Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 25 - 30)

1.1. Các khái niệm

1.1.3. Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy

* Quản lý

Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động, là hoạt động khách quan được hình thành từ nhu cầu của xã hội và mục tiêu chung của cộng đồng. Lịch sử phát triển của xã hội lồi người ln bao hàm sự phát triển của quản lý, bởi vì vai trị chính của quản lý là nâng cao hiệu quả trong các hoạt động phục vụ con người. Xã hội ngày càng phát

triển, quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến hầu hết các vấn đề của đời sống xã hội và con người. Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất của cả nhóm và hướng hoạt động chung đó theo những phương hướng thống nhất, tạo ra một kết quả đã định trước. Như vậy, quản lý ra đời xuất phát từ nhu cầu tự thân của các hoạt động trong đời sống xã hội khi mà các q trình riêng lẻ cần có liên kết hài hịa để tạo ra hoạt động chung theo một mục đích nhất định. Vậy quản lý là gì?

Có quan điểm cho rằng, quản lý là làm cho hoạt động, tư duy của từng người riêng lẻ, hoạt động của các tổ chức với những cơ chế khoa học, tiến hành phù hợp với mục đích, lợi ích chung nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất, nhiều nhất, ít chi phí nhất trong thời gian nhanh nhất.

Như vậy, quản lý luôn luôn được thực hiện bằng tổ chức và quyền lực phục tùng: tổ chức, điều khiển sẽ phân định rõ chức trách, quyền hạn và tạo lập mối quan hệ của cộng đồng những người tham gia vào hoạt động chung; còn yếu tố quyền lực bảo đảm sự phục tùng của từng thành viên đối với tổ chức. Việc tổ chức và điều khiển các hoạt động này luôn luôn gắn liền với những chủ thể nhất định, trong đó khơng thể khơng kể đến vai trò của Nhà nước - với tư cách chủ thể quyền lực trong các hoạt động của đời sống xã hội.

Xã hội ngày càng vận động và phát triển, đòi hỏi sự tác động quản lý ngày càng phức tạp và đa chiều. Tùy theo yêu cầu của sự vận động, phát triển của quá trình nhận thức và nhu cầu xã hội mà việc quản lý xã hội diễn ra ở mức độ, phạm vi và hướng tới những chuẩn mực, giá trị khác nhau.

Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động của chủ thể mang quyền lực bằng những công cụ, cách thức nhất định đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

* Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Ngày nay quản lý nhà nước bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành pháp của Chính phủ và hoạt động tư pháp của cơ quan tư pháp.

Có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Quản lý hành chính nhà nước có phạm vi hẹp hơn so với quản lý nhà nước vì:

- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp, tức là hoạt động chấp hành và điều hành;

- Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan, cán bộ, cơng chức hành chính nhà nước trong hệ thống hành chính từ Trung ương đến cơ sở.

Như vậy, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của công dân do các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở thực hiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân, nó có những đặc điểm sau:

- Một là, quản lý nhà nước có tính quyền lực nhà nước;

- Hai là, quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện hàng ngày, tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân bằng việc ra các quyết định quản lý hành chính và thực hiện các hành vi hành chính.

- Ba là, quản lý nhà nước được thực hiện bởi các pháp nhân công quyền. Trong hệ thống này đứng đầu là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương, các cấp quản lý hành chính nhà nước địa phương.

Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể có quyền lực nhà nước bằng pháp luật đến các đối tượng được quản lý nhằm thực hiện các chức năng và chức năng đối ngoại của nhà nước.

Chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước gồm: cơ quan nhà nước, cá nhân được ủy quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.

Hoạt động quản lý hiện nay được thực hiện trên các lĩnh vực là lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối với hoạt động quản lý nhà nước.

* Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy

Ở góc độ xã hội và pháp luật, tệ nạn ma túy là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến vi phạm nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội, trái với thuần phong mỹ tục, các giá trị xã hội cho đến vi phạm các quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp luật, làm ảnh hưởng xấu về đạo đức, truyền thống văn hóa và gây những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Trong xã hội có tệ nạn ma túy, trước hết gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với chính người nghiện ma túy, gia đình của họ; cùng với đó, tình trạng nghiện ma túy và tội phạm về ma túy trong cộng đồng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với xã hội.

Tình trạng nghiện ma túy và tội phạm về ma túy tác động xấu tới cuộc sống gia đình, trong gia đình có người nghiện ma túy, hoạt động vận chuyển, bn bán và hành vi vi phạm khác về ma túy sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực.

Tệ nạn ma túy làm cho nhiều gia đình kinh tế khánh kiệt. Nghiện ma túy làm suy giảm sức khỏe, suy giảm khả năng lao động. Tình trạng nghiện ma túy trong cộng đồng khơng chỉ có tác hại khu trú ở cá nhân và gia đình mà cịn tác động đến xã hội. Một xã hội có TNMT (nhiều người nghiện ma túy) là một xã hội bị thiệt đơn, thiệt kép [24]. Mỗi năm ngoài việc người nghiện đưa vào trong cơ thể một lượng chất độc hại trị giá hàng nghìn tỷ đồng, thì Nhà nước cũng phải tốn kém hàng nghìn tỷ đồng điều trị, cai nghiện, quản lý người nghiện, cho các dự án phòng chống nghiện, cho cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về ma túy,…

Tình trạng nghiện ma túy làm gia tăng tội phạm và vi phạm pháp luật. Xuất phát từ đặc điểm người nghiện ma túy là bạn đồng hành với tội phạm và vi phạm pháp luật, khi đã mắc TNMT (nghiện ma túy), người nghiện có thể làm bất cứ điều gì để có ma túy và sử dụng ma túy. Chính vì vậy, các đối tượng nghiện khi bản thân khơng có tiền và gia đình khơng có điều kiện cung cấp tài chính để mua ma túy sử dụng thì sẽ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hơn 80% đối tượng nghiện ma túy tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật [24]. Cùng với nó, do việc sử dụng các chất ma túy làm cho não bộ của người nghiện bị ảnh hưởng, làm biến

đổi tâm sinh lý và nhân cách của họ. Khả năng kiểm soát hành vi ở người nghiện bị giảm sút do đó họ dễ bị kích động, dẫn đến thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Tình trạng nghiện ma túy dẫn đến đạo đức xã hội và nhiều giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp bị xâm hại nghiêm trọng. Nghiện ma túy làm thối hóa nhân cách sống, rối loạn hành vi, lối sống buông thả. Đồng thời tình trạng nghiện ma túy còn dẫn đến lây lan một số bệnh truyền nhiễm ra cộng đồng thông qua việc tiêm chích dùng chung bơm kim tiêm khơng tiệt trùng; làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nòi giống.

Tệ nạn ma túy đã và đang ảnh hưởng đến mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội. Đấu tranh loại trừ TNMT ra khỏi đời sống cộng đồng, xã hội khơng cịn là nhiệm vụ của một chủ thể nào mà nó đã trở thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, của Nhà nước, của các cấp, các ngành, của tồn xã hội. Theo đó, quản lý cơng tác này cũng là nhiệm vụ chung của các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là Nhà nước - với vai trị là chủ thể chính thức, thay mặt tồn xã hội thực hiện chức năng quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ma túy được coi là hiểm họa đối với loài người và đã thực sự trở thành vấn đề nóng bỏng, vượt qua biên giới của mỗi quốc gia. Ma túy làm ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội: Nó trực tiếp phá vỡ hạnh phúc gia đình của những ngươi mắc nghiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trí tuệ và nhân cách của người nghiện ma túy,là mối hiểm họa đối với tương lai, nòi giống dân tộc, để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ mai sau, đồng thời, nó cịn tác động xấu đến an ninh trật tự, sự ổn định và sự phát triển của xã hội. Vì vậy phịng, chống tệ nạn xã hội nói chung và quản lý nhà nước đối với công tác cai nghiện ma túy nói riêng để hạn chế tỷ lệ tái nghiện, giảm tệ nạn xã hội đã trở thành vấn đề cấp bách hiện nay [13].

Từ những khái niệm nêu trên, tác giả đưa ra khái niệm như sau: Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy là sự tác động có tổ chức của các cơ quan chức năng, nhằm tăng cường hiệu quả của cơng tác cai nghiện phục hồi đóng góp phần hạn chế tỷ lệ tái nghiện, giảm tệ nạn xã hội, đảm bảo tình hình an ninh trật tự.

Quản lý sau cai nghiện là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của Nhà nước, các tổ chức xã hội, gia đình, cá nhân lên các đối tượng sau khi hoàn thành thời gian cai nghiện và hoạt động quản lý sau cai nghiện nhằm đảm bảo trật tự xã hội, tiến tới hạn chế và xóa bỏ tệ nạn ma túy.

Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý công tác cai nghiện ma túy là những người đang công tác, làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và bằng những hoạt động của mình họ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nơi phục vụ. Tiêu chuẩn, chế độ tuyển dụng, quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức quản lý công tác cai nghiện ma túy.

Theo quy định của pháp luật ở nước ta hiện nay, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơng tác phịng chống tệ nạn ma túy, trên cơ sở đó, quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương các cấp. Hệ thống các cơ quan nhà nước quản lý cơng tác phịng chống tệ nạn ma túy, với sự tham gia của các Bộ (Bộ Công an, Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương…), các lực lượng (Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển…), và các đoàn thể quần chúng (Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, cộng đồng dân cư…).

Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ LĐTB&XH là cơ quan chủ trì chỉ đạo, tổ chức và quản lý công tác chữa trị, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy tại cơ sở chữa bệnh và tại cộng đồng; thống kê, đánh giá tình hình cai nghiện ma túy. Kể từ năm 1994, trong Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 11/01/1994 của Chính phủ về việc thành lập Cục Phịng, chống TNXH trực thuộc Bộ LĐTB&XH, đã quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục này đối với việc quản lý công tác PCTNMT [11]. Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ngày 11/4/2013 Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đã ban hành Quyết định số 592/QĐ- LĐTBXH quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phịng, chống TNXH, trong đó có PCTNMT.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)