Đặc điểm quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 30 - 33)

1.2. Quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy

1.2.1. Đặc điểm quản lý

Thứ nhất, quản lý cơng tác PCTNMT là một trong những nhiệm vụ khó khăn và phức tạp và cũng là nhiệm vụ vừa trọng tâm, vừa cấp bách, vừa

thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và tồn bộ hệ thống chính trị ở nước ta. Để quản lý hiệu quả cơng tác PCTNMT địi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, của mỗi gia đình và bản thân người nghiện ma túy.

Giữa các nội dung của hoạt động phòng, chống nghiện ma túy có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Do đó, để đảm bảo hiệu quả của quản lý cơng tác PCTNMT nói chung, hoạt động phịng, chống nghiện ma túy ở địa phương nói riêng, mỗi địa phương cần làm tốt việc phòng ngừa nghiện ma túy, cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy đặc biệt phải xây dựng được các giải pháp phòng ngừa nghiện ma túy phù hợp với thực tiễn để chặn đứng tình trạng gia tăng số người nghiện ma túy mới và tái nghiện. Q trình quản lý cơng tác cai nghiện, các yêu cầu cai nghiện của người nghiện ma túy được đáp ứng đầy đủ; đồng thời coi trọng, nâng cao chất lượng, nhân rộng các mơ hình cai nghiện có hiệu quả, từng bước làm giảm dần số người nghiện ma túy ở các địa bàn dân cư.

Thứ hai, trong quản lý công tác PCTNMT, việc tun truyền đóng vai trị quan trọng nhằm ngăn ngừa nghiện ma túy, phòng, chống tái nghiện. Trong thời gian qua, cơng tác tun truyền PCTNMT có vai trị, trách nhiệm của hệ thống cơ quan thơng tin, truyền thơng và tổ chức chính trị - xã hội được phát huy tối đa. Kết hợp giữa truyền thông đại chúng với tuyên truyền trực tiếp, thường xuyên đổi mới hình thức tuyên truyền với nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp gắn với tính đặc thù của đối tượng, được tiến hành đồng bộ. Việc lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về PCTNMT với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch là một trong những yêu cầu đặt ra của quản lý công tác PCTNMT giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, trong quản lý công tác PCTNMT, xã, phường, thị trấn, khu dân cư là địa bàn trọng tâm cho việc thực hiện hiệu quả việc phòng chống nghiện ma túy và tái nghiện ma túy. Để làm tốt việc phòng ngừa, cai nghiện và quản lý sau cai luôn luôn phải thông qua quản lý địa bàn. Việc xây dựng xã, phường, thị trấn, khu dân cư lành mạnh, khơng có TNXH, tổ chức cai nghiện, quản lý sau cai tại gia đình, cộng đồng, kết nối các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ học nghề và tạo việc làm dựa vào các nguồn lực sẵn có là những yêu cầu đặt ra để có thể thực hiện hiệu quả quản lý cơng tác PCTNMT.

Trong thực tiễn hiện nay, tổ chức thực hiện các hình thức cam kết thi đua xây dựng từng gia đình, từng địa bàn, từng đơn vị, từng trường học, từng chi

bộ khơng có ma túy đã được thực hiện trong cả nước. Bên cạnh đó việc xây dựng và nhân rộng các mơ hình, điển hình tiên tiến thực hiện tốt công tác PCTNMT đã được các địa phương tiến hành trong nhiều năm qua, đạt được kết quả nhất định.

Quản lý nhà nước đối với công tác cai nghiện ma túy có nhiều đặc điểm khác biệt so với các lĩnh vực quản lý khác được thể hiện cụ thể ở chủ thể quản lý đối tượng quản lý:

- Hoạt động quản lý xã hội đối với công tác cai nghiện ma túy có sự tham gia của nhiều chủ thể: Đảng, Nhà nước, các Tổ chức đồn thể chính trị- xã hội, tổ chức kinh tế. Trong đó, gia đình và cộng đồng xã hội có vai trị đặc biệt quan trọng.

- Mỗi người làm bất cứ nghề gì, tiến bộ hay lạc hậu đều gắn liền với gia đình và cộng đồng. Gia đình và cộng đồng là mơi trường trực tiếp và thường xuyên nhất đối với mỗi người. Mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển khơng thể tách rời mơi trường gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Người nghiện ma túy cũng vậy. Dù cai nghiện hay không, cai thành công hay cai không thành công vẫn phải trở về với gia đình và cộng đồng. Điều đó kh ng định ra gia đình và cộng đồng ln là mơi trường, địa hạt để mỗi người thực hiện nguyện vọng, hồi bão của mình.

- Nghiện ma túy được xem là căn bệnh xã hội. Vì vậy, muốn chữa được bệnh này khơng những người bệnh phải tự nguyện, quyết tâm mà cịn có sự hỗ trợ, giúp sức của gia đình, cộng đồng và xã hội. Điều đó xã hội hóa cơng tác cai nghiện ma túy là trách nhiệm của toàn xã hội, mà trước nhất là người nghiện và gia đình có người nghiện ma túy.

- Đối tượng quản lý: là người cai nghiện ma túy. Các đối tượng này có đặc điểm: người nghiện ma túy có tiền án, tiền sự gần 90%; 20-25% bị nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh Lao phổi và các bệnh truyền nhiễm khác. Những người nghiện ma túy lâu ngày đều bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, quản lý những đối tượng này gặp nhiều khó khăn.

- Khi mới nghiện ma túy, người nghiện thường tìm mọi cách để giấu người thân, gia đình hành vi dùng ma túy của mình. Tuy vậy vẫn có những biểu hiện như:

+ Giờ giấc: hay ra khỏi nhà vào những giờ cố định, hoặc tranh cãi, thuyết phục người trong nhà để được tự do hơn trong sinh hoạt, thốt khỏi sự quản lí của gia đình.

+ Tính tình: Trở lên hung dữ, quậy phá có những lúc hưng phấn, cười nói vơ cớ, lặp đi lặp lại câu chuyện, có lúc ủ rũ, uể oải, hay ngáp vặt, ít chịu tiếp xúc với người thân từng gia đình, ít quan tâm đến vệ sinh cá nhân.

+ Tinh thần: thỉnh thoảng có những cơn hốt hoảng, lo lắng, nhất là đến lần tiêm chích hay vì lí do nào đó mà khơng thực hiện được.

+ Nhu cầu tiền bạc ngày một tăng, thường xin tiền nhiều mà khơng sử dụng vào lí do chính đáng.

Với những đặc điểm và biểu hiện phức tạp như trên, việc phát hiện vận động tuyên truyền người nghiện đi cai nghiện ma túy, cũng như việc quản lí các đối tượng cai nghiện ma túy ở trung tâm và sau khi chấp hành xong thời gian cai nghiện ở trung tâm trở về tái hòa nhập cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)