Thực trạng quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (TÓM tắt LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 40)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố

thành phố Hà Nội

2.2.1. Các cơ sở cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội Nội

2.2.1.1. Đặc điểm cơ sở cai nghiện ma túy công lập của thành phố Hà Nội

- Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có 07 cơ sở cai nghiện ma túy công lập do UBND Thành phố thành lập trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

- Quy mô, cơ sở vật chất: hiện nay, thành phố Hà Nội đang quản lý và duy trì hoạt động 07 cơ sở cai nghiện ma túy cơng lập với tổng diện tích đất tự nhiên 926.178 m2, quy mô thiết kế 7.650 người, khả năng tiếp nhận 5.650 người (theo quy định diện tích n m của học viên tối thiểu 2,5m2/người).

Bảng 2.2. Các cơ sở cai nghiện ma túy công lập của thành phố Hà Nội

STT Tên cơ sở Địa chỉ

Năm thành

lập

Quy mơ chăm sóc (ngƣời) Cơ sở vật chất hiện có (m2) Quy mơ thiết kế Khả năng tiếp nhận Diện tích đất tự nhiên Diện tích phòng ở 1

Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Hà Nội Xã Yên Bài - huyện Ba Vì 1988 1,200 1,000 147,730 3,631 2

Cơ sở cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội Xã Yên Bài -huyện Ba Vì 1992 1,000 800 240,700 4,346 3

Cơ sở cai nghiện ma túy số 3 Hà Nội Xã Tân Minh - huyện Sóc Sơn 2006 1,000 600 105,000 4,230 4

Cơ sở cai nghiện ma túy số 4 Hà Nội Xã Yên Bài -huyện Ba Vì 2002 1,300 900 233,280 5,146

5

Cơ sở cai nghiện ma túy số 5 Hà Nội Phường Xuân Phương - Từ Liêm 2007 650 450 3,468 1,000 6

Cơ sở cai nghiện ma túy số 6 Hà Nội Xã Tân Minh - huyện Sóc Sơn 2000 1,200 900 70,000 3,315 7

Cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội xã Xuân Sơn - Thị xã Sơn Tây 2002 1,300 1,000 126,000 6,000 Cộng 7,650 5,650 926,178 27,668

2.2.1.2. Tổ chức bộ máy và kính phi hoạt động tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập

a. Tổ chức bộ máy

- Tổ chức bộ máy cán bộ: mỗi cơ sở đều có Ban Giám đốc (Bao gồm 01 Giám đốc và 02 - 03 Phó Giám đốc) và 05 phịng chun mơn đảm bảo hoạt động chữa trị, quản lý, giáo dục học viên như: Phòng Y tế phục hồi sức khỏe, Phòng Quản lý-Giáo dục hòa nhập cộng đồng, Phòng Dạy nghề-Lao động sản xuất, Phòng Tổ chức hành chính và Phịng Bảo vệ. Riêng Cơ sở cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội, ngồi các phịng chức năng, cịn có thêm Phịng Chăm sóc ni dưỡng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn (đối tượng quản lý là trẻ nhi m HIV).

- Tổng số viên chức, lao động hợp đồng đang làm việc tại các cơ sở cai nghiện ma túy tính đến ngày 30/6/2020 là 815 người, trong đó: 479 người là viên chức và 336 lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2010/NĐ-CP.

b. Kính phí hoạt động

Hàng năm, UBND Thành phố đều báo cáo HĐND Thành phố phê duyệt số kinh phí hỗ trợ cho cơng tác đấu tranh phòng, chống ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai giai đoạn 2017-2020, cụ thể như sau:

Đối với cơng tác đấu tranh phịng, chống ma túy: tổng số kinh phí UBND Thành phố hỗ trợ Công an Thành phố là 22.520.000 triệu đồng. Đối với cơng tác phịng, chống ma túy tại cơ sở giao UBND quận, huyện, thị xã cân đối, bố trí nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp.

Đối với công tác cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai: tổng số kinh phí là 286.267,631 triệu đồng, trong đó: kinh phí bố trí cho Sở, ngành: 154.729,527 triệu đồng; kinh phí bố trí cho quận, huyện, thị xã: 131.538,104 triệu đồng.

2.2.1.3. Quy trình cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập

a. Giai đoạn tiếp nhận, phân loại người nghiện ma túy

- Tư vấn cho người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy về phương pháp cai nghiện, vai trị, trách nhiệm của gia đình để động viên người thân họ sẵn sàng cai nghiện

- Việc phân loại học viên phải dựa trên các tiêu chí:

+ Mức độ nghiện: nặng, nhẹ được căn cứ vào thời gian sử dụng ma túy, loại ma túy, phương pháp sử dụng, nh m mục đích phục vụ việc cắt cơn.

+ Theo nhân thận: tiền án, tiền sự, nhân thân tốt, nh m mục đích phục vị cơng tác quản lý lâu dài.

+ Theo bệnh tật; để có biện pháp chăm sóc sức khỏe cho thích hợp.

Cơng tác quản lý theo hồ sơ học viên vào cai nghiện được quản lý theo trình tự văn thư lưu trữ.

b. Giai đoạn điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội

Áp dụng các bài thuốc đông y hoặc thuốc từ dược liệu đã được Bộ Y tế cho ph p lưu hành và hướng dẫn điều trị hỗ trợ cắt cơn hoặc hướng dẫn điều trị cai nghiện ma túy đã được Bộ Y tế ban hành; thực hiện các biện pháp tâm lý, vật lý trị liệu, giúp cho người nghiện ma túy bớt lo âu, làm giảm hội chứng cai

c. Giai đoạn giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách

- Thực hiện liệu pháp tâm lý tập thể: Giao ban buổi sáng; hội thảo về các chủ đề đạo đức, trách nhiệm với gia đình và xã hội về tác hại của nghiện ma túy.

- Thực hiện liệu pháp tâm lý nhóm: Tổ chức người nghiện ma túy thành từng nhóm: nhóm cùng hồn cảnh, nhóm cùng tiến bộ. Tại nhóm, người nghiện ma túy có thể bày tỏ những tâm tư, vướng mắc, lo âu để mọi người trong nhóm cùng thảo luận, tìm cách giúp đỡ, xóa bỏ sự cơ độc, mặc cảm, thúc

đẩy sự tôn trọng lẫn nhau, sự cởi mở và chia sẻ giữa mọi người. Hoạt động này phải được duy trì thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng).

- Thực hiện liệu pháp tâm lý cá nhân: Tổ chức hoạt động tư vấn cá nhân giúp người nghiện ma túy tháo gỡ những vướng mắc, lo lắng về gia đình, sức khỏe, bệnh tật.

- Thực hiện liệu pháp lao động: Tổ chức cho người nghiện ma túy tham gia các hoạt động lao động hàng ngày như: dọn vệ sinh, nấu ăn, trồng cây và các hoạt động lao động khác nh m giúp người nghiện ma túy hiểu được giá trị của sức lao động và phục hồi sức khỏe.

- Liệu pháp thể dục - thể thao, vui chơi giải trí: Tổ chức cho người nghiện ma túy tham gia các hoạt động thể dục - thể thao, vui chơi giải trí như: bóng đá, bóng chuyền, văn hóa - văn nghệ, xem ti vi và các loại hình thể thao, giải trí khác. Những hoạt động trị liệu trên được lặp lại h ng ngày, xen kẽ với lao động trị liệu, duy trì h ng ngày từ 6 giờ đến 22 giờ (trừ giờ ăn trưa, nghỉ trưa, ăn tối).

d. Giai đoạn lao động trị liệu, học nghề

- Lao động trị liệu: Tổ chức lao động trị liệu với mục đích phục hồi sức khoẻ và kỹ năng lao động cho người nghiện ma túy. Căn cứ vào sức khoẻ, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp của người nghiện ma túy và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở cai nghiện; trong lao động trị liệu, khơng được giao khốn sản phẩm quá sức của người nghiện ma túy.

- Dạy nghề, tạo việc làm: tùy theo tình hình cơ sở vật chất, kinh phí, nhu cầu của người nghiện ma túy, cơ sở cai nghiện ma túy hoặc cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có thể mở các lớp dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma túy hoặc liên kết với các cơ sở dạy nghề để tổ chức dạy nghề và cấp chứng chỉ học nghề cho người nghiện ma túy.

đ. Giai đoạn phòng, chống tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng

Tư vấn các biện pháp phòng, chống tái nghiện cho người nghiện ma túy; các bài học từ chối sử dụng ma túy khi về cộng đồng, sử dụng thuốc chống tái nghiện nếu có nhu cầu; kiểm tra sức khoẻ trước khi rời khỏi cơ sở cai nghiện ma túy hoặc cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện và tổng kết bệnh án. Người nghiện ma túy đang điều trị nhi m HIV, bệnh lao hoặc các bệnh khác phải lập phiếu chuyển tới các điểm điều trị của ngành y tế tại cộng đồng để họ tiếp tục được điều trị. Nếu người nghiện ma túy thuộc diện phải chuyển sang các cơ sở

quản lý sau cai, hồ sơ bàn giao phải có: phiếu khám sức khoẻ, bản tổng kết kế hoạch cai nghiện, phiếu chuyển theo dõi điều trị nhi m HIV, bệnh lao (nếu có).

2.2.2. Những kết quả đã đạt được

2.2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện a. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Trong giai đoạn 2016-2020, Thành phố tích cực thực hiện Chỉ thị số 48/CT-TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Nghị quyết số 98/NĐ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phịng, chống và kiểm sốt cai nghiện ma túy trong tình hình mới và Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống và kiểm sốt ma túy.

b. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Với vai trò là cơ quan thường trực trong công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND Thành phố trình HĐND Thành phố ban hành các nghị quyết, quyết định về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy như: ....

c. Công tác xây dựng, ban hành Kế hoạch

- Phấn đấu 90% số người nghiện, người sử dụng ma túy có mặt tại cộng đồng có hồ sơ quản lý trên địa bàn Thành phố được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy.

- Phấn đấu 100% người hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy được quản lý sau cai, được tư vấn, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tạo việc làm với các hình thức phù hợp.

- Phát triển mơ hình quản lý sau cai nghiện ma túy tại các địa phương, ít nhất mỗi quận/huyện/thị xã áp dụng 01 mơ hình quản lý sau cai nghiện ma túy hiệu quả; tiếp tục duy trì hoạt động 36 Câu lạc bộ B93 tại các địa phương, phấn đấu có 80% Câu lạc bộ có số buổi và thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn, hiệu quả.

- Tổ chức dạy nghề cho 500 người cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở cai nghiện ma túy; hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm cho 30 người sau cai nghiện ma túy và hộ gia đình người sau cai nghiện tại cộng đồng.

d. Công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn

- Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các Hội nghị tập huấn, tuyên truyền các quy định của Pháp luật về phòng chống ma túy, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai.

- Tham mưu cho UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 225/KH- UBND ngày 12/12/2018 về triển khai thực hiện Đề án “Phối hợp truyền thơng phịng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Kết quả: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đơ thị đăng tải 31 phóng sự và 63 chuyên trang, chuyên đề về cơng tác phịng, chống mại dâm, ma túy; các Sở, ngành, địa phương đã tổ chức triển khai 14.907 buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền kiến thức cai nghiện, quản lý.

2.2.2.2. Kết quả công tác cai nghiện ma túy

Kết quả công tác cai nghiện ma túy được tổng hợp tại bảng 2.3, cụ thể như sau:

a. Công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng

Giai đoạn 2016-2020 các địa phương đã tổ chức cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng đối với 3.096/1.200 lượt người nghiện ma túy, đạt 258% chỉ tiêu theo kế hoạch giai đoạn, trong đó cai nghiện tự nguyện tại gia đình 2.099 lượt người, cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng 787 lượt người, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng 210 lượt người [41].

b. Công tác cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc

Giai đoạn 2016-2020, các địa phương đã ra quyết định và tổ chức đưa 4.166 lượt người nghiện ma túy vào cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở cai nghiện ma túy, trong đó số người có nơi cư trú ổn định 1.186 người, khơng có nơi cư trú ổn định 2.980 người [41].

c. Công tác cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập của Thành phố

Số người nghiện tham gia điều trị tự nguyện tại cơ sở cai nghiện tăng lên nhiều so với những năm trước, giảm số người cai nghiện bắt buộc từ 90% xuống còn 6% và điều trị tự nguyện tại các cơ sở công lập trước đây chỉ chiếm 10%, đến nay đã đạt trên 70% so với người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Giai đoạn 2016-2020, các cơ sở cai nghiện ma túy đã tiếp nhận quản lý và điều trị cho 11.117 lượt người cai nghiện tự nguyện trong đó hỗ trợ kinh phí 10.450 lượt người và khơng hỗ trợ kinh phí 667 lượt người [41].

d. Cai nghiện tại cơ sở cai nghiện do tổ chức, cá nhân thành lập

- Trên địa bàn Thành phố có 03 cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp ph p hoạt động theo Nghị định 147/2003 của Chính phủ, gồm: Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Bạch Đ ng; Trung tâm nghiên cứu điều trị cai nghiện b ng châm cứu thuộc Bệnh viện Châm cứu Trung ương; Phòng Điều trị nghiện ma túy và chống tái nghiện- Viện sức khỏe tâm thần thuộc Bệnh viện Bạch Mai.

- Kết quả giai đoạn 2016-2020, các cơ sở đã tiếp nhận điều trị cắt cơn nghiện ma túy cho 4.559 lượt người [41].

2.2.2.3. Kết quả công tác quản lý sau cai nghiện ma túy

Kết quả công tác quản lý sau cai nghiện ma túy được tổng hợp tại bảng 2.3, cụ thể như sau:

a. Công tác lập hồ sơ

Trước khi hết thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc 45 ngày, cơ sở cai nghiện ma túy gửi thông báo về việc học viên chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho UBND cấp xã nơi học viên cư trú để địa phương thực hiện kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng khi học viên trở về địa phương; tư vấn cho học viên về việc tái hòa nhập cộng đồng: các chế độ, các dịch vụ y tế liên quan đến cai nghiện ma túy và dự phòng lây nhi m HIV, hỗ trợ tạo việc làm, các Câu lạc bộ sau cai ma túy, Tổ công tác cai nghiện ma túy, Đội cơng tác xã hội tình nguyện, Nhóm tự lực tại địa phương nơi học viên cư trú.

- Giai đoạn 2010-2016: Thành phố thành lập 02 cơ sở quản lý sau cai nghiện, công xuất tiếp nhận tối đa 2.500 người vào quản lý sau cai nghiện theo Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ.

- Giai đoạn 2016 đến nay: Thành phố xác định lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở quản lý sau cai nghiện, số người vào quản lý sau cai nghiện đã thay đổi theo Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ, do vậy đã chuyển đổi chức năng nhiệm vụ quản lý

Một phần của tài liệu (TÓM tắt LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 40)