Bối cảnh giao tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới (Trang 28 - 30)

1.3 .Quan điểm của luận văn

2.1. Bối cảnh giao tiếp

Mỗi cuộc hội thoại đều gắn với một bối cảnh giao tiếp nhất định. Có thể nói bối cảnh giao tiếp chính là cái nền cho cuộc hội thoại diễn ra và chúng gồm các nhân tố như không gian, thời gian, địa điểm cụ thể xảy ra giao tiếp, vai giao tiếp…

2.1.1. Không gian và thời gian giao tiếp

Giao tiếp trên lớp học giữa giáo viên và học sinh là một hình thức giao tiếp có tính chuyên biệt bởi mục đích giao tiếp trên lớp học chính là thực hiện hoạt động dạy- học và tất cả những gì diễn ra trong lớp học chủ yếu phục vụ cho hai hoạt động này. Chính vì vậy, không gian giao tiếp trên lớp học được diễn ra ở một nơi yên tĩnh, cách biệt với các hoạt động bên ngoài.

Thời gian diễn ra một cuộc thoại ở trên lớp học được tính bằng tiết học. Các tiết học được sắp xếp và tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định đó là thời khóa biểu. Mỗi tiết học ở tiểu học thường có thời lượng từ 30 đến 45 phút tùy theo nội dung của từng môn học. Do đặc thù ở bậc tiểu học khơng có sự phân biệt rạch rịi từng tiết học như ở bậc phổ thông cơ sở và trung học, cho nên thơng thường các mơn học tốn, tập đọc thường được giáo viên điều phối thời gian nhiều hơn các môn như vẽ, đạo đức…

Hoạt động dạy và học thường được tiến hành chung cho cả lớp và với một số lượng học sinh nhất định phù hợp với khả năng quản lý, bao quát của giáo viên cũng như đảm bảo được chất lượng dạy và học. Thông thường, mỗi lớp học ở bậc tiểu học có số lượng ít học sinh hơn so với bậc phổ thông cơ sở và trung học, khoảng từ 25 đến 35 học sinh.

Trên lớp học, quan hệ giữa giáo viên-học sinh là quan hệ khơng ngang bằng, trong đó giáo viên ln ở vai cao hơn học sinh, đồng thời giáo viên luôn ở vai chủ thể hướng dẫn, điều khiền hoạt động dạy học, cịn học sinh có nhiệm vụ chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của thầy. Có thể nói, đây là loại hình giao tiếp có sự phân chia lượt lời rõ rệt. Khơng hoặc hiếm khi có chuyện tranh cướp lời. Thơng thường giáo viên ra câu hỏi và gọi một học sinh trả lời. Khi những học sinh khác muốn bổ sung cho câu trả lời phải chờ cho học sinh trước nói xong và sau đó được sự cho phép của giáo viên mới được quyền nói. Nếu trong khi một học sinh đang phát biểu mà học sinh khác nói xen ngang vào thường sẽ bị giáo viên phê bình “nói leo” hoặc “nói tự do” và điều này khơng được khuyến khích.

Lớp học là nơi diễn ra hoạt động dạy và học mang tính chất trang trọng, là tổ chức tập thể có tơn ty, trật tự trên dưới, nên giao tiếp trên lớp học cũng phải tuân theo nghi thức lời nói nhất định và đó là nghi thức trang trọng. Ở đây học sinh phải ăn nói đúng mực, lễ phép, tác phong phải chuẩn nếu không sẽ bị coi là vô lễ. Điều này là dễ hiểu bởi nền giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền giáo dục nho giáo “Tiên học lễ, hậu học văn” cùng với sự chịu ảnh hưởng của nền văn hố Á Đơng khác biệt nhiều so với phương Tây, nên điều này rất quan trọng, đặc biệt ở trong mơ hình học cổ điển truyền thống.

Trên lớp học, giáo viên là người điều khiển, điều hành trong suốt giờ học. Giao tiếp trên lớp học xét về vai đó là quan hệ thứ bậc, trong đó thầy/cơ giáo là bậc trên đối với học sinh, thầy/cô giáo là vai người dạy, học sinh là vai người học. Do vậy về nguyên tắc thầy/cô giáo là người ra lệnh, yêu cầu và học sinh phải tuân theo, đáp ứng. Tuy nhiên trong thực tế, nguyên tắc này có sự đan xen,

hòa quyện giữa các vai cũng như các phong cách chức năng khác nhau trong giao tiếp hội thoại lớp học, cũng như sự uyển chuyển của các nguyên tắc đó để phù hợp với đặc điểm lớp học, đặc biệt là đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học.

Đặc thù ở tiểu học là mỗi giáo viên chủ nhiệm một lớp và phụ trách dạy tất cả các mơn học của lớp mình (trừ mơn nhạc, ngoại ngữ và thể dục). Hàng ngày, giáo viên ln có mặt trên lớp và tiếp xúc thường xuyên với học sinh. Điều này làm cho tương tác giữa giáo viên - học sinh ln có sự gần gũi hơn so với bậc trung học cơ sở và phổ thông trung học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)