Hình thức và nhiệm vụ thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 36 - 38)

1.2. Khái quát chung về hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận

1.2.3. Hình thức và nhiệm vụ thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt

quốc Việt Nam

1.2.3.1. Hình thức thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các hình thức thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân của MTTQ hiện nay gồm có:

- Hội nghị, Hội thảo.

- Chuyến thăm và làm việc. - Ngoại giao song phương. - Trao đổi đoàn.

- Tổ chức đoàn đi nghiên cứu, khảo sát. - Điện đàm.

- Trao đổi trực tuyến.

1.2.3.2. Nhiệm vụ thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động đối ngoại nhân dân của MTTQ Việt Nam gồm:

Thứ nhất, công tác đối ngoại nhân dân phải đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất

của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước. Hàng năm, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên xây dựng kế họach hoạt động đối ngoại nhân dân, các đoàn ra, đoàn vào để cấp uỷ đảng thống nhất chỉ đạo; Các hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống tổ chức Mặt trận và các tổ chức thành viên cần được sự phối hợp thống nhất. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước, tập trung vào mục tiêu trọng điểm quan hệ quốc tế của cả hệ thống chính trị ở từng thời điểm.

Thứ hai, tiếp tục tổ chức quán triệt, phổ biến về Chủ trương, chính sách của

Đảng, Nhà nước, đặc biệt là quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đối ngoại nhân dân theo Chỉ thị số 04 - CT/TW ngày 6/7/2011 về “tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả cơng tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới” để tăng cường nhận thức và trách nhiệm của cán bộ đảng viên trong tuyên truyền vận động thực hiện công tác đối ngoại nhân dân. Tiếp tục phối hợp tuyên truyền nội dung Nghị quyết Số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về cơng tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Thứ ba, nghiên cứu học tập và làm theo phong cách đối ngoại của Hồ Chí

Minh về quan hệ quốc tế và phong cách Hồ Chí Minh trong đối ngoại. Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, củng cố mối quan hệ truyền thống với các nước láng giềng, nhất là các tỉnh có chung đường biên giới với Lào, Capuchia và Trung Quốc; Mặt trận và các đoàn thể nhân dân chú trọng mở rộng đối tác ở các khu vực trọng điểm, quan hệ với các đảng phái và tổ chức phi chính phủ ở các nước lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực có tiềm năng và tầm ảnh hưởng lớn nhằm ủng hộ tiến trình hội nhập và cơng cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam.

Thứ tư, tổ chức các hoạt động nhằm bày tỏ sự đoàn kết, ủng hộ cuộc đấu

tranh chính nghĩa của các dân tộc vì hồ bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội và những vấn đề có tính tồn cầu như Thế giới khơng vũ khí hạt nhân, khơng sử dụng bạo lực; phòng chống AIDS; bảo vệ môi trường ..v.v... tạo nên những quan hệ gần

gũi, cảm thông giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước bè bạn trên thế giới. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ về đối ngoại nhân dân cho cán bộ Mặt trận, phân công cán bộ chuyên trách và một phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh, thành phố phụ trách công tác đối ngoại.

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của cơ quan ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)