Kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân của một số tổ chức

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 38)

hội

1.3.1. Hoạt động đối ngoại nhân dân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan lãnh đạo của các cấp Cơng đồn, thay mặt cho công nhân, viên chức tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, xây dựng chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức và lao động. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam.

Hiện nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quan hệ với gần 160 tổ chức Cơng đồn của 36 quốc gia; 7 tổ chức Cơng đồn quốc tế; 24 tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là thành viên của Liên hiệp Cơng đồn thế giới (WFTU), Hội đồng Cơng đồn các nước ASEAN (ATUC); Tổng Cơng đồn Quốc tế (ITUC).

Trong q trình hoạt động, Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam luôn nỗ lực và tích cực tham gia đồn đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); nghiên cứu về tiền lương, về quan hệ lao động và dự hội nghị của Tổ chức Lao động quốc tế; tham dự các diễn đàn về lao động, cơng đồn, nhân dân bên lề các Hội nghị lớn như Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn nhân dân ASEAN...

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi ngắn gọn là Tổng Liên đoàn) luôn coi đối ngoại là một công tác trọng tâm, xuyên suốt và nỗ lực hết sức

mình góp phần vào sự phát triển của cơng tác đối ngoại nhân dân nói riêng và nền ngoại giao của cả nước nói chung. Tổng Liên đồn đang xây dựng chiến lược đối ngoại song phương, đa phương, gắn liền với xây dựng đội ngũ, lực lượng làm công tác đối ngoại, đồng thời quy trình chuẩn hóa về cơng tác đối ngoại. Bên cạnh đó,

Tổng Liên đồn đã xây dựng Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động Cơng đồn Việt Nam trong tình hình mới với một trong các trọng tâm lớn là “Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại Cơng đồn theo đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện của tổ chức Cơng đồn, đảm bảo an toàn, hiệu quả, tranh thủ thêm nguồn lực, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò của tổ chức Cơng đồn Việt Nam trên trường quốc tế”. Việc xây dựng các Đề án, chiến lược đối ngoại, trong đó có hoạt động đối ngoại nhân dân giúp Tổng Liên đồn có những giải pháp thực hiện phù hợp và hiệu quả trong từng thời kỳ.

1.3.2. Hoạt động đối ngoại nhân dân của Hội Nông dân Việt Nam

Hội Nông dân Việt Nam là một tổ chức chính trị- xã hội của giai cấp nơng dân Việt Nam và là tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam. Trong các hoạt động của Hội, Hội có nhiệm vụ mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ kho học, kỹ thuật, quảng bá hàng hố nơng sản, văn hố Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.

Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế được xác định là một trong năm nhiệm vụ trọng tâm của Hội Nông dân Việt Nam theo tinh thần Đại hội Đại biểu Toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam và được quy định trong Điều lệ Hội. Tham mưu giúp việc trong công tác đối ngoại nhân dân của hội là Ban Hợp tác quốc tế.

Hiện nay, Hội đã có quan hệ hữu nghị và hợp tác với 57 đối tác nước ngoài là các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế, cơ quan hỗ trợ kỹ thuật, các doanh nghiệp có chương trình hợp tác với Hội. 30 tỉnh, thành Hội xây dựng đề án, 8 tỉnh, thành Hội xây dựng kế hoạch tổ chức đưa nông dân đi nghiên cứu, học tập ở nước ngồi. Bằng nguồn kinh phí vận động viện trợ được, các cấp Hội đã tổ chức được 226 hội thảo, 538 lớp tập huấn, tổ chức được 52 chuyến tham quan nghiên cứu trong và ngoài nước... Hội đang là quan sát viên của Phong trào Nông dân quốc tế La Via Campesina (LVC), Hội Nông dân Thế giới (WFO) và là thành viên chính thức của Hội Nơng dân châu Á vì sự phát triển bền vững (AFA).

Hội Nơng dân Việt Nam có những chương trình hoạt động kết hợp đối ngoại như “Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của Hội Nơng dân Việt Nam trong tình hình mới”; “Tổ chức đưa cán bộ, hội viên nơng dân đi nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm và quảng bá nơng sản hàng hóa ở nước ngồi, giai đoạn 2016- 2020”; “Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho cán bộ, hội viên Hội Nông dân Việt Nam”, đề án “Phát triển đối tác chiến lược”, đề án “Xây dựng mạng lưới cộng tác viên hỗ trợ hoạt động đối ngoại của Hội Nông dân Việt Nam”...

Hội tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại. Tích cực mở rộng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế với các đối tác trong và ngoài nước, nhất là các đối tác có tiềm năng hợp tác lâu dài, thúc đẩy quan hệ với nông dân các nước láng giềng. Tập trung vận động nguồn lực nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho cán bộ, hội viên nông dân, tiếp tục tổ chức cho cán bộ, hội viên đi học tập kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh nơng nghiệp ở trong nước hoặc ngồi nước; Giúp hội viên Hội Nông dân Việt Nam được thường xuyên tiếp cận kiến thức cần thiết, thông tin, thị trường, khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp...

Hội tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác đối ngoại, có nhiều cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và thông tin trong công tác, đặc biệt về những nội dung liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào, Việt Nam- Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc…; Có cơ chế giúp tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan liên quan và chính quyền địa phương với các cấp Hội trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân…

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho UBTW MTTQVN trong hoạt động đối ngoại nhân dân

Qua kinh nghiệm thực tế về quản lý và tổ chức hoạt động đối ngoại nhân dân của hai tổ chức trên, có thể nhận ra một số bài học như sau:

Một là: việc quản lý và tổ chức hoạt động đối ngoại nhân dân cần phải quán triệt và thực hiện đúng với chủ trương, chính sách của Đảng với phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”, và đề ra kế hoạch, biện pháp thiết thực, sáng tạo, hiệu quả để triển khai các hoạt động trong tình hình mới, góp phần thực hiện sứ mệnh đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, đoàn

viên, người lao động; các quy định pháp lý trong đối ngoại nhân dân; quy trình, quy định về ký kết các chương trình hợp tác, đúng mục đích, đúng đối tượng, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an ninh chính trị nội bộ. Coi hoạt động đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ quan trọng và được thể hiện nội dung trong các văn kiện như Điều lệ của tổ chức và Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu tồn quốc của tổ chức.

Hai là: tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đối ngoại nhân dân. Xây dựng các Chiến lược, Đề án cho hoạt động đối ngoại nhân dân.

Ba là: tăng cường cơng tác tun truyền về tầm quan trọng, vai trị của hoạt động đối ngoại nhân dân và quản lý hoạt động đối ngoại nhân dân với nhiều hình thức trong đó có và tổ chức hội nghị tập huấn công tác đối ngoại nhân dân nhằm phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các quy định pháp lý trong đối ngoại nhân dân.

Bốn là: tăng cường nguồn nhân lực cho quản lý công tác đối ngoại nhân dân thông qua việc bổ sung đủ biên chế, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cơng tác đối ngoại và trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu khi tham gia hoạt động đối ngoại. Có sự phân công công việc đúng năng lực, rõ ràng khi tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TẠI CƠ QUAN UỶ BAN TRUNG ƢƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC

VIỆT NAM

2.1. Chủ thể và cơ chế tổ chức hoạt động đối ngoại nhân dân tại cơ quan Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

2.1.1. Chủ thể hoạt động

Theo Điều lệ MTTQ Việt Nam: “UBTW MTTQ Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam hiệp thương dân chủ cử, bao gồm: Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Một số cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, tổ chức kinh tế, các dân tộc, các tơn giáo, người Việt Nam ở nước ngồi; Một số chuyên gia ở những lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của MTTQ Việt Nam; Một số cán bộ chuyên trách ở cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam” [4]. Cơ cấu tổ chức của cơ quan UBTW MTTQ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Uỷ ban) được thể hiện qua hình 2.1 dưới đây:

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của UBTW MTTQ Việt Nam

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tài liệu [8], [10])

UBTW MTTQ Việt Nam

Ban Tôn giáo

Ban Phong trào

Văn phòng cơ quan Ban Tổ chức cán

bộ

Ban Đối ngoại và Kiều bào Ban Cơng tác phía

Nam

Văn phịng UB Đồn kết cơng giáo Việt Nam

Ban Tuyên giáo

Ban Dân tộc

Ban Dân chủ - Pháp luật

Lãnh đạo Uỷ ban là Ban Thường trực (BTT) Uỷ ban – đây là cơ quan đại diện của Đoàn Chủ tịch và Uỷ ban giữa hai kỳ họp, có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều lệ MTTQ Việt Nam và Quy chế hoạt động quy định.

Các ban, đơn vị tham mưu, giúp việc của Uỷ ban hiện nay gồm 10 cơ quan trực thuộc và được gọi là cơ quan Uỷ ban. Đây là các cơ quan chuyên trách có chức năng nghiên cứu, tham mưu, giúp việc cho Uỷ ban, Đoàn Chủ tịch và trực tiếp là BTT Uỷ ban trong việc xây dựng, hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các chương trình cơng tác và nhiệm vụ Uỷ ban, Đoàn Chủ tịch và BTT; đồng thời tham mưu, giúp việc triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đảng đoàn.

Theo quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ quy định thì Chủ thể hoạt động đối ngoại nhân dân của Uỷ ban gồm: BTT Uỷ ban – đóng vai trị là người lãnh đạo hoạt động và cơ quan chuyên trách là Ban Đối ngoại và Kiều bào. Các cơ quan khác trong Uỷ ban có vai trị phối hợp thực hiện.

Trong đó:

2.1.1.1. Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

BTT Uỷ ban do UBTW MTTQ Việt Nam hiệp thương dân chủ cử trong số Ủy viên Đoàn Chủ tịch, là cơ quan đại diện của Đoàn Chủ tịch và Ủy ban Trung ương giữa hai kỳ họp. BTT gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký và các Phó Chủ tịch chuyên trách.

BTT làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số đối với những vấn đề tập thể BTT quyết định. BTT chịu sự lãnh đạo của Đảng đoàn và phối hợp công tác với Đảng uỷ cơ quan, các tổ chức đoàn thể trong cơ quan theo quy chế phối hợp công tác. Thực hiện quản lý, lãnh đạo hoạt động đối ngoại nhân dân thông qua việc: thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước. Thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Theo Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại nhân dân, BTT Uỷ ban có trách nhiệm và thẩm quyền trong quyết định và tổ chức các hoạt động đối ngoại của MTTQ Việt Nam như sau:

Về trách nhiệm:

- Hàng năm xây dựng dự thảo kế hoạch hoạt động đối ngoại của MTTQ Việt Nam, báo cáo với Đảng đoàn cho ý kiến thống nhất.

- Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động đối ngoại theo kế hoạch, cuối năm báo cáo kết quả.

- Trình xin ý kiến Đảng đồn về các nhân sự (thuộc thẩm quyền quản lý của Đảng đoàn) tham gia các đồn cơng tác nước ngồi của MTTQ Việt Nam và các tổ chức, đơn vị khác.

Về thẩm quyền:

- Quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương, định hướng hợp tác với nước ngồi và cơng tác đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Đàm phán, ký hoặc ủy quyền việc ký hoặc trình cấp có thẩm quyền ký các văn kiện hợp tác quốc tế.

- Phê duyệt các kế hoạch triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế theo thẩm quyền.

- Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch hàng năm về hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Quyết định việc thành lập Ban Quản lý chương trình, dự án và bộ máy giúp việc đối với các Ban Quản lý chương trình, dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

- Quyết định nhân sự đi cơng tác nước ngồi.

- Tham gia ý kiến với Đảng, Nhà nước trong đàm phán, ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế và thỏa thuận hợp tác quốc tế về vấn đề liên quan đến lĩnh vực đối ngoại nói chung và đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói riêng.

- Quyết định các vấn đề khác về hoạt động đối ngoại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và theo quy định của pháp luật.

Nhiệm kỳ 2019-2024, Uỷ ban hiệp thương cử 06 đồng chí vào BTT Uỷ ban, gồm 01 Chủ tịch, 01 đồng chí Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký và 04 đồng chí Phó Chủ tịch chun trách. Cơ cấu BTT Uỷ ban được thể hiện qua bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Cơ cấu Ban Thƣờng trực UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ 2019 - 2024 Đơn vị: người Cơ cấu Số lƣợng Tỷ lệ % Tổng số 6 100 1. Giới tính - Nam 5 83,33 - Nữ 1 16,67 2. Thành phần dân tộc - Dân tộc Kinh 5 83,33 - Dân tộc thiểu số 1 16,67 3. Độ tuổi - Dưới 50 tuổi 1 16,67 - Từ 50 - 55 tuổi 2 33,33 - Từ 56 - 60 tuổi 3 50,00 - Từ 61 tuổi trở lên 0 4. Trình độ đào tạo - Tiến sĩ 2 33,33 - Thạc sĩ 3 50,00 - Đại học 1 16,67 5. Trình độ lý luận chính trị - Cao cấp 4 66,67 - Cử nhân 2 33,33

(Nguồn: Văn phòng cơ quan UBTW MTTQ Việt Nam)

Bảng 2.1 cho thấy:

Về giới tính: BTT Uỷ ban nhiệm kỳ 2019 - 2024 hiện nay chủ yếu là nam

giới, với 05 đồng chí - chiếm 83,33%, nữ giới là 01 đồng chí – chiếm 16,67%. Tỷ lệ nam giới cao là hồn tồn phù hợp với tính chất đặc thù của cơng tác đối ngoại cũng như hoạt động ngoại giao chịu nhiều áp lực, phải đi lại nhiều và sử dụng nhiều thời gian cho công việc.

Về thành phần dân tộc: Hiện nay, BTT Uỷ ban chủ yếu là các đồng chí dân

tộc Kinh (chiếm 83,33%), dân tộc khác – cụ thể là dân tộc Sán Dìu chiếm 16,67%.

Về độ tuổi: Các đồng chí trong BTT Uỷ ban có độ tuổi từ 49 đến 60 tuổi.

Trong đó: có 01 đồng chí 49 tuổi (chiếm 16,67%), 02 đồng chí từ 50 – 55 tuổi (chiếm 33,33%) và 03 đồng chí từ 56 - 60 tuổi. Đây là độ tuổi thể hiện sự trưởng thành và bản lĩnh trên con đường chính trị của các đồng chí trong BTT.

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)