Cấu trúc đoạn thoại dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới (Trang 37 - 38)

1.3 .Quan điểm của luận văn

2.4. Cấu trúc đoạn thoại dạy học

Về mặt nội dung, đoạn thoại là do các cặp thoại liên kết với nhau về mặt chủ đề tạo nên. Các chủ đề khác nhau đó sẽ tương ứng với các đoạn thoại khác nhau. Trong mỗi đoạn thoại, bao gồm các đơn vị nhỏ hơn như cặp thoại giáo viên-học sinh, bước thoại của giáo viên, bước thoại của học sinh. Mỗi đoạn thoại, thường được bắt đầu bằng những bước thoại dẫn dắt của giáo viên và mỗi đoạn thoại thường được đánh dấu bằng việc kết thúc hay giải quyết xong một phần nội dung học tập của tiết học với sự cộng tác hội thoại giữa giáo viên và học sinh. Chính vì vậy, đoạn thoại thơng thường là sự hợp thành của nhiều cặp thoại. Chẳng hạn, đoạn thoại dưới đây là sự hợp thành từ 3 cặp thoại: cặp thoại 1(CT1), cặp thoại 2 (CT2), cặp thoại 3 (CT3): Ví dụ:

(11) CT1 Gv: - Phép tính thứ 2, 3 và thứ 4? Cơ mời bạn Tuấn nhận xét nào.

Hs: - Em thưa cô bạn làm đúng rồi ạ. Gv: - Cách tính? Hs: - Đúng ạ. CT2 Gv: - Đúng. Em ngồi xuống. Bạn Dũng nhận xét lại bạn Tuấn nhận xét đã đúng chưa?

Hs: - Em thưa cô bạn làm đúng rồi ạ.

CT3

Gv: - Rồi.

Nào lớp mình có nhất trí với 2 kết quả này khơng?

Hs: - Cả lớp giơ tay Gv: - Cô khen cả lớp.

Bây giờ chúng ta sang bài tập 5.

(Toán, lớp 5)

Xét về diễn tiến của mỗi đoạn thoại cho thấy, giáo viên thường là người thiết lập chủ đề bằng việc đưa ra ngay một câu hỏi hoặc có thể đưa ra một sự định hướng, gợi mở nhằm giúp học sinh “bắt nhịp” dần vào chủ đề mới trước

khi đưa ra câu hỏi trực tiếp đối với học sinh. Điều này nằm trong chiến lược giảng dạy của giáo viên nhằm tạo ra sự lôi cuốn đối với học sinh ngay từ khi bắt đầu chuyển sang một chủ đề mới. Ví dụ:

(12) Gv: - Vậy cô hỏi các em phép chia ngày hơm nay có gì khác so với

phép chia ngày hôm qua cô giáo dạy? Cô mời Tuấn.

Hs: - Em thưa cô phép chia ngày hôm nay khác với phép chia bài hôm trước là phép chia bài hơm nay có dư cịn phép chia ngày hôm trước là khơng có dư.

Gv: - À, đúng rồi. Cả lớp khen bạn nào. Hs: (Đồng thanh vỗ tay)

Gv: - À bài hôm nay chúng ta học là phép chia có dư. Vậy đến đây cơ có thể viết được kết quả bằng 4161 và...?

Hs: -(Một số) Dư 2 ạ.

Gv: - Dư 2. Cơ đã hướng dẫn chúng ta xong một ví dụ để áp dụng xem chúng ta làm phép tính chia này như thế nào, cơ mời các em thực hiện một ví dụ sau đây.

(Tốn, lớp 3)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)