Câu hỏi sự kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới (Trang 49 - 51)

2.5.1.1 .Cặp thoại thông tin của giáo viên

2.6. Các hành vi ngôn ngữ giáo viên sử dụng trên lớp học

2.6.1.1. Câu hỏi sự kiện

Câu hỏi sự kiện có tần số xuất hiện nhiều nhất trong tổng số các câu hỏi nhận thức được giáo viên sử dụng (59,2%). Đây là loại câu hỏi thể hiện mức độ

nhận thức thấp nhất, bởi vì khi sử dụng loại câu hỏi sự kiện giáo viên chỉ đơn thuần yêu cầu học sinh nhận dạng các thông tin, sự kiện đơn giản và nhắc lại được những nội dung kiến thúc đã học. Xét một cách cụ thể, câu hỏi sự kiện thường có những kiểu loại dưới đây:

(1) Yêu cầu học sinh nhận biết các thông tin, sự kiện đơn giản

(28) Gv: - (Sau khi 1 học sinh đọc xong đề bài) Bài tập 1 yêu cầu các em làm gì? Phương Anh.

(Luyện từ và câu, lớp 5)

(2) Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung đã học

(29) Gv: - Thế bạn nào có thể nhắc lại cho cơ tiếng gà gáy nó như thế nào nhỉ?

(Từ ngữ, lớp 5)

(3) Yêu cầu học sinh nhắc lại câu trả lời của học sinh trước đó

(30) Gv: - Vậy ai đánh vần lại cho cô nào? Cô mời bạn Trung Sơn. Sơn: - Con thưa cô u â n uân uân.

Gv: - (Chỉ vào một Hs khác) Hs: - Con thưa cô u â n uân uân.

(Tập đọc, lớp 1)

(4) Yêu cầu học sinh hoàn chỉnh ý tên gọi sự vật hoặc khái niệm

(31) Gv: - À khi viết số ta viết chúng ta nhớ viết số hàng chục trước rồi viết số đơn gì nhở?

Hs: - Đơn vị ạ.

(Toán, lớp 1)

(5) Yêu cầu học sinh xác nhận tính đúng/sai của thơng tin

(32) Gv: - Nếu không tuân thủ luật giao thơng thì sẽ gây hậu quả là ảnh hưởng đến tính mạng, đúng khơng?

Hs: - Vâng ạ.

Một số ví dụ trên cho thấy, các câu hỏi sự kiện thường là loại câu hỏi đóng, chỉ yêu cầu những câu trả lời ngắn gọn hoặc có/khơng (ví dụ 3, 4), nhưng cũng có thể là những câu hỏi mở, yêu cầu những câu trả lời dài (các ví dụ 1, 2, 3), và chúng thường bắt đầu bằng những từ nghi vấn như “Như thế nào?”, “Vì sao?”, “Khi nào?” v.v. Tuy nhiên, những câu hỏi mở này cũng chỉ yêu cầu học sinh nhắc lại những thông tin đã học, đã biết cho nên thực chất chúng là những câu hỏi sự kiện “giả mở”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)