Các mơ hình tương tác giáo viên-học sinh trong cặp thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới (Trang 41)

2.5.1.1 .Cặp thoại thông tin của giáo viên

2.5.2. Các mơ hình tương tác giáo viên-học sinh trong cặp thoại

Theo khảo sát của chúng tơi, mơ hình cấu trúc cặp thoại: giáo viên khởi xướng, học sinh hồi đáp, giáo viên phản hồi là mơ hình giao tiếp điển hình trong

hội thoại lớp học tiểu học bởi vì chúng chiếm số lượng áp đảo. Tuy nhiên, không phải trong cấu trúc trao đổi thầy trị nào cũng theo mơ hình trên mà chúng cịn có những mơ hình khác, chẳng hạn chúng có thể vắng mặt một trong các lượt lời nói trên. Cụ thể trong tổng số 1774 cặp thoại/trao đổi thầy trò trong 23 tiết học ở 6 kiểu cặp thoại vừa nêu, chúng thuộc về 3 mơ hình cấu trúc cặp thoại tương tác giáo viên-học sinh dưới đây:

1. Mơ hình 1: I – R – F

Giáo viên khởi xướng, học sinh hồi đáp, giáo viên phản hồi

2. Mơ hình 2: I - R

Giáo viên khởi xướng, học sinh hồi đáp (khơng có phản hồi của giáo viên)

3. Mơ hình 3: I – F

Học sinh khởi xướng, giáo viên hồi đáp

Đây là 3 mơ hình cơ bản có trong hội thoại dạy học theo tư liệu của chúng tôi và dưới đây là bảng phân bố các mơ hình ở từng tiết học cụ thể:

Bảng 2.3: Tần số sử dụng các mơ hình giao tiếp GV- HS

Mơ hình Tiết học

Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3 Tổng

1.Tập làm văn, lớp 2 45 26 10 81 2.Toán, lớp 2 57 24 11 92 3.Luyện từ và câu, lớp 5 50 7 1 58 4.Khoa, lớp 4 53 12 4 69 5.Toán, lớp 3 38 23 3 64 6.Tập đọc, lớp 4 80 33 113 7.Tập đọc, lớp 3 58 16 74 8.Toán, lớp 4 71 16 2 89 9.Toán, lớp 5 97 33 130 10.Đạo đức, lớp 4 70 25 1 96 11.Tập đọc, 5AG 39 11 50 12.Tập làm văn, 5B G 28 5 33 13.Từ ngữ,5BG 37 15 52 14.Toán, 5B G 71 31 102 15.Toán, 5A G 37 13 1 51 16.Tập đọc,1A NA 49 22 71 17.Tập đọc,2B NA 30 11 2 43 18.Toán,lớp 4 NA 66 46 1 113 19.Tập đọc,3B NA 44 11 55 20.Ngữ pháp, 4 NA 71 46 1 118 21.Từ ngữ-NF,3 NA 44 48 92 22.Toán, 1A NA 64 44 5 113 23. Tiếng Việt,4 NA 25 8 1 34 Tổng 1224 526 42 1792 Tỷ lệ % 68,3% 29,4% 2,3% 100% 2.5.2.1. Mơ hình I – R – F

Khi phân tích cấu trúc các trao đổi (hay gọi là cặp thoại) diễn ra trong hội thoại giữa giáo viên và học sinh trên lớp học, Sinclaire & Coulthard (1975) cũng thấy rằng ngơn ngữ thầy trị có cấu trúc điển hình là I – R – F trong đó:

Giáo viên: Khởi xƣớng (kí hiệu: I) Học sinh: Hồi đáp (kí hiệu: R) Giáo viên: Phản hồi (kí hiệu: F)

Chúng tơi gọi đây là mơ hình và mơ hình này có thể được diễn giải như sau: đầu tiên giáo viên là người khởi xướng, việc khởi xướng này chủ yếu được thực hiện bằng hành vi phát vấn (câu hỏi) hoặc bằng một số hành vi khác như giục, gợi nhắc, điều khiển… Khi nhận được câu hỏi hoặc yêu cầu của giáo viên,

học sinh có nghĩa vụ phải hồi đáp bằng việc thực hiện yêu cầu hoặc trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra. Sau khi học sinh thực hiện xong yêu cầu hoặc trả lời câu hỏi, giáo viên thường đưa ra những nhận xét, đánh giá hoạt động vừa thực hiện của học sinh và những nhận xét, đánh giá này chính là hành vi phản hồi của giáo viên. Ví dụ:

(21) Kh.xướng Gv: - Có rất nhiều bạn là hay nhầm lẫn giữa vần "uân" với vần "uâng". Bây giờ cả lớp ôn lại lai vần này cho cô nào. Cô xin mời bạn Quang.

Trả lời Hs: - Con thưa cô "huân chương".

Đánh giá Kh.xướng

Gv: - "Hn chương" trong này có rồi. Ngồi bài nào? Bạn Thiệp.

Trả lời Hs: - Con thưa cô "quân đội" ạ.

Đánh giá Kh.xướng

Gv: - Quân đội, quân đội thì khơng phải vần "n" bởi vì âm "qu" sau đến vần "ân" phải không nhờ.

Bạn khác nào. Dụ.

Trả lời Hs: - Con thưa cô "mùa xuân" ạ.

Đánh giá Gv: - À, mùa xuân. Bạn khác nào. Lan Phương.

(Tập đọc, lớp 1)

Như vậy, ở mơ hình này, giáo viên ln ở vai chủ động trong việc phân bố lượt lời cũng như trong việc chỉ định học sinh phát biểu và điều khiển, dẫn dắt cho diễn tiến của cuộc thoại diễn ra liên tục. Trong đó, khn mẫu giáo viên hỏi, học sinh trả lời, giáo viên nhận xét luôn được lặp đi lặp lại trong sự trao đáp lượt lời giữa giáo viên và học sinh.

Theo khảo sát của chúng tôi, cấu trúc giáo viên khởi xướng, học sinh hồi đáp, giáo viên phản hồi thực sự là mơ hình giao tiếp điển hình trong hội thoại lớp học bởi vì chúng chiếm số lượng áp đảo. Cụ thể trong tổng số 1792 trao đổi có đến 1224 trao đổi thuộc về mơ hình này chiếm 68,3% tổng số trao đổi trên lớp học.

2.5.2.2. Mơ hình I – R

Ngồi mơ hình chủ đạo nói trên, trên lớp học có khá nhiều trao đổi thầy trị thuộc mơ hình I - R. Các trao đổi thuộc mơ hình này chiếm số lượng đáng kể 29,4% tổng số trao đổi trên lớp học. Đây là mơ hình thiếu vắng lời phản hồi của giáo viên đối với câu trả lời hoặc phần thực hành của học sinh. Mơ hình này, thường được giáo viên sử dụng ở phần kiểm tra bài cũ, luyện tập hoặc ở những trao đổi trong đó giáo viên chủ yếu hỏi học sinh những câu hỏi sự kiện.Ví dụ:

(22) Kh.xướng Gv: - Nơi đỗ hoặc là điểm đỗ và đón khách của tàu hỏa gọi là gì?

Trả lời Hs: - (một số) Nhà ga ạ.

Kh.xướng Gv: - Thế còn điểm đỗ của máy bay gọi là gì?

Trả lời Hs: - Sân bay ạ.

Kh.xướng Gv: - Còn điểm đỗ của tàu thuyền người ta gọi là?

(Từ ngữ, lớp 3) (23) Kh.xướng Gv: - Ở bài tập 3 cho số bị chia, cho số chia, muốn tìm thương và số dư ta phải làm phép tính gì đây nhở? Cơ mời Tiến.

Trả lời Hs: - Em thưa cơ ta phải làm phép tính chia ạ.

Kh.xướng Gv: - Một bạn nhắc lại nào? Tuấn.

(Tốn, lớp 3)

Bên cạnh đó, mơ hình vắng lời phản hồi này cũng thường được sử dụng sau khi giáo viên thuyết giảng hoặc giảng giải xong một vấn đề nào đó, chủ yếu nhẳm thu hút sự chú ý của học sinh hoặc tìm kiếm sự đồng thuận của học sinh vào lời giảng. Ví dụ:

(24) Kh.xướng Gv: - Như vậy, hồ nước ở trên đất núi rừng Tây Nguyên này là do nước từ con sông Cô Cô chảy về phải không? Tạo nên một hồ nước tuyệt đẹp ở lưng chừng trời. Lưng chừng có nghĩa là ở mực nước cao so với mặt nước biển, các em rõ chưa?

Trả lời Hs: - (đồng thanh) Rồi ạ.

Kh.xướng Gv: - Hôm nay cô giới thiệu với các em một bài tập đọc

theo chủ đề khác gợi tả cho chúng ta một phong cảnh đất nước rất đẹp đó là thác Yaly. Bây giờ các em theo dõi cô đọc một lần.

(Tập đọc, lớp 5)

Ngồi ra, ở mơ hình thiếu vắng lời phản hồi cịn có một số trao đổi trong đó chỉ xuất hiện lời nói của giáo viên (I), khơng có sự hồi đáp của học sinh (R). Đó là những trao đổi giáo viên nhằm diễn giải, nhấn mạnh hoặc mở rộng làm rõ thêm một số chủ đề nội dung của bài học, hoặc nhằm chuẩn bị giới thiệu nội dung bài học mới. Mặc dù không yêu cầu sự hồi đáp từ phía học sinh, nhưng ở những trao đổi này, học sinh vẫn phải chú ý, tập trung lắng nghe. Chính vì vậy, xét ở góc độ trao đổi thơng tin, chúng vẫn có sự tương tác ngầm giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, những trao đổi này xuất hiện không đáng kể (3,5%). Ví dụ:

(25) Gv:

Giảng giải

- Ở bài tập số 1 này, chúng ta đã tìm hiểu được tác dụng của dấu phẩy. Vậy thì khi viết văn, khi làm bài các em cần phải sử dụng dấu phẩy cho chính xác. Nếu mà sử dụng sai nó dẫn đến tác dụng hiểu sai nội dung của câu văn đi và nó dẫn đến những hậu quả gì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài tập số 2.

2.5.2.3. Mơ hình I – F

Đây là mơ hình khác hẳn với hai mơ hình trên, nếu ở hai mơ hình trên giáo viên là người khởi xướng thì ở mơ hình này học sinh là người chủ động khởi xướng.Ví dụ:

(26) Kh.xướng Hs: - Em thưa cô hai bạn này cứ đấm đá nhau ạ.

Hồi đáp Gv: - (Lừ mắt) nào, hai bạn này. Tạ Phương ơi!

(Tập làm văn, lớp 2) (27) Kh.xướng Hs: - (1 HS tự đứng lên) Em thưa cô bài của bạn Hồng

sai câu đầu ạ.

Hồi đáp Gv: - Sai phép tính đầu hay câu đầu?

Kh.xướng Hs: - Em thưa cơ sai phép tính đầu ạ.

Hồi đáp Gv: - (Nhìn lên bảng) Phép tính đầu...

(Tốn, lớp 5)

Theo thống kê của chúng tơi, trung bình mỗi tiết học ở bậc tiểu học có khoảng 78 trao đổi thuộc về cả 3 mơ hình nói trên, trong đó các trao đổi thuộc 2 mơ hình giáo viên khởi phát chiếm tỷ lệ lớn nhất 97,7% còn lại các trao đổi

thuộc về mơ hình này, mơ hình học sinh chủ động khởi xướng chiếm số lượng

không đáng kể chỉ là 2,3%. Mặt khác khi xem xét toàn bộ nội dung trao đổi

thuộc về mơ hình học sinh chủ động khởi xướng (tức là mơ hình 3: I – F) trong số 42 trao đổi, chúng tơi nhận thấy, có đến 22 trao đổi là học sinh nói đến các vấn đề ngồi lề (thí dụ như xin ra ngồi, xin vào lớp, mách bạn nói chuyện…) và chỉ có 20 trao đổi là đề cập đến nội dung bài học. Điều này bước đầu cho thấy, trên lớp học hiện nay, việc dạy và học chủ yếu vẫn theo mơ hình truyền thống: giáo viên là người khởi phát và giáo viên là người nói nhiều hơn học sinh.

2.6. Các hành vi ngôn ngữ giáo viên sử dụng trên lớp học

Các hành vi ngôn ngữ của giáo viên ở đây chúng tôi cũng nhận diện theo chức năng của chúng đối với bước thoại, và bước thoại lại được xác định theo chức năng của chúng trong bài học. Nghĩa là chúng sẽ trả lời cho câu hỏi: hành vi này được dùng để làm gì và chúng có vai trị, chức năng gì trong dạy và học.

Cho nên khái niệm hành vi ở đây có thể khơng trùng với khái niệm hành vi ngôn ngữ của Austin. Dưới đây là bảng tấn số sử dụng các hành vi ngôn ngữ ở 23 tiết học. Bảng 2.4: Tần số sử dụng các hành vi của Gv và Hs ở 23 tiết học Stt Hành vi Tần số Phần trăm 1 Phát vấn 1270 18,5% 2 Điều khiển 902 13,1% 3 Thông tin 758 11% 4 Giục 179 2,6% 5 Gợi nhắc 210 3,1% 6 Xin phép 80 1% 7 Chỉ định 894 13% 8 Trả lời 1609 23,4% 9 Chấp nhận 470 6,8% 10 Đánh giá 296 4,3% 11 Siêu trần thuật 58 0,8% 12 Kết luận 31 0,5% 13 Móc lại 5 0% 14 Ngoài lề 105 1,5% Tổng 6867 100%

Kết quả thống kê ban đầu cho thấy, trung bình có khoảng 306 lượt hành vi trong 1 giờ học. Cũng theo nguồn tư liệu, chúng tôi nhận diện được 14 hành vi trong tổng số 21 hành vi Sinclair & Coulthard đã nhận diện có trong hội thoại giảng dạy. Đó là các hành vi: 1/Phát vấn; 2/ Điều khiển; 3/ Thông tin; 4/ Giục;

5/ Gợi nhắc; 6/ Xin phép; 7/ Chỉ định; 8/ Trả lời ; 9/ Chấp nhận; 10/ Đánh giá; 11/ Siêu trần thuật; 12/ Kết luận; 13/ Móc lại; 14/ Ngồi lề. Trong 14 hành vi này, chỉ có hành vi xin phép, trả lời và một phần hành vi ngoài lề là của học sinh còn lại chủ yếu là hành vi của giáo viên. Ngồi ra có sự khác biệt về tần số sử dụng giữa các hành vi, cụ thể: phát vấn, trả lời, điều khiển, thông tin, chỉ định và phản hồi (bao gồm 2 hành vi chấp nhận và đánh giá) là những hành vi có tần số sử dụng cao nhất.

Như phần trên cho thấy, nội dung cuộc thoại (nội dung bài học) được triển khai, diễn tiến qua những cặp trao đáp luân phiên giữa giáo viên và học sinh và dưới các cặp trao đáp chính là các hành vi ngơn ngữ. “Trong hội thoại sư phạm,

những hành vi này vừa phục vụ cho mục đích giao tiếp vừa phục vụ cho mục đích giảng dạy” [19, tr. 35]. Cho nên phần dưới đây chúng tôi sẽ đi vào miêu tả và phân tích một số hành vi ngơn ngữ cơ bản của giáo viên trong tương tác với học sinh, đó là hành vi phát vấn, hành vi phản hồi, hành vi điều khiển. Đây là

những hành vi phổ biến, xuất hiện với tần số áp đảo trong lớp học.

2.6.1. Hành vi phát vấn.

Hành vi phát vấn hay nói cách khác đó là việc sử dụng câu hỏi của giáo viên trong lớp học nhằm dẫn dắt học sinh tiếp thu nội dung bài học. Khi đưa ra câu hỏi, giáo viên khơng nhằm tìm kiếm thơng tin bởi giáo viên đã biết đáp án câu trả lời, mà mục đích chính là nhằm dẫn dắt học sinh tiếp thu nội dung bài học. Chính điều này làm nên sự khác biệt giữa câu hỏi của giáo viên trên lớp học với câu hỏi thông thường.

Câu hỏi của giáo viên thực tế đã được khá nhiều tác giả đề cập đến và được nghiên cứu theo hai hướng. Hướng thứ nhất chủ yếu xem xét câu hỏi theo hành vi tại lời của chúng, chẳng hạn như hành vi nêu vấn đề, hành vi yêu cầu, hành vi phản biện… [Nguyễn Thị Thìn & Phùng Thị Thanh, 2001]. Hướng thứ hai xem xét câu hỏi ở khía cạnh nhận thức, cụ thể nghiên cứu câu hỏi trong mối quan hệ với các cấp độ nhận thức của học sinh [Vũ Thị Thanh Hương, 2003] Trong nghiên luận văn này, chúng tôi sẽ xem xét câu hỏi theo khía cạnh nhận thức, nghĩa là chúng tôi sẽ đi vào miêu tả các câu hỏi theo hướng liên quan đến việc dạy-học nội dung bài học.

Theo Vũ Thị Thanh Hương, câu hỏi nhận thức là câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học và phản ánh cấp độ nhận thức được chờ đợi ở câu trả lời từ phía học sinh. Cũng theo tác giả, có 6 loại câu hỏi nhận thức được giáo viên sử dụng trên lớp học đó là câu hỏi sự kiện, câu hỏi giải thích, câu hỏi vận dụng, câu hỏi phân tích, câu hỏi tổng hợp và câu hỏi đánh giá.

Dựa trên sự phân loại câu hỏi nhận thức trong hoạt động giảng dạy được Vũ Thị Thanh Hương đề xuất trên, chúng tôi tiến hành nhận diện các loại câu

hỏi nhận thức được giáo viên sử dụng trên lớp học bậc tiểu học theo nguồn tư liệu của chúng tôi và dưới đây là bảng kết quả:

Bảng 2.5: Tần số sử dụng các loại câu hỏi nhận thức của giáo viên

Loại câu hỏi

Tiết học CH sự kiện CH giải thích CH vận dụng CH phân tích CH tổng hợp CH đánh giá Tổng 1.Tập làm văn, lớp 2 28 15 12 55 2.Toán, lớp 2 46 18 12 76 3.Luyện từ và câu,lớp 5 23 11 7 41 4.Khoa, lớp 4 7 8 0 15 5.Toán, lớp 3 17 7 6 30 6.Tập đọc, lớp 4 38 18 6 1 (tr4) 1 64 7.Tập đọc, lớp 3 38 7 8 53 8.Toán, lớp 4 35 16 9 60 9.Toán, lớp 5 62 21 12 95 10.Đạo đức, lớp 4 23 10 5 38 11.Tập đọc, 5AG 15 11 4 30 12.Tập làm văn, 5B G 12 9 6 27 13.Từ ngữ,5BG 18 14 10 42 14.Toán, 5B G 53 23 14 1(tr5) 91 15.Toán, 5A G 24 11 7 42 16.Tập đọc,1A A 16 15 2 2 35 17.Tập đọc,2B A 15 0 7 22 18.Toán,lớp 4 A 67 20 2 89 19.Tập đọc,3B NA 21 7 12 40 20.Ngữ pháp, 4 A 35 24 10 4 73 21.Từngữ-NF, 3 A 42 19 2 63 22.Toán, 1A A 41 17 3 61 23. Tiếng Việt, 4 A 11 4 3 18 Tổng 687 309 159 7 2 1160 Tỷ lệ % 59,2% 26,6% 13,7% 0,6% 0,1% 100%

Kết quả trình bày trong bảng 2.5 sơ bộ cho thấy, ở các lớp học bậc tiểu học giáo viên chủ yếu sử dụng 3 loại câu hỏi nhận thức: câu hỏi sự kiện, câu hỏi giải thích và câu hỏi vận dụng. Đối với hai loại câu hỏi phân tích và tổng hợp mặc dù giáo viên cũng sử dụng nhưng tần số rất thấp, không đáng kể về mặt thống kê bởi vì cả hai loại câu hỏi này chiếm tỷ lệ dưới 1% tổng số câu hỏi nhận thức.

2.6.1.1.Câu hỏi sự kiện

Câu hỏi sự kiện có tần số xuất hiện nhiều nhất trong tổng số các câu hỏi nhận thức được giáo viên sử dụng (59,2%). Đây là loại câu hỏi thể hiện mức độ

nhận thức thấp nhất, bởi vì khi sử dụng loại câu hỏi sự kiện giáo viên chỉ đơn thuần yêu cầu học sinh nhận dạng các thông tin, sự kiện đơn giản và nhắc lại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)