Thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác cai nghiện ma túy

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 98 - 99)

3.2. Một số giải pháp chủ yếu quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma tuý trên địa

3.2.6. Thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác cai nghiện ma túy

Việc tăng cường hợp tác quốc tế trong phối hợp đấu tranh, ngăn chặn từ xa các đường dây sản xuất, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia và tổ chức tốt công tác điều trị nghiện, can thiệp dự phòng nghiện là hết sức cần thiết để tập trung giải quyết 3 mục tiêu của cơng tác phịng, chống ma túy hiện nay là: “Giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại”.

Thực hiện chương trình phịng, chống ma tuý giai đoạn 2021 - 2025 với các dự án “Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy” và Dự án: “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và cơng tác can thiệp dự phịng nghiện đối với nhóm người có nguy cơ cao sử dụng ma túy và người sử dụng ma túy trái phép” để đáp ứng với yêu cầu, địi hỏi của tình hình mới, trong bối cảnh tội phạm ma túy đang tìm mọi cách biến Việt Nam thành địa bàn trung chuyển về sản xuất, vận chuyển ma túy quốc tế, tình trạng người nghiện ma túy ngày càng gia tăng, nhất là người nghiện và người sử dụng ma túy tổng hợp đang gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội.

Hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự tài trợ về tài chính, giúp đỡ về chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ huy động được của các tổ chức quốc tế. Tiếp tục triển khai các dự án được các tổ chức hỗ trợ, phát triển các dự án mới trong lĩnh vực cai nghiện và hỗ trợ quản lý sau cai tại cộng đồng, điều trị cai nghiện giảm hại lây nhiễm HIV/AIDS.

3.2.7. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong cơng tác phịng chống và cai nghiện ma tuý

Đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý và tổ chức tốt công tác cai nghiện ma tuý không phải là nhiệm vụ của riêng một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, đơn vị, gia đình, cá nhân,... Vì vậy cần phải tăng cường sự phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trong đó nịng cốt là vài trị của ngành Cơng an, Lao động- Thương binh và Xã hội, Y tế,...

Để tăng cường sự phối hợp giữa các cấp ngành, Thành phố cần tập trung chỉ đạo, tuyên truyền tạo sự đồng thuận xuyên suốt, trong một ngành cần có sự chỉ đạo theo ngành dọc, giữa các ngành thì cần thường xuyên phối hợp chặt chẽ. Mối quan hệ phối hợp có thể được xây dựng thông qua các việc xây dựng các văn bản dưới các hình thức như kế hoạch liên tịch, hướng dẫn liên tịch, chương trình phối hợp, quy chế phối hợp,... thường xuyên phối hợp trong việc

tổ chức khảo sát, kiểm tra, đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma tuý; phối hợp vận động, đưa người nghiện đi cai nghiện ma tuý và thực hiện các biện pháp hỗ trợ tái hồ nhập cộng đồng; cung cấp thơng tin, số liệu báo cáo theo quy định.

UBND Thành phố ban hành nhiều văn bản, kế hoạch hàng năm, kế hoạch giai đoạn, các chương trình hoạt động, trong đó đều giao chỉ tiêu, phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho các ngành. Các ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để tổ chức thực hiện, đồng thời trong q trình triển khai ln có sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức từ cấp Thành phố đến cấp cơ sở, từ đó nâng cao vai trị, trách nhiệm và tạo sự hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về phòng chống ma tuý và cai nghiện ma tuý trên địa bàn Thành phố.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)