1.1. Khái quát chung về hoạt động đối ngoại nhân dân
1.1.5. Vai trò và quan hệ của đối ngoại nhân dân với đối ngoại Đảng và Ngoạ
Nhà nước
Theo nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại nhân dân, đối ngoại nhân dân, đối ngoại Đảng và Ngoại giao Nhà nước là ba bộ phận không thể tách rời, cần kết hợp với nhau để xây dựng công tác đối ngoại của nước nhà.
Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân có nhiệm vụ chung là triển khai đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng; hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tồn diện của Đảng. Mục tiêu chung là vì lợi ích quốc gia - dân tộc, duy trì mơi trường hịa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp
phát triển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, giữ gìn ổn định chính trị, an ninh và an toàn cho nhân dân, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Từ góc độ của mình, cả ba kênh đối ngoại này đều thực hiện các chức năng: nghiên cứu, kiến nghị và triển khai đường lối, chính sách đối ngoại; tạo dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, cùng có lợi với các đối tác; tổ chức thông tin đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, đấu tranh với các âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch.
Đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân tạo nên nền tảng vững chắc để ngoại giao Nhà nước thực hiện các chức năng đặc thù của mình là: đàm phán, ký kết, gia nhập, thực hiện các điều ước quốc tế về hịa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia; hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác; đồng thời, là kênh chính thức đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ ổn định chính trị và sự nghiệp phát triển đất nước trong quan hệ với các nước và tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế.
Công tác đối ngoại nhân dân đã góp phần tích cực vào việc giữ vững môi trường hồ bình, ổn định, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, tạo điều kiện quốc tế