Câu hỏi giải thích

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới (Trang 51 - 52)

2.5.1.1 .Cặp thoại thông tin của giáo viên

2.6. Các hành vi ngôn ngữ giáo viên sử dụng trên lớp học

2.6.1.2. Câu hỏi giải thích

Đây là loại câu hỏi u cầu học sinh trình bày và giải thích những thơng tin, nội dung đã học theo cách hiểu của mình. Câu hỏi giải thích có tần số xuất hiện nhiều thứ hai sau câu hỏi sự kiện, chiếm 26,6% trong tổng số câu hỏi nhận thức. Khi giáo viên sử dụng loại câu hỏi này, đồng nghĩa với việc yêu cầu học sinh phải miêu tả, tóm tắt và giải thích những thơng tin theo cách hiểu của mình, qua đó thể hiện năng lực hiểu biết. Các câu hỏi giải thích thường hướng đến một số loại hoạt động tư duy cụ thể sau đây:

(1) Yêu cầu học sinh nhận xét

Giáo viên thường yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời/ phần thực hành của học sinh khác hoặc nhận xét các thông tin, đặc điểm của các sự kiện trong bài học.

(33) Gv: - Ai có nhận xét về nhóm của bạn Như trình bày nào? Hà.

(Đạo đức, lớp 4) (34) Gv: - Em có nhận xét gì về phép cộng này? Cơ mời Vân Anh.

(Tốn lớp 5)

(2) Yêu cầu học sinh giải thích.

(35) Gv: - À ghi sai là đúng. Thái giải thích cho cơ tại sao ghi là sai vào đây? (Toán, lớp 5) (36) Gv: - À, thế bây giờ cái số 159 này cô lại viết thêm, sau số 159 này cô điền thêm dấu phẩy và cơ viết thêm hai chữ số 0 nữa thì các em bảo

số 159 bây giờ chuyển thành số 159,00 thì các em thấy rằng hai số này như thế nào với nhau?

(Toán, lớp 5)

(3) Yêu cầu học sinh so sánh hai sự kiện, hiện tượng dựa vào những điều đã biết.

(37) Gv: - Thế thì so sánh với ba hộp trên thì con chuột ở hộp 4 sẽ như thế nào?

(Khoa học, lớp 4) (38) Gv: - Vậy cô hỏi các em phép chia ngày hơm nay có gì khác so với phép

chia bài tốn ngày hơm qua cơ giáo dạy? (Toán, lớp 3)

(4) Yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến, quan điểm về những điều đã học

(39) Gv: - À "em trồng cây", nếu em là người trồng cây thì em có ngọn gió, em có bóng mát, đúng khơng? Rồi bạn cùng trồng cây, vậy khuyến khích chúng ta điều gì đây?

(Tập đọc, lớp 3)

Nhìn chung, những câu hỏi giải thích này thường có hình thức là những câu hỏi “mở chân thực”, bởi vì chúng địi hỏi học sinh phải biết suy luận và lập luận, biết liên kết, biết so sánh, biết tổng hợp và đánh giá các thông tin, khơng chỉ là những cách diễn đạt đã có trong sách giáo khoa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)