1.1. Khái quát chung về hoạt động đối ngoại nhân dân
1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại kho tàng lý luận, khoa học và tư tưởng cách mạng quý giá. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác ngoại giao nói chung và cơng tác đối ngoại nhân dân bao gồm những quan điểm sâu sắc, toàn diện của Người về quốc tế với những biện pháp, hình thức và nghệ thuật xử sự trong quan hệ trong nước và quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng của nước ta trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh.
Theo tư tưởng của Người, “đối ngoại nhân dân thực chất là công tác dân vận, vận động các đối tượng quần chúng nhân dân trong và ngoài nước đồng tình, ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác đối ngoại nhân dân là một bộ phận hợp thành của công tác đối ngoại chung, phối hợp và phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước cùng thực hiện nhiệm vụ, đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Lợi thế của đối ngoại nhân dân là có tiếng nói linh hoạt giữa con người với con người vừa có thể tiến hành các biện pháp đối ngoại trên một số vấn đề và ở những nước, khu vực trong những hoàn cảnh cụ thể mà đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước khơng có điều kiện làm hoặc nếu làm thì khơng thuận lợi như mong muốn” [14]
Người chỉ rõ ba nguồn gốc chủ yếu của công tác đối ngoại nhân dân là: i) Bản sắc, truyền thống của dân tộc và truyền thống ngoại giao của nước ta; ii) Tinh hoa và văn hố của phương Đơng, phương Tây và của nhân loại; iii) Kinh nghiệm thực tiễn trong công tác đối ngoại của Người.
những nội dung cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác đối ngoại nhân dân. Tác giả luận văn đồng nhất với tác giả Q.H (2015) với 05 nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác đối ngoại nhân dân, cụ thể như sau:
Thứ nhất, thêm bạn bớt thù, đoàn kết nhân dân trong nước gắn liền với đoàn
kết nhân dân thế giới vì lợi ích chân chính của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ phải “làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết”. Người giáo dục nhân dân ta phân biệt rõ bạn, thù, phân biệt bọn thực dân Pháp và bọn Mỹ xâm lược với nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ. Gắn liền đoàn kết nhân dân trong nước với đồn kết quốc tế chính là kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế cao cả, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ dân tộc với nghĩa vụ quốc tế.
Thứ hai, kết hợp ngoại giao Nhà nước với công tác đối ngoại của Đảng và
đối ngoại nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp.
Trong thời kỳ Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, cơng tác đối ngoại của Đảng và công tác đối ngoại nhân dân được kết hợp chặt chẽ với nhau. Tư tưởng Hồ Chí Minh là vận dụng đối ngoại nhân dân để gây dựng phong trào, tuyên truyền cho cách mạng, hỗ trợ cho đối ngoại của Đảng trong các thời kỳ. Để tạo ra và phát triển sức mạnh tổng hợp của cơng tác đối ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta ln ln coi trọng thực hiện thống nhất sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước đối với công tác đối ngoại. Riêng công tác đối ngoại nhân dân phải tranh thủ được sự hỗ trợ của công tác đối ngoại của Đảng và ngoại giao của Nhà nước để tăng thêm sức mạnh cho mình và sức mạnh của cơng tác đối ngoại nói chung, góp phần thực hiện kết hợp chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, đối ngoại với an ninh, quốc phòng. Cần tranh thủ triệt để sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ của chính quyền, đồng thời mở rộng và tăng cường liên kết, phối hợp giữa các ngành, các đồn thể, tổ chức chính trị - xã hội; tranh thủ sự tham gia, đóng góp của các tổ chức, cá nhân và mọi tầng lớp nhân dân để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân.
Thứ ba, luôn luôn coi trọng, phát huy vai trò và lợi thế của công tác đối
ngoại nhân dân.
Theo tư tưởng của Người, công tác đối ngoại nhân dân có sức mạnh của nhân dân làm hậu thuẫn cho nên có lợi thế đặc thù, bên cạnh đó đối ngoại nhân dân cịn có lợi thế ở việc sử dụng lỹ lẽ và tình cảm để thuyết phục và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân và bạn bè quốc tế. Tiếng nói của nhân dân ta và nhân dân các nước trong đấu tranh dư luận có sức mạnh và tác động to lớn. Sử dụng sức mạnh của nhân dân, công tác đối ngoại nhân dân có tiếng nói và hành động mà cơng tác đối ngoại Đảng và nhất là ngoại giao nhà nước khơng có điều kiện làm và nếu làm thì khơng có thuận lợi hoặc lại bất lợi.
Thứ tư, đối ngoại nhân dân có nội dung hoạt động phong phú, hình thức đa
dạng và linh hoạt đồng thời đa dạng hóa quan hệ đối tác.
Cơng tác đối ngoại nhân dân và vận động quốc tế do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo trực tiếp có nội dung đặc biệt phong phú, có sức thuyết phục mạnh mẽ: làm rõ chính nghĩa, chống phi nghĩa, lấy nhân nghĩa chống bạo tàn, kêu gọi hịa bình, hịa hiếu, hữu nghị, hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau... Hình thức hoạt động đối ngoại nhân dân cũng rất đa dạng: nói chuyện, viết báo, viết sách, tiếp xúc vận động cá nhân và tổ chức, nói chuyện trình bày quan điểm ở các diễn đàn của nước đối tác và diễn đàn quốc tế, họp mặt, liên hoan hữu nghị, hội thảo, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, trao đổi khoa học - kỹ thuật, hợp tác về giáo dục, vận động viện trợ nhân đạo và phát triển. Công tác đối ngoại nhân dân luôn mở rộng đối tác vận động và quan hệ từ các cá nhân thuộc các tầng lớp, nghề nghiệp, khuynh hướng chính trị khác nhau đến các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ…; đồng thời duy trì, củng cố quan hệ với các bạn bè cũ, tìm kiếm quan hệ với các bạn bè mới.
Thứ năm, tập hợp lực lượng rộng rãi tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân.
Khẳng định đối ngoại nhân dân là phương tiện chủ yếu và vô cùng quan trọng để tiếp cận thế giới nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn đồng bào mình bằng những hoạt động khôn khéo để chinh phục nhân dân các nước, trước hết là đối
xử văn minh với công dân của các nước đế quốc đang sống và làm việc ở nước ta, để nhờ đó là nhân dân nước họ và nhân dân thế giới hiểu rõ Việt Nam, có tình cảm với Việt Nam. Khơng chỉ quan tâm định hướng cho đồng bào ở trong nước mà cho cả đồng bào ở nước ngoài để tạo ra phong trào nhân dân làm đối ngoại, để mọi người Việt Nam dù ở đâu cũng tham gia mặt trận đối ngoại với mục đích nâng cao vị thế của dân tộc mình.
Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại nhân dân bao gồm những quan điểm, triết lý và thực tiễn vô cùng sâu sắc, tồn diện. Cơng tác đối ngoại nhân dân mà Người và Đảng ta đã và đang thực hiện là một hoạt động cách mạng xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, tinh thần lấy dân làm gốc và có mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.