3.2. Một số giải pháp chủ yếu quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma tuý trên địa
3.2.2. Đổi mới công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho ngườ
người dân, cơ quan tổ chức đối với cơng tác phịng chống ma túy
Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục với nhiều nội dung phong phú, hình thức phù hợp. Đẩy mạnh tuyền truyền bề rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường tuyên truyền bằng hình ảnh trên đài truyền hình, sử dụng có hiệu quả loa, đài truyền thanh, bảng tin, trạm tin xã, phường, thị trấn…; đẩy mạnh tuyên truyền chiều sâu và tuyên truyền trực tiếp thông qua các hoạt động của các Ban, ngành, đoàn thể các cấp, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức như tọa đàm, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt Câu lạc bộ.v.v... Tập trung tuyên truyền tại địa bàn dân cư, trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp, trong các cơ sở cai nghiện, quản lý sau cai nghiện v.v..., chú trọng đến những người có nguy cơ cao, người nghiện ma túy ở cộng đồng, học sinh, sinh viên trong các trường học, cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp. Phối hợp các đoàn thể vận động người nghiện tự nguyện đi cai
nghiện, giúp đỡ quản lý người sau cai nghiện ma túy, giảm tỷ lệ tái nghiện. Nội dung tuyên truyền: Phổ biến các quy định của pháp luật về công tác cai nghiện và quản lý sau cai, chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, Thành phố về cơng tác phịng, chống và kiểm sốt ma tuý trong tình hình mới.
Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền theo Kế hoạch số 225/KH- UBND ngày 12/12/2018 về triển khai thực hiện Đề án “Phối hợp truyền thơng phịng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết hợp giữa “xây và chống” trong truyền thơng phịng chống tệ nạn xã hội thơng qua lồng ghép với phịng trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tạo nếp sống lành mạnh trong các tầng lớp nhân dân chính là mơi trường xã hội bền vừng để quản lý đối với cơng tác cai nghiện và phịng chống tệ nạn ma túy, đồng thời tiếp cận xu hướng mới trong cai nghiện ma túy, đặt con người làm trung tâm, tập trung giảm thiểu tác hại của việc lạm dụng ma túy.
3.2.3. Đa dạng hố hình thức điều trị, cai nghiện ma tuý; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma tuý và cộng đồng
Quy hoạch hệ thống các cơ sở cai nghiện phù hợp Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 18/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Xây dựng tài liệu hướng dẫn công tác cai nghiện tại cơ sở cai nghiện; hoàn thiện các chương trình chữa trị, giáo dục cho học viên theo hướng dành không dưới 70% thời gian cho các hoạt động tư vấn, học văn hóa, học nghề; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các cơ sở cai nghiện hoạt động đúng quy định, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Phối hợp chặt chẽ trong công tác lập hồ sơ, xét duyệt đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc, đảm bảo đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục về hồ sơ và đạt chỉ tiêu được giao. Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể vận động người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện.
Thí điểm mơ hình cai nghiện mở với các hình thức nội trú, ngoại trú, bán trú; đối tượng tự nguyện tham gia theo yêu cầu, toàn bộ hay một phần của quy trình cai nghiện.
Đẩy mạnh cơng tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng: Tổ chức thực hiện có hiệu quả mơ hình cai nghiện ma t tại gia đình và cộng đồng.
Thực hiện đúng quy trình tổ chức cai nghiện, quy định về chế độ chính sách đối với người cai nghiện tại gia đình và cộng đồng phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của Hà Nội. Tổ chức tốt công tác cai cắt cơn, giáo dục, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm và giúp đỡ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện nâng cao nhận thức, tuân thủ việc điều trị lâu dài tại cộng đồng.
Tiếp tục triển khai thực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện ma túy, xây dựng điểm tư vấn kết nối điều trị tại xã, phường, thị trấn có nhiều người nghiện ma túy. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ theo hướng điều trị, hỗ trợ xã hội để người nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng.
Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý sau cai nghiện và cơng tác tái hịa nhập cộng đồng: UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, Ban, ngành, đoàn thể trực thuộc làm tốt công tác quản lý sau cai, đảm bảo 100% số người đã cai nghiện bắt buộc, cai tự nguyện ở các cơ sở cai nghiện trở về cộng đồng hàng năm được quản lý sau cai. Phân cơng cho hội viên và các đồn thể, tình nguyện viên, thanh niên tình nguyện tư vấn, quản lý, giúp đỡ, nhằm giảm tỷ lệ tái nghiện.
Xây dựng các mơ hình quản lý sau cai nghiện ma túy hiệu quả, liên kết, phối hợp giữa cơ sở cai nghiện với cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện cho người sau cai nghiện ma túy thuận lợi trong học nghề và lao động sản xuất, giải quyết việc làm; tăng cường hỗ trợ công tác dạy nghề cho người sau cai nghiện. Tổ chức tạo việc làm cho người sau cai nghiện với nhiều hình thức như giúp người sau cai nghiện tham gia lao động sản xuất, tạo thu nhập ổn định cuộc sống; duy trì và phát triển các mơ hình quản lý sau cai, câu lạc bộ sau cai tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội. Hàng năm, tổ chức đánh giá kết quả và xếp loại của từng Câu lạc bộ, nâng cao chất lượng hoạt động các Câu lạc bộ hiện có. Tổng kết, nhân rộng các mơ hình quản lý sau cai nghiện có hiệu quả tại cộng đồng.
3.2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và công chức, viên chức trực tiếp làm công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy chức trực tiếp làm công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy
Cụ thể hoá các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác điều trị và quản lý cai nghiện ở cộng đồng và cơ sở cai nghiện của Hà Nội; hồn thiện hệ thống tiêu chí, tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng điều trị, cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy.
Xây dựng khung, giáo trình, điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục… về điều trị nghiện nhằm từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ; xây dựng kế hoạch tiếp tục mở các lớp đào tạo cơ bản và nâng cao đối với cán bộ làm công tác quản lý, điều trị, cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai tại các cơ sở cai nghiện và cộng đồng; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ chun trách làm cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội, Đội hoạt động xã hội tình nguyện xã, phường, thị trấn.
Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, tiếp tục quan tâm bố trí kinh phí hỗ trợ các cán bộ trong quá trình thực hiện cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội. Hiện nay Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội đang tham mưu xây dựng Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố quy định chế độ, chính sách dành cho các cán bộ tại cơ sở cai nghiện ma tuý của Thành phố; tiếp tục hỗ trợ các thành viên tham gia Đội cơng tác xã hội tình nguyện tại địa phương theo Quyết định số 04/2016 của UBND thành phố; các chế độ chính sách khác theo quy định tại Nghị quyết số 03/2017 của HĐND thành phố về một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố.
3.2.4. Tăng cường xã hội hố cơng tác cai nghiện ma tuý
Luật Phòng, chống ma túy đưa ra khái niệm “Cai nghiện ma túy tự nguyện dựa vào cộng đồng” là hoạt động cai nghiện được thực hiện tại cộng đồng, huy động nguồn lực và sự tham gia của các cá nhân, đơn vị cung cấp dịch vụ y tế, tâm lý, xã hội sẵn có tại cộng đồng. Tùy vào nhu cầu của người nghiện ma túy và khả năng cung cấp dịch vụ của các đơn vị mà mỗi đơn vị cung cấp 1 hoặc nhiều dịch vụ và người nghiện ma túy sinh sống tại cộng đồng, không bị cách ly. Thành phố khuyến khích xã hội hóa cơng tác cai nghiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cùng tham gia công tác cai nghiện ma túy nhằm đa dạng hóa các hình thức cai nghiện, các mơ hình cai nghiện.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, thành lập các cơ sở tư vấn dự phòng và hỗ trợ điều trị nghiện, thành lập các cơ sở điều trị tự nguyện.
- Cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện tại cộng đồng đủ điều kiện thực hiện các quy trình cai nghiện.
- Phát triển các điểm tư vấn, điều trị nghiện ma tuý tại cộng đồng và chuyển gửi các dịch vụ cai nghiện điều trị toàn diện cho người nghiện ma túy.
- Các địa phương kết nối các cơ sở cung cấp dịch vụ như hỗ trợ tâm lý, pháp lý, các cơ sở y tế khám, điều trị bệnh, cơ sở đào tạo nghề,... thành hệ thống và cung cấp thông tin về các cơ sở này để tạo điều kiện cho người nghiện được tiếp cận, sử dụng dịch vụ cũng như nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ trên địa bàn.
- Có các chính sách hỗ trợ để khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp nhận người sau cai vào làm việc như chính sách về thuế, mặt bằng,...
- Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia phát hiện các vụ án liên quan đến sản xuất, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý và hỗ trợ người sau cai nghiện trở về hoà nhập cộng đồng.
3.2.5. Huy động nguồn lực cho công tác cai nghiện ma túy
- Huy động các nguồn lực cho chương trình chiếc lược phịng, chống và kiểm sốt ma túy từ các nguồn trung ương, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, của các cá nhân, bảo đảm đủ nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược. Ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách Thành phố. Thành phố tạo cơ chế, chính sách khuyến khích các quận, huyện, xã phường, các tổ chức, các thành phần kinh tế các cá nhân đầu tư nguồn lực cho cơng tác phịng, chống ma túy.
- Tăng cường quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư cho cơng tác phịng, chống và kiểm sốt ma túy; chủ động phân cấp quản lý ngân sách phục vụ cơng tác phịng, chống ma túy: Ngân sách Thành phố phục vụ thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, các chương trình, dự án của Thành phố. Ngân sách huy động của quận, huyện, xã, phường, thị trấn phục vụ nhiệm vụ mục tiêu và các hoạt động phòng, chống ma túy của địa phương. Điều hành và sử dụng có hiệu quả nguồn Quỹ phịng, chống tội phạm. - Các cấp, các ngành chú trọng việc lồng ghép việc thực hiện chiến lược vào các Chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác. Các địa phương chủ động huy huy động và bố trí thêm nguồn lực từ ngân sách địa phương và nguồn lực xã hội hóa cơng tác phịng, chống ma túy.
3.2.6. Thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác cai nghiện ma túy
Việc tăng cường hợp tác quốc tế trong phối hợp đấu tranh, ngăn chặn từ xa các đường dây sản xuất, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia và tổ chức tốt công tác điều trị nghiện, can thiệp dự phòng nghiện là hết sức cần thiết để tập trung giải quyết 3 mục tiêu của công tác phòng, chống ma túy hiện nay là: “Giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại”.
Thực hiện chương trình phịng, chống ma tuý giai đoạn 2021 - 2025 với các dự án “Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy” và Dự án: “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và công tác can thiệp dự phịng nghiện đối với nhóm người có nguy cơ cao sử dụng ma túy và người sử dụng ma túy trái phép” để đáp ứng với yêu cầu, địi hỏi của tình hình mới, trong bối cảnh tội phạm ma túy đang tìm mọi cách biến Việt Nam thành địa bàn trung chuyển về sản xuất, vận chuyển ma túy quốc tế, tình trạng người nghiện ma túy ngày càng gia tăng, nhất là người nghiện và người sử dụng ma túy tổng hợp đang gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội.
Hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự tài trợ về tài chính, giúp đỡ về chun mơn kỹ thuật và kinh nghiệm, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ huy động được của các tổ chức quốc tế. Tiếp tục triển khai các dự án được các tổ chức hỗ trợ, phát triển các dự án mới trong lĩnh vực cai nghiện và hỗ trợ quản lý sau cai tại cộng đồng, điều trị cai nghiện giảm hại lây nhiễm HIV/AIDS.
3.2.7. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong cơng tác phịng chống và cai nghiện ma tuý
Đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý và tổ chức tốt công tác cai nghiện ma tuý không phải là nhiệm vụ của riêng một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, đơn vị, gia đình, cá nhân,... Vì vậy cần phải tăng cường sự phối hợp trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, trong đó nịng cốt là vài trị của ngành Cơng an, Lao động- Thương binh và Xã hội, Y tế,...
Để tăng cường sự phối hợp giữa các cấp ngành, Thành phố cần tập trung chỉ đạo, tuyên truyền tạo sự đồng thuận xuyên suốt, trong một ngành cần có sự chỉ đạo theo ngành dọc, giữa các ngành thì cần thường xuyên phối hợp chặt chẽ. Mối quan hệ phối hợp có thể được xây dựng thông qua các việc xây dựng các văn bản dưới các hình thức như kế hoạch liên tịch, hướng dẫn liên tịch, chương trình phối hợp, quy chế phối hợp,... thường xuyên phối hợp trong việc
tổ chức khảo sát, kiểm tra, đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma tuý; phối hợp vận động, đưa người nghiện đi cai nghiện ma tuý và thực hiện các biện pháp hỗ trợ tái hồ nhập cộng đồng; cung cấp thơng tin, số liệu báo cáo theo quy định.
UBND Thành phố ban hành nhiều văn bản, kế hoạch hàng năm, kế hoạch giai đoạn, các chương trình hoạt động, trong đó đều giao chỉ tiêu, phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho các ngành. Các ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để tổ chức thực hiện, đồng thời trong q trình triển khai ln có sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức từ cấp Thành phố đến cấp cơ sở, từ đó nâng cao vai trò, trách nhiệm và tạo sự hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về phòng chống ma tuý và cai nghiện ma tuý trên địa bàn Thành phố.
3.3. Kiến nghị
Hiện nay, Quốc hội đã ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính số 67/2020/QH14 ngày 13/11/2020 và Luật Phòng, chống ma túy số 73/2021/QH14 ngày 30/3/2021. Để các giải pháp đưa ra được triển khai một cách hiệu quả, tác giả có một số kiến nghị như sau:
- Kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 36 cũng như các bộ Luật để các văn bản được áp dụng hiệu quả trong cuộc sống.