và nặng hơn khi cây ngô chuẩn bị trỗ cờ và phát triển dần đến khi thu hoạch. Các vết bệnh khơ vằn có

hình loang lổ khơng định hình, bệnh hại ở lá phía dưới trước, xuất hiện từ bẹ lá

rồi lan lên phiến lá, gây thối khô vỏ thân làm cây dễ bị đổ. Bệnh phát triển lan tới bắp gây chín ép, khối lượng hạt giảm. Sự xâm nhập của bệnh chủ yếu bằng các hạch nấm (selerotia), ngồi ra các sợi nấm cũng đóng vai trị quan trọng.

Số liệu bảng 4.13 cho thấy các giống NK4300 có tỷ lệ nhiễm bệnh khơ vằn cao hơn đối chứng, các giống ngơ cịn lại có tỷ lệ cây bị bệnh khô vằn đều thấp hơn giống đối chứng LVN 61 ở cả 2 vụ. Trong đó giống PAC 339, DK 9955

có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh thấp nhất ở cả 2 vụ. Các giống cịn lại có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh khơ vằn tương đương nhau.

- Bệnh đốm lá (đốm lá lớn - Helminthosporium; đốm lá nhỏ - H.

maydis):

Bệnh đốm lá xâm nhiễm chủ yếu nhờ các bào tử (conidio phore), vết

bệnh có hình bầu dục. Khi cây ngô bị bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau

làm cho toàn bộ mặt lá bị khơ. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ khơng khí cao

hoặc buổi sáng có sương. Có tác hại làm giảm diện tích quang hợp, đặc biệt là giai

đoạn trỗ và sau trỗ nếu bị nặng sẽ làm giảm năng suất ngơ.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tơi thấy: Ở cả 2 vụ các giống đều nhiễm bệnh đốm lá lớn nhẹ hơn bệnh đốm lá nhỏ.

Vụ Đông 2014 giống ngô NK 6654 nhiễm bệnh đốm lá nhỏ nặng hơn được đánh giá ở điểm 3. Các giống ngơ cịn lại tham gia thí nghiệm đều bị bệnh đốm lá hại ở mức độ nhẹ và tương đương đối chứng được đánh giá điểm 2.

Vụ Xn 2015 các giống thí nghiệm có mức độ nhiễm bệnh đốm lá thấp

hơn vụ Đông 2014. Vụ Xuân 2015, hầu hết các giống đều chống chịu tốt với

bệnh đốm lá lớn. Các giống NK 67, PAC 339, DK 9955 được đánh giá về chống

chịu bệnh đốm lá nhỏ tốt (1 - 10% diện tích lá bị bệnh), đánh giá điểm 1. Các

giống còn lại mức độ nhiễm bệnh tương đương đối chứng được đánh giá điểm 2 (11 - 25% diện tích lá bị bệnh).

4.8.2. Khả năng chống đổ của các giống ngơ tham gia thí nghiệm

Là đặc điểm quan trọng có ảnh hưởng lớn đến năng suất ngơ. Theo ước tính, hàng năm gió bão làm giảm sản lượng ngơ từ 10 - 15%. Do đó cơng tác nghiên cứu, chọn lọc dịng ngơ có khả năng chống đổ gãy là hết sức cần thiết, nhất đối với các dịng ngơ được dùng làm thành phần mẹ trong sản xuất hạt giống ngơ lai phải có khả năng chống đổ tốt để giảm thiệt hại về năng suất, sản lượng. Đổ cây gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây ngô. Theo Giáo Sư Trần Hồng Uy (2004) hiện tượng đổ gãy thường xảy ra ở giai đoạn trước và sau trỗ cờ. Ở những ruộng ngô bị đổ năng suất có thể giảm từ 50 đến 75%.

Để đánh giá được khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi của

các giống ngơ thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi và nghiên cứu chỉ tiêu

đổ rễ và thân. Ngô bị đổ gãy ảnh hưởng lớn đến năng suất, nếu cây nào đổ thân

Nền đất trồng, chế độ canh tác như: nước, phân bón, kỹ thuật chăm sóc, sâu bệnh. Ngồi ra cịn phụ thuộc vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, sự phát triển của bộ rễ, độ cứng của cây và điều kiện ngoại cảnh. Nếu một giống ngô mới có khả năng sinh trưởng tốt, các yếu tố cấu thành năng suất có triển vọng, nhưng tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh kém thì cũng khơng được coi là giống tốt.Vì vậy, đánh giá chính xác khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh sẽ giúp cho công tác chọn tạo giống nói chung, khảo kiểm nghiệm giống ngơ nói riêng thành cơng và chọn

được giống ngô mới tốt nhất cho vùng sinh thái nào đó. Kết quả theo dõi chỉ tiêu đổ rễ, đổ thân trong vụ Đông 2014 và vụ Xuân 2015, được thể hiện ở bảng 4.14.

Bảng 4.14. Khả năng chống đổ của các giống tham gia thí nghiệm

Giống Đổ rễ (%) Đổ gẫy thân (1-5)

VX VX NK 4300 1,69 1,29 1 1 NK 7328 3,42 2,56 1 2 NK 6654 1,67 1,27 1 1 NK 67 1,71 0,84 1 1 PAC 999 1,68 1,25 1 1 PAC 339 1,26 0,84 1 1 DK 9955 1,27 0,42 1 1 P 4199 1,28 1,69 1 1 B 265 1,26 0,85 1 1 LVN 61 (đ/c) 1,69 0,83 1 1

Ghi chú: VĐ vụ Đông, VX vụ Xuân

Trong điều kiện vụ Xuân, cuối vụ xảy ra mưa to gió lớn có thể làm đổ gãy cây nhưng qua theo dõi, kết quả bảng 4.14 cho thấy hầu hết các giống đều có khả năng chống đổ tốt, tỷ lệ cây đổ rễ dao động từ 1,26% - 1,71% ở vụ Đông 2014 và từ 0,42% - 1,69% ở vụ Xuân 2015, giống có khả năng chống đổ kém nhất là NK 7328

(kể cả 2 vụ). Những giống còn lại khả năng chống đổ tương đối tốt vì vậy hầu hết

các giống đều khơng bị đổ, riêng chỉ có NK 7328 xuất hiện cây đổ thân ở vụ Xuân 2015 được đánh giá ở điểm 2.

4.9. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC GIỐNG NGƠ THÍ NGHIỆM

Hiệu quả kinh tế là mục tiêu cuối cùng của tất cả các cơng trình chọn tạo giống. Một giống tốt có triển vọng là giống mang những đặc tính: sinh trưởng phát triển tốt, có khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt và

đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất.

Hiệu quả kinh tế được tính bằng số tiền lãi thu được sau khi hạch toán sản xuất, bằng tổng thu – tổng chi.

Bảng 4.15. Hạch tốn kinh tế cho các giống ngơ lai thí nghiệm

Đơn vị: nghìn đồng/ha

Chỉ tiêu Giống

Tổng chi Tổng thu Lãi Chênh lệch ĐC

VX VX VX VX NK 4300 14560 14980 22288 32656 7728 17676 -9485 -6443 NK 7328 14700 15120 31109 38226 16409 23106 -805 -1013 NK 6654 13720 14140 30023 37765 16303 23625 -910 -494 NK 67 14280 14700 30069 39000 15789 24300 -1425 180 PAC 999 14140 14560 30491 44726 16351 30166 -862 6047 PAC 339 14140 14560 39312 43641 25172 29081 7958 4961 DK 9955 14560 14980 40391 44265 25831 29285 8617 5165 P 4199 14700 15120 29653 43485 14953 28365 -2261 4245 B 265 14280 14700 27319 38382 13039 23682 -4174 -437 LVN 61 (đ/c) 13440 13860 30654 37979 17214 24119

Ghi chú: VĐ vụ Đông, VX vụ Xuân

Qua bảng 4.15 cho thấy chi phí và tổng thu ở vụ đông và vụ xuân khác nhau và giữa các giống cũng có sự khác nhau.

- Chi phí chung: là những chi phí về phân bón, cơng lao động, về thuốc bảo

vệ thực vật và chi khác trên 1 đơn vị diện tích của các giống là như nhau. Vụ

xuân chi phí chung (11.900.000 đồng/ha) cao hơn so với vụ đông (11.480.000

đồng/ha) do vụ xuân phun thuốc Bảo vệ thực vật nhiều hơn vụ đông 1 lần phun

- Chi phí riêng: là chi phí tiền giống, các giống khác nhau có giá bán trên

thị trường khác nhau, phụ thuộc vào nhà sản xuất và người kinh doanh.

- Tổng thu: Số tiền thu được sau khi bán lượng ngơ tính theo năng suất thực

thu, với giá ngô trên thị trường thời điểm nghiên cứu. Giống ngô nào cho năng

suất cao thì tổng thu lớn.

Vụ đông 2014 Tổng thu của giống ngô PAC339 (39.312.000 đồng/ha),

DK9955 (40.391.000 đồng/ha) cho tổng thu cao hơn đối chứng, các giống cịn lại có tổng thu thấp hơn đối chứng.

Vụ xuân 2015 Tổng thu của các giống ngô PAC999, PAC339, DK9955, NK67, P4199 cao hơn đối chứng, các giống còn lại đều thấp hơn đối chứng.

Tổng thu cả 2 vụ của giống ngô NK4300 đều thấp nhất đạt 22.288.500

đồng/ha (vụ đông 2014) và 32.656.000 đồng/ha (vụ xuân 2015).

- Tiền lãi: là khoản người sản xuất thu về sau khi đã trừ chi phí đầu tư. Tiền

laic càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao. Qua hạch toán kinh tế cho thấy trong cả 2 vụ giống ngô PAC339, DK9955 cho lãi cao nhất, thấp nhất là giống NK4300 thấp hơn đối chứng.

- Chênh lệch lãi thể hiện hiệu quả sản xuất của các giống so với giống đối chứng, giống nào có hiệu quả sản xuất cao hơn đối chứng thì chênh lệch dương, thấp hơn thì chênh lệch âm. Qua bảng 4.15 cho thấy sản xuất hai giống PAC339,

DK9955 đem lại hiệu quả cao. Giống cho hiệu quả thấp nhất là NK4300, có

chênh lệch lãi so với đối chứng là -9.485.500 đồng/ha (vụ đông 2014), -6.443.500

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Qua theo dõi, so sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và các đặc điểm

hình thái cũng như khả năng chống chịu và năng suất của các giống ngơ tham gia thí nghiệm vụ Đơng 2014 và vụ Xuân 2015 tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Các giống tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng ở vụ Đông từ

108-113 ngày, ở vụ Xuân từ 117-120 ngày, giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là PAC999 thời gian 113 ngày trong vụ Đông và 120 ngày trong vụ Xuân, giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là PAC339 và DK9955 trong vụ Đông 108 và trong vụ Xuân 117 ngày.

2. Các giống ngơ tham gia thí nghiệm có chiều cao cây từ 205,0 – 239,2 cm (vụ đông) và 209,1 – 244,0 cm (Vụ Xuân), giống có chiều cao cây cao nhất là NK67 (cao 239,2 cm vụ đơng, 244,0 cm vụ xn), giống có chiều cao cây thấp nhất là giống đối chứng LVN61 (cao 205 cm vụ đông, 209,1 cm vụ xuân).

3. Các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. mức độ bị sâu đục thân, sâu đục bắp gây hại từ nhiễm nhẹ (điểm 1); bệnh đốm lá lớn rất nhẹ điểm 1 và đốm lá nhỏ từ từ rất nhẹ đến nhiễm vừa (điểm 1-3); khả năng chống đổ rất tốt.

4. Các giống, PAC339 và DK9955 là những giống có năng suất cao ổn

định, bắp to, dài, số hạt/hàng và tỉ lệ hạt/bắp cao, màu sắc hạt vàng và năng suất

thực thu cao. Giống PAC339 năng suất thực thu vụ đông 60,48 tạ/ha, vụ xuân

68,81 tạ/ha; giống DK9955 có năng suất thực thu vụ đông 62,14 tạ/ha, vụ xuân

68,10 tạ/ha.

5. Qua hạch toán kinh tế cho thấy sản xuất giống ngô PAC339 và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống ngô lai trung ngày tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 87)