Phƣơng hƣớng quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 87 - 91)

3.1.1. Quan điểm

Trước những khó khăn thách thức đặt ra trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước đã đề ra những quan điểm, chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý tại Việt Nam:

Chỉ thị số 36-CT⁄TW ngày 16⁄8⁄2019 của Bộ Chính trị về "Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phịng, chống và kiểm sốt ma túy" (gọi tắt là Chỉ thị 36 [3] với mục tiêu “Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và tồn dân nhằm từng bước kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy. Xóa bỏ triệt để các tổ chức, đường dây, tụ điểm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy ở trong nước. Ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma túy thẩm lậu vào trong nước, không để Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma túy quốc tế. Không để tái trồng cây có chất ma túy; kiểm sốt và quản lý chặt chẽ các loại tiền chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần. Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai, làm giảm số người nghiện ma túy mới. Quản lý chặt chẽ người nghiện ngồi xã hội, khơng để phát sinh tình hình phức tạp, góp phần xây dựng mơi trường xã hội an toàn, lành mạnh”.

Năm quan điểm chỉ đạo được đề ra tại Chỉ thị gồm:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Cơng tác phịng, chống và kiểm sốt ma túy phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy, sự quản lý thống nhất của chính quyền các cấp, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và tồn dân. Trong đó, lực lượng Công an nhân dân là nịng cốt, chủ trì cơng tác phịng, chống và kiểm sốt ma túy.

- Phịng, chống và kiểm sốt ma túy là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục và lâu dài, địi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, quyết liệt, quyết tâm rất cao và cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống, giữa giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại của ma túy. Coi trọng công tác cai nghiện tập trung và quản lý người nghiện ngồi xã hội khơng để gây ra các vụ phạm tội.

- Ðầu tư cho cơng tác phịng, chống ma túy là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tăng cường nguồn lực cho cơng tác phịng, chống và kiểm soát ma túy. Củng cố lực lượng chuyên trách đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng, chống ma túy.

- Tội phạm và tệ nạn ma túy là vấn đề mang tính tồn cầu, do đó các chính sách phịng, chống ma túy phải đặt trong bối cảnh chung của khu vực và trên thế giới; tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp hành động chung để giải quyết vấn đề ma túy; thực hiện nhất qn quan điểm khơng hợp pháp hóa các chất ma túy.

Chỉ thị 36 cũng đã xác định rõ: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi cho cơng tác phịng, chống ma túy. Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo hướng đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn cơng tác phịng, chống ma túy,...”, đồng thời, “Tăng cường các nguồn lực cho cơng tác phịng, chống và kiểm soát ma túy… xây dựng cơ chế chính sách đặc thù và ưu tiên nguồn lực, trang thiết bị chun dụng cho cơng tác phịng, chống ma túy”.

Ngày 13/11/2020, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính; ngày 30/3/2021 thơng qua Luật số 73/2021/QH14 Luật Phòng, chống ma túy đã quán triệt và thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về cơng tác phịng, chống ma túy trong Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 25 của Thủ tướng Chính phủ cũng như cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến cơng tác phịng, chống ma túy; đảm bảo các quy định mang tính cụ thể, dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Về chính sách quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, Luật quy định việc giám sát, quản lý chặt người sử dụng trái phép chất ma túy để họ khơng sử dụng trái phép chất ma túy, phịng ngừa, ngăn chặn không để họ gây mất trật tự, an toàn xã hội. Quy quy định rõ trách nhiệm người sử dụng trái

phép chất ma túy; gia đình, cơ quan, tổ chức, đồng thời, phải áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn với người sử dụng trái phép chất ma túy; trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trong Luật Phịng, chống ma túy, “Cai nghiện ma túy” là quá trình thực hiện tổng thể các can thiệp, hỗ trợ về tâm lý, nhận thức, pháp lý, xã hội và sức khỏe để giúp người nghiện ma túy nâng cao nhận thức và khơng cịn nghiện ma túy; khái niệm “Cai nghiện ma túy tự nguyện dựa vào cộng đồng” là hoạt động cai nghiện được thực hiện tại cộng đồng, huy động nguồn lực và sự tham gia của các cá nhân, đơn vị cung cấp dịch vụ y tế, tâm lý, xã hội sẵn có tại cộng đồng.

Bên cạnh đó, quy định rõ việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên; quản lý, cai nghiện cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi thì khuyến khích cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng và cơ sở cai nghiện. Trường hợp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc thì thực hiện theo quy trình tư pháp riêng, đảm bảo quyền trẻ em. Tại các cơ sở cai nghiện bố trí một khu dành riêng cho người nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Đồng thời, bổ sung quy định về công tác thống kê người nghiện ma túy cho các Bộ, trong đó, Bộ Cơng an có trách nhiệm tổng hợp số liệu chung về người nghiện, đảm bảo công tác thống kê người nghiện được chính xác. Luật cũng phân định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các Bộ, ngành liên quan.

Quan điểm quản lý nhà nước về công tác cai nghiện ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước theo Chỉ thị số 36, Luật Phòng chống ma tuý, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác dự phịng và điều trị nghiện giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

3.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội được xác định như sau:

Một là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, gia đình và cộng đồng ở địa phương chủ động

phòng, chống nghiện ma túy, cùng với các cơ quan Cơng an, Y tế… và chính quyền các cấp từng bước ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi TNMT, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do ma túy gây ra ở cộng đồng nhằm tạo ra môi trường xã hội ở địa phương trong sạch, lành mạnh.

Hai là, sử dụng có hiệu quả các phương pháp, kết hợp với các chủ thể ở địa phương trong một thể thống nhất chặn đứng tốc độ gia tăng người nghiện mới, giảm tỷ lệ người sử dụng trái phép chất ma túy trong cộng đồng, đặc biệt là nhóm có hành vi nguy cơ cao; tổ chức cai nghiện ma túy theo hướng hiệu quả, bền vững.

Với 2 nhóm mục tiêu nêu trên, yêu cầu quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

Một là, yêu cầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo PCTNMT: công tác PCTNMT phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài. Trong quá trình tiến hành công tác này, phải thường xuyên đánh giá tình hình, kết quả thực hiện cơng tác theo nội dung vấn đề và độ dài thời gian (quý và năm). Đồng thời có kế hoạch và biện pháp khắc phục những tồn tại, bất cập, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTNMT, tăng cường hiệu quả của quản lý công tác PCTNMT.

Hai là, yêu cầu về nội dung và phương pháp: Để quản lý hiệu quả công tác PCTNMT, cơ quan tham mưu cần thường xuyên đổi mới nội dung và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phịng, chống nghiện ma túy với hình thức thích hợp, phong phú để mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng nhận thức rõ mối hiểm họa từ ma túy, tính cấp bách của việc PCTNMT trên địa bàn. Từ đó, tự giác, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống TNMT và hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng.

Ba là, yêu cầu về con người và nguồn lực: Với vai trò là chủ thể nịng cốt, chủ cơng trong cơng tác phịng ngừa nghiện ma túy, cai nghiện và chống tái nghiện ma túy, thành phố phải có một đội ngũ cán bộ có chất lượng, tâm huyết và quyết tâm cao, đặc biệt là đội ngũ những người trực tiếp cai nghiện cho người nghiện ma túy. Xây dựng và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ ở các Chi cục xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn quản lý công tác này ở các địa phương.

Đồng thời với yêu cầu về con người, trong quá trình quản lý cơng tác PCTNMT u cầu Chi cục tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ quốc tế, huy

động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, doanh nhân và quần chúng nhân dân vào các hoạt động, chương trình phịng, chống nghiện ma túy, tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma túy, hỗ trợ và tạo việc làm cho các đối tượng này.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)