Nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức của các hoạt động đối ngoạ

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 104 - 115)

3.3. Một số giải pháp tăng cƣờng hoạt động đối ngoại nhân dân tạ

3.3.5. Nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức của các hoạt động đối ngoạ

tại cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định, trong công cuộc đổi mới, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã có những đóng góp quan trọng: “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, vận động đông đảo nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội, làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước”. Trong thời gian qua, hoạt động đối ngoại nhân dân của UBTW MTTQ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, đạt được nhiều mục tiêu chính trị và xã hội, tuy nhiên Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng nêu lên những hạn chế trong hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội: “Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội có mặt chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới, chưa thật sâu sát các tầng lớp nhân dân và cơ sở; chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội chưa đều”. Do vậy trong thời gian tới, nội dung “Nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức của các hoạt động đối ngoại nhân dân tại cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” là rất quan trọng và cần thiết.

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đề xuất một số nội dung của giải pháp gồm:

Một là, nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong đổi mới nội dung, phương

thức hoạt động đối ngoại nhân dân tại UBTW MTTQ Việt Nam. Cần sử dụng tổng hợp các hình thức tổ chức tuyên tuyền bằng các công cụ trực quan như: Tranh cổ động, ảnh, pa nơ, áp phích, màn hình led, chương trình phát thanh, truyền hình, sách, báo chí, phim tài liệu... ; các cơng cụ truyền thông mới, thông minh, hiện đại để tuyên truyền thông qua internet, như trang web, Facebook, Twitter, Zalo, Viber..., đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền thông qua hoạt động của báo cáo viên, cán bộ mặt trận bằng các hình thức tọa đàm, trao đổi, hội thảo, nói chuyện thời sự, kể chuyện gương người tốt, việc tốt, tiếp xúc, sinh hoạt trực tiếp với nhân dân ở cộng đồng dân cư tổ dân phố, thôn, làng, bản...

Hai là, đổi mới nội dung, phương thức tổ chức các cuộc vận động, các phong

trào thi đua yêu nước. UBTW MTTQVN cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa vai trò nòng cốt của MTTQVN trong việc chủ trì hiệp thương dân chủ, phối hợp với các cấp chính quyền và các tổ chức thành viên triển khai sâu rộng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước nhằm phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tự tôn dân tộc, đổi mới sáng tạo của các tầng lớp nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.

Ba là, vận động, phát huy vai trò của nhân dân tích cực tham gia xây dựng

Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Bốn là, UBTW MTTQVN cần tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn MTTQVN các

cấp gắn bó thường xuyên, mật thiết với nhân dân; tập trung hướng mạnh về cơ sở, sát địa bàn, sát dân.

KẾT LUẬN

Thời đại ngày nay với xu hướng hội nhập và phát triển, cơng tác đối ngoại nhân dân có ý nghĩa chiến lược lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn quán triệt phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả” trên cơ sở phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.

Luận văn với đề tài “Hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” đã thực hiện được những mục tiêu cơ bản sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về đối ngoại nhân dân tại cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thứ hai, đánh giá tổng quan và phân tích thực trạng hoạt động đối ngoại nhân dân tại cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thứ ba, luận văn đề xuất một số giải pháp để khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân tại cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Năm giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân tại cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời gian tới gồm: Đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức về đối ngoại nhân dân; Đổi mới phối hợp với các bên liên quan trong hoạt động; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân.

Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp này khơng chỉ cần sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực UBTW MTTQ Việt Nam mà cả sự nỗ lực, cố gắng, sáng tạo của các ban, đơn vị trực thuộc và MTTQ Việt Nam các cấp. Hy vọng rằng, với những giải pháp được đề xuất trong luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan UBTW MTTQ Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Trong quá trình viết luận văn, do những hạn chế về hiểu biết của bản thân và khả năng có hạn nên luận văn cịn chưa thực sự hồn thiện. Các giải pháp đề xuất trong bài mới chỉ dừng lại ở những gợi ý chung, cần có thêm thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn để xây dựng thành mục tiêu, kế hoạch hành động cụ thể phù hợp với UBTW MTTQ Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011), Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 06/7/2011 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.

2. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2014),

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Măt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội.

3. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2017), Hướng dẫn số 89/HD-MTTW-BTT ngày 09/10/2017 về hướng dẫn Mặt trận các địa phương tổ chức triển khai các nội dung của Bản ghi nhớ Chương trình hợp tác và Bản Thơng cáo chung Hội nghị xây dựng đường biên giới

4. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2019),

Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội.

5. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2019),

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

Hà Nội.

6. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2019),

Quy chế làm việc của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội.

7. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2019),

Quy chế làm việc của Ban Đối ngoại- Kiều bào cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội.

8. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2019),

Quy chế làm việc của Văn phòng Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội.

9. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 36-NQ/TW về cơng tác đối với người Việt Nam ở nước ngồi.

10. Bộ Chính trị (2010), Quyết định số 295-QĐ/TW ngày 23/3/2010 về Việc ban

11. Bộ Ngoại giao - Ban Nghiên cứu Lịch sử Ngoại giao (2009), Vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Hữu Tiến (2003), Góp phần nhận

thức Thế giới đương đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Chính phủ (2016), Nghị quyết 27/NQ-CP tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về cơng tác đối với NVNONN giai đoạn 2016 – 2020.

14. Phạm Thành Dung (2015), Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về cơng tác đối ngoại, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, thứ hai ngày 12/10/2015.

15. Phương Diệp Đức (2021), “Nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập của các địa phương”, Tạp chí Tuyên giáo, ngày 13/12/2021.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XII, Hà Nội.

17. Trần Thị Thuý Hà (2014), “Hoạt động đối ngoại nhân dân trong đời sống chính trị Việt Nam và thế giới những năm đầu thế kỉ XXI”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 30, số 4 (54-64).

18. Huỳnh Thanh Hải (2017), “Quản lý Nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia.

19. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình khoa học quản

lý, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị: Quan hệ quốc tế, Nxb. Lý luận chính trị.

21. Học viện Ngoại giao (2011), Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong

giai đoạn mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Học viện Ngoại giao (2012), Hỏi- đáp về tình hình thế giới và chính sách đối

ngoại của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Học viện quan hệ quốc tế (2002), Giáo trình một só vấn đề cơ bản về nghiệp

vụ ngoại giao (tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội.

Giang”, Luận văn thạc sĩ Quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia. 25. Vũ Dương Huân (2009), Ngoại giao và công tác ngoại giao, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Quốc Hùng, Hoàng Khắc Nam (2006), Quan hệ quốc tế, những khía

cạnh lý thuyết, Nxb Chính trị Quốc gia.

27. Nguyễn Khắc Huỳnh (2011), Ngoại giao Việt Nam- góc nhìn và suy ngẫm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Bùi Huy Khiên (Chủ biên), Nguyễn Thị Vân Hương (2013), Quản lý công,

Học viện Hành chính, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

29. Đinh Xn Lý (2015), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết và hợp tác quốc tế”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 10 (95).

30. Trình Mưu –Vũ Quang Vinh (2005), Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI – Vấn đề, sự kiện và quan điểm, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

31. Hoàng Trung Phương (2010), Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam

trong thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sỹ Quốc tế học, Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

32. Q.H (2020), Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơng tác đối ngoại nhân dân, Tạp chí Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, thứ tư ngày

14/10/2020.

33. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 34. Quốc hội (2015), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội

35. Bùi Thanh Sơn (2021), Tổng kết công tác đối ngoại nhiệm kỳ Đại hội Đảng XII và những định hướng giai đoạn mới, Báo Điện tử Chính phủ nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ngày 19/02/2021.

36. Đoàn Văn Thắng (2003), “Quan hệ quốc tế, các phương pháp tiếp cận”, Bài giảng Nhập môn quan hệ quốc tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một.

37. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2019), “Ngoại giao nhân dân trong quan hệ Việt -

Mỹ”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội.

trong Quan hệ quốc tế từ lý thuyết đến thực tiễn, Học viện Quan hệ Quốc tế,

Hà Nội.

39. Viện Ngôn ngữ học (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 40. Viện Quan hệ quốc tế – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

PHỤ LỤC 1

CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Xin chào Đồng chí! Để đánh giá về hoạt động đối ngoại nhân dân tại cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, xin Đồng chí cho biết một số ý kiến của mình về hoạt động này thời gian qua.

Tôi xin cam đoan kết quả phỏng vấn này chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Tơi xin chân trọng cảm ơn Đồng chí!

1/ Đồng chí vui lịng đánh giá hạn chế của hoạt động tuyên truyền về công tác đối ngoại nhân dân của MTTQ Việt Nam đang thực hiện hiện nay?

2/ Bên cạnh thành tựu đạt được trong những năm qua, việc duy trì và nâng cao quan hệ đối ngoại nhân dân của MTTQ Việt Nam với các đối tác truyền thống hiện nay đang tồn tại những hạn chế và gặp phải những khó khăn nào?

3/ Đồng chí vui lịng đánh giá những khó khăn, thách thức trong q trình mở rộng quan hệ đối ngoại của MTTQ Việt Nam với các đối tác mới?

4/ Đồng chí hãy cho biết ý nghĩa của việc đẩy mạnh hoạt động xây dựng đường biên giới hồ bình hữu nghị với các nước láng giềng?

5/ Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đồng chí đánh giá những khó khăn trong hoạt động đối ngoại thơng qua các chương trình hợp tác, thoả thuận hợp tác hay các bản Ghi nhớ được ký kết?

6/ Đồng chí vui lịng cho biết những ưu điểm của hoạt động đối ngoại nhân dân thông qua công tác tập hợp, vận động NVNONN trong thời gian qua?

7/ Đồng chí vui lịng cho biết hạn chế của hoạt động đối ngoại nhân dân thông qua đối ngoại Đảng và Ngoại giao Nhà nước trong thời gian vừa qua?

8/ Đồng chí có đánh giá gì về hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại trong công tác đối ngoại nhân dân UBTW MTTQ Việt Nam thực hiện trong thời gian qua?

9/ Đồng chí vui lịng cho biết ý nghĩa của hoạt động đón tiếp và làm việc với đại diện các đại sứ quán các tổ chức Quốc tế do UBTW MTTQ Việt Nam thực hiện hiện nay?

PHỤ LỤC 2

MẤU PHIẾU ĐIỀU TRA

Về hoạt động đối ngoại nhân dân tại cơ quan Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Để nghiên cứu và đề xuất giải pháp đối ngoại nhân dân tại cơ quan UBTW MTTQ Việt Nam, đồng chí vui lịng cho biết ý kiến của mình về một số nội dung dưới đây.

Câu 1: Đồng chí vui lịng đánh dấu (x) vào ơ có nội dung phù hợp với quan

điểm của đồng chí. Các mức độ đánh giá như sau: Mức 1: Tốt – tương ứng với 3 điểm

Mức 2: Trung bình – tương ứng với 2 điểm Mức 3: Yếu – tương ứng với 1 điểm

STT Nội dung Mức độ đánh giá

Tốt Trung bình Yếu

I

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác đối ngoại nhân dân

1 Các hình thức tuyên truyền đang thực hiện 2 Nội dung tuyên truyền

3 Hiệu ứng từ hoạt động tuyên truyền

II Hoạt động đối ngoại nhân với các đối tác truyền thống của MTTQ Việt Nam

1 Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, phối hợp thực hiện các nội dung được ký kết.

2

Gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc giữa các tổ chức đối tác của các nước nhằm đi đến thống nhất, phối hợp, hợp tác trên các lĩnh vực.

3 Phát huy vai trò NVNONN là "cầu nối", hỗ trợ

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 104 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)