Bài học kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy của một số tỉnh thành

1.4.3. Bài học kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội đã thành lập 01 Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Thành phố triển khai thực hiện các giải pháp, các mơ hình hiệu quả nhằm đổi mới cơng tác cai nghiện ma tuý; chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ 10 Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội thành 7 cơ sở cai nghiện ma tuý, quản lý 03 cơ sở cai nghiện ma tuý tư nhân.

Để nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện ma tuý, Thành phố cần quan tâm chỉ đạo, đầu tư cho công tác cai nghiện ma túy thơng qua việc triển khai nhiều mơ hình, bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau như: cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện; cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập, tư nhân, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone,… Áp dụng các hình thức cai nghiện, điều trị nghiện có tính xã hội hóa cao nhằm huy động mọi nguồn lực ở cộng đồng, đặc biệt là công tác vận động, tư vấn và tổ chức cho người nghiện ma túy tham gia cai nghiện tự nguyện tại các Cơ sở Cai nghiện ma túy.

Trước tình hình tệ nạn ma tuý còn nhiều diễn biến phức tạp và với đặc điểm dân số, kinh tế, chính trị của Thủ đơ, bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác cai nghiện ma t trên địa bàn thành phố đó là:

Về chính sách pháp luật: cần rà sốt các quy định pháp luật về công tác cai nghiện ma tuý và tham mưu sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn, tránh chồng chéo, giúp cho các địa phương triển khai đảm bảo thống nhất, hiệu quả.

Về kinh phí: cần có chính sách hỗ trợ đối với người nghiện, người sau cai nghiện ma tuý; chế độ chính sách đối với cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm và những người không hưởng lương từ ngân sách tham gia công tác PCTNXH; huy động mọi nguồn lực từ cộng đồng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các tổ chức kinh tế xã hội tiếp nhận và tạo việc làm cho người sau cai. Triển khai các đề án, mơ hình thí điểm về cơng tác cai nghiện ma t và nhân rộng các mơ hình có hiệu quả tại nhiều địa phương..

Về công tác đào tạo, tập huấn: tăng cường các khóa tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tiếp cận, vận động, tư vấn đối với người nghiện cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở làm công tác PCTNXH.

Tiểu kết Chƣơng 1

Ma túy là một loại hiểm họa của xã hội, mang lại rất nhiều những đau thương cho con người và ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, trở thành mối đe dọa chung của nhân loại. Ma túy làm suy thối tâm trí và sức khỏe đối với người nghiện, gây tổn thương tới gia đình, người thân và xã hội. Điều này càng bức thiết hơn bao giờ hết, buộc người quản lý xã hội phải đưa ra những nội dung, phương pháp hành động để đẩy lùi tệ nạn xã hội này, góp phần ổn định xã hội, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người.

Trong chương này, tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá các khái niệm có liên quan đến ma túy và quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy; Đặc điểm, mục tiêu, vai trò, nội dung, phương pháp, ..., cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy; đồng thời tiếp cận, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy ở một số địa phương có một số điều kiện tương đồng làm giá trị tham khảo cho công tác quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đây cũng chính là những cơ sở khoa học quan trọng tác giả sẽ sử dụng để giải quyết vấn đề trong nghiên cứu “Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)