Phản hồi tiêu cực ,,,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới (Trang 59 - 62)

2.5.1.1 .Cặp thoại thông tin của giáo viên

2.6. Các hành vi ngôn ngữ giáo viên sử dụng trên lớp học

2.6.2.2. Phản hồi tiêu cực ,,,

Phản hồi tiêu cực là những nhận xét, đánh giá của giáo viên đối với những câu trả lời hay phần thực hành chưa đúng của học sinh so với đáp án của giáo viên. Giáo viên thường sử dụng những kiểu phản hồi tiêu cực dưới đây:

(1) Chê, phê bình trực tiếp

(55) Gv: - Một bạn nói cho cơ biết trước số 90 là số bao nhiêu? Bạn Dụ. Hs: - Con thưa cô trước số 90 là số 89 ạ.

Gv: - Nói bé quá nhờ! Nói làm sao mà cả lớp cùng nghe được chứ! (Toán, lớp 1)

(2) Đưa ra hình phạt

(56) Hs: - (Giơ tay xung phong lên làm bài trong đó có Diệu Linh)

Gv: - À nhiều bạn đã ra kết quả rồi. Cô không gọi Diêu Linh nữa đâu. Diệu Linh hay láu táu lắm, Diệu Linh phải chú ý nhớ.

(Toán, lớp 4) (57) Gv: - (Sau khi Gv cho lớp 5 phút thảo luận nhóm) Bây giờ mời ý kiến

của nhóm 1 do anh Hà Thành Đạt trình bày.

Đạt: - ...Tác hại...tuân thủ luật giao thông là ảnh hưởng kinh tế...gây chết người...

Hs: - (Một số cười)

Gv: - Thế này thì học gì! Vừa hơm trước chúng ta học rồi! Nhóm bạn Hồn giờ ra chơi chấp nhận trực nhât, được chưa nhóm bạn Hoàn?

(Đạo đức, lớp 4)

(3) Sửa lỗi trực tiếp

Giáo viên không chỉ lỗi của học sinh mà đưa ra ngay đáp án (khi học sinh chưa trả lời được). Ví dụ:

(58) Gv: - Tiết từ ngữ hơm nay chúng ta học bài gì nào? Ai biết? Cơ mời bạn Lê Hồng.

Hs: - Con thưa cô...

Gv: - Hôm nay các con sẽ học bài số 1.

(Ngữ pháp, lớp 3)

Một số trường hợp, giáo viên nói rõ câu trả lời của học sinh sai ở đâu nhưng ngay sau đó giáo viên cũng đưa ra đáp án đúng .

(59) Gv: - Cơ mời bạn Phượng nào! Nói lại cho cơ.

Hs: - Con thưa cô, cảng là bến đậu của tàu thuyền ở trên sông hoặc ở trên bờ biển.

Gv: - Bổ sung ý nữa? Để làm gì nhờ? Để làm gì? Để hành khách lên xuống và bốc dỡ hàng hóa. Ngồi xuống đi.

(Ngữ pháp, lớp 3)

(4) Sửa lại phần mắc lỗi cho đúng.

(60) Gv: - Vậy các em theo dõi nhớ khi đáp lời khen của người khác chúng ta cần nói với giọng như thế nào? Cơ mời Hà.

Hà: - Em thưa cơ nói với giọng vui ạ.

Gv: - À giọng vui vẻ đúng không?

(Tập làm văn, lớp 2)

(5) Yêu cầu giải thích thêm

Giáo viên chỉ ra cho học sinh biết câu trả lời chưa đúng hoặc chưa đầy đủ và yêu cầu học sinh tự sửa hoặc hoàn thiện.

(61) Gv: - Khi thực hiện phép tính chia chúng ta cần lưu ý điều gì nhở? Hùng nào.

Hs: - Em thưa cô khi chia chúng ta chia cho hàng nghìn trước ạ. Gv: - Nhưng trước tiên chúng ta phải làm gì?

(62) Gv: - Các em cho cô biết trông bác như thế nào? Đặc điểm này, râu này, tóc bác này và hình dáng của bác này. Nào Thanh.

Hs: - Em thưa cơ râu tóc bác bạc phơ ạ. Gv: - Cịn trán, đơi mắt bác thì như thế nào?

(Tập làm văn, lớp 2)

(6) Đưa ra câu hỏi với ngữ điệu hoài nghi và yêu cầu học sinh tự sửa lỗi.

(63) Hs: - Em thưa cơ thác Yaly có cảnh đẹp là khơng đâu có được...là chiều chiều, mọi người cịn xem chú tắc kè...

Gv: - (Ngắt) Có đúng khơng? Có đúng khơng nhỉ, Hà? Vẫn ở đoạn 1 cơ mà, đã đến đoạn 2 đâu hả bạn Hà. Chúng ta vẫn nhìn vào đoạn 1.

Hà: - Đó là mặt trời sói thẳng vào dịng nước lấp lánh như người ta vừa dát một mẻ vàng vừa luyện xong ạ.

Gv: - À, đấy là vẻ đẹp độc đáo. Em ngồi xuống.

(Tập đọc, lớp 5)

(7) Nhắc lại lỗi và yêu cầu học sinh tự sửa lỗi Ví dụ:

(64) Gv: - Làm thế nào chúng ta chuyển sang thành phép tính nhân? Các em cho cơ giáo biết chúng ta áp dụng tính chất nào? Quỳnh. Hs: - Phép tính kết hợp ạ.

Gv: - Sao lại kết hợp? Cơ vừa nói hơm kia rồi mà sao đã lại quên à? Hs: - Tính chất...9 +...

Gv: - Cơ đang hỏi tính chất gì cơ chứ cơ chưa hỏi về bài tốn? Hs: - .....

Gv: - Ngồi xuống. Em nào.

(Toán, lớp 5)

(8) Phản hồi siêu ngôn ngữ

Giáo viên không chỉ ra lỗi của học sinh mà yêu cầu học sinh tự tìm ra lỗi và sửa lỗi. Ví dụ:

(65) Gv: - Nào nhóm bạn Như nào?

Hs: - ...Còn về thiệt hại khơng chấp hành luật an tồn giao thơng là tác hại chết người ạ ...và thiệt hại về kinh tế ạ.

Gv: - Ai có nhận xét nhóm của bạn Như trình bày nào? Hà. Hà: - Em thưa cơ các bạn nói về tác hại vẫn còn thiếu ạ. Gv: - Rồi, thế em bổ sung?

(Đạo đức, lớp 4)

Như vậy, trên lớp học tiểu học có 8 loại phản hồi tiêu cực được giáo viên sử dụng. Trong đó 3 loại phản hồi đầu: chê, phê bình trực tiếp, đưa ra hình phạt và sửa lỗi trực tiếp ít được giáo viên sử dụng so với 5 loại phản hồi còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)