1.2. Khái quát chung về hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận
1.2.2. Vai trò và quá trình Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia hoạt động đố
nhân dân từ khi thành lập đến nay
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ (BTV) Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ban hành Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (ngày nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).
Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam là ngọn cờ tiên phong đã đoàn kết nhân dân cả nước tiến hành các phong trào đấu tranh cách mạng và sự kiện ra đời của Mặt trận Việt Minh (19/5/1941) đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Mặt trận, góp phần to lớn làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám (1945). Từ đây, chính quyền về tay nhân dân, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam), mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Ngày 29/5/1946, Hội Liên Việt được thành lập là bước phát triển mới của Mặt trận Dân tộc thống nhất. Cùng với Mặt trận Việt Minh, Hội Liên Việt đã ra sức tuyên truyền, vận động nhân dân cả nước đồng lòng tham gia kháng chiến; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động, xây dựng và phát triển lực lượng nhằm mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc. Đến ngày 03/3/1951, hai tổ chức này được hợp nhất và lấy tên Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (còn gọi là Mặt trận Liên Việt) đã phát huy vai trò tiên phong, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh to lớn đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thành công.
Ngày 10/9/1955, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất họp và quyết định thành lập MTTQ Việt Nam với Cương lĩnh đầu tiên khẳng định mục tiêu “đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hồ bình trong cả nước để đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”. Từ đây, MTTQ Việt Nam đã ra sức vận động các tầng lớp nhân dân thi đua yêu nước, tham gia khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa, hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Sau ngày giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), từ ngày 31/01/1977 - 04/02/1977 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam quyết định hợp nhất 3 tổ chức: MTTQ Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hịa bình Việt Nam, lấy tên chung là MTTQ Việt Nam. Đại hội đã thơng qua chương trình chính trị và Điều lệ mới nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong Nhân dân, phát huy nhiệt tình cách mạng và tinh thần làm chủ, động viên nhân dân hăng hái tham gia xây dựng và củng cố chính quyền, xây dựng Hiến pháp chung của cả nước; tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, khắc phục thiên tai, phát triển kinh tế...
Có thể thấy, trong suốt 91 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, MTTQ Việt Nam đã khơng ngừng trưởng thành, lớn mạnh, ln làm trịn sứ mệnh vẻ vang của mình, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng, của dân tộc, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Cụ thể:
Thứ nhất, MTTQ Việt Nam có quy chế hoạt động rõ ràng, thống nhất; có
định hướng, mục tiêu hoạt động; đặc biệt lực lượng tham gia công tác đối ngoại nhân dân của Mặt trận ngày càng đông đảo thể hiện được sức mạnh của hoạt động đối ngoại nhân dân mà MTTQ đã và đang thực hiện trong những năm qua.
Thứ hai, công tác đối ngoại nhân dân thời gian qua góp phần to lớn trong
việc kêu gọi toàn dân, toàn quân chung sức, đồng lịng vượt qua nhiều khó khăn, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt. Trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 5,9%/năm; riêng năm 2020 mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng dương 2,91%, thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 1,7 lần, từ 327,8 tỷ đô la Mỹ năm 2015 lên khoảng 543,9 tỷ đô la Mỹ năm 2020. Lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam giai đoạn 2015-2019 tăng 2,3 lần, từ 7,9 triệu lên 18 triệu với tốc độ 22,7%/năm . Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Uy tín và vị thế quốc tế của đất nước ngày một nâng cao [35].
Thứ ba, tác dụng về chính trị của cơng tác đối ngoại nhân dân cũng rất lớn. Công tác đối ngoại nhân dân đã góp phần tích cực vào việc giữ vững mơi trường hồ bình, ổn định, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới,… nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế, xây dựng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đặc biệt, quan hệ với các nước, nhất là các nước láng giềng chung biên giới, các nước trong khu vực, các nước lớn, các đối tác ưu tiên, chủ chốt tiếp tục được củng cố và đi vào chiều sâu, thực chất, tạo dựng được khuôn khổ quan hệ ổn định, bền vững. Các khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện được mở rộng, trên tinh thần lựa chọn đối tác có trọng tâm, trọng điểm. Trong giai đoạn này, ta đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với 5 nước, nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược với 2 nước (Australia năm 2018 và New Zealand năm 2020), từ Đối tác chiến lược lên Đối tác chiến lược toàn diện với một
nước (Ấn Độ năm 2016), nâng tổng số quan hệ Đối tác chiến lược/Đối tác tồn diện lên 30 nước… [35]
Có thể nói, trong suốt chiều dài xây dựng và phát triển đất nước, công tác đối ngoại nhân dân đã có những đóng góp quan trọng, trở thành một điểm sáng trong những thành tựu chung của cả dân tộc. Khơng chỉ giữ vững được mơi trường hịa bình, ổn định trong bối cảnh thế giới rất phức tạp, Việt Nam đã thể hiện được bản lĩnh, tinh thần chủ động thích ứng, khả năng kiến tạo và tận dụng cơ hội để không ngừng nâng cao thế và lực, uy tín quốc tế của đất nước. “Trong bảng xếp hạng Chỉ số sức mạnh tại châu Á do Viện Lowy (Australia) công bố (19/10/2020), Việt Nam tăng một bậc từ 13 lên 12. Trong đó, về ảnh hưởng Ngoại giao, chúng ta tăng 3 bậc, vươn lên đứng thứ 2 trong Đông Nam Á. Về kinh tế, Việt Nam đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong ASEAN với GDP ở mức hơn 340 tỷ đô la Mỹ. Hãng định giá thương hiệu Brand Finance của Anh nhận định giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam năm 2020 đã tăng 29% trong năm 2020, hiện đứng ở vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới” [35].