3.1.1. Bối cảnh thế giới và trong nước ảnh hưởng đến thực thi chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
3.1.1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực
Trong thời gian qua, bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực gây tác động mạnh mẽ tới hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài như sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, xu thế tồn cầu hố kinh tế thế giới phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh, đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi tồn cầu. Khoa học, cơng nghệ, đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Công nghệ số sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mơ hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội.
Tuy vậy, thế giới đang trải qua một thời kỳ có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh kiềm chế lẫn nhau quyết liệt, giành vị thế và lợi ích gây ra tình hình phức tạp tại nhiều khu vực và nhiều nước. Xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế, chiến tranh cục bộ, chiến tranh kinh tế, chiến tranh mạng, các hoạt động can thiệp, lật đổ, bất tuân dân sự, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, tài nguyên… diễn ra dưới những hình thức mới,
83
gay gắt hơn. Những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống như: an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, v.v.. diễn biến nghiêm trọng. Phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mơ hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn.[24] Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có vị trí trọng yếu trên thế giới, tiếp tục là động lực quan trọng của kinh tế toàn cầu, song tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định do cạnh tranh chiến lược, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên.
3.1.1.2. Tình hình trong nước
Các vấn đề tồn cầu và mất an ninh phi truyền thống tác động trực tiếp đến Việt Nam ngày một sâu sắc hơn. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những nước bị tổn thương nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu tồn cầu và nước biển dâng. Các áp lực về chuyển đổi phương thức phát triển trong bối cảnh thiếu hụt về tài nguyên, năng lượng,… sẽ đặt nền kinh tế Việt Nam trước nhiều khó khăn. Việc nâng cao năng lực “thích ứng” với biến đổi khí hậu, nhất là chuẩn bị nguồn lực để sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai thường xuyên xảy ra, sẽ là thách thức lớn đối với nước ta trong thời gian tới. Trong dài hạn, nhìn chung các xu hướng phát triển có ảnh hưởng tích cực cho Việt Nam. Các chương trình nghị sự về tăng trưởng bao trùm, phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế nhân văn của thế giới gợi mở cho Việt Nam tư duy và tầm nhìn mới để đảm bảo cơng bằng và hoà nhập trong việc hưởng thụ các thành quả của tăng trưởng kinh tế. Việt Nam có cơ hội tốt để trở thành cửa ngõ quan trọng của một khu vực kinh tế năng động, tiếp cận với các thị trường lớn của thế giới. Tuy nhiên, tiến trình hội nhập cũng đang gây ra sức ép điều chỉnh chính sách theo nhiều kênh, nhiều tuyến, tạo ra tác động nhiều chiều, khó kiểm sốt. Việt Nam có lợi thế của nước đi sau khi có thể đi thẳng
84
vào phát triển những lĩnh vực mới của nền kinh tế số; song đây cũng là thách thức lớn nếu mơ hình tăng trưởng vẫn theo chiều rộng, dựa vào vốn, lao động kỹ năng thấp và tài nguyên thiên nhiên. [24] Hơn thế, sự bùng phát dịch COVID-19 từ đầu năm 2020 đã mang đến những thách thức chưa từng có, tác động lớn đến thị trường lao động nói chung và hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi nói riêng. Để đảm bảo cơng tác phịng, chống dịch, các nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận đông đảo lao động Việt Nam đến làm việc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đã ban hành các quy định cấm hoặc hạn chế nhập cảnh đối với công dân nước ngồi. Thêm vào đó, việc tạm dừng các đường bay quốc tế giữa Việt Nam đến các quốc gia, vùng lãnh thổ trên, đã khiến cho số lao động trúng tuyển bị mắc kẹt, không thể xuất cảnh, nhiều doanh nghiệp dịch vụ “lao đao”, phải tạm dừng hoạt động.
Trước tình hình trên chắc chắn trong thời gian tới, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng sẽ phải đối mặt với vô vàn thách thức. Việc phân tích tình hình để xác định phương hướng thực hiện sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để có thể đề xuất các giải pháp cho cơng tác thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đạt kết quả cao trong giai đoạn tiếp theo.
3.1.2. Định hướng thực thi chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình việc ở nước ngồi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Trong bối cảnh mới đầy khó khăn, thách thức, phải đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm việc, cách sống, đẩy mạnh cải cách thể chế, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, kích cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm. Tập trung nâng cao năng lực, tận dụng thời cơ, chuyển hướng và tổ chức lại các hoạt động kinh tế, nhanh chóng phục hồi nền kinh tế, xây dựng các mơ hình phát
85
triển mới, tận dụng tốt các cơ hội thị trường và xu hướng chuyển dịch đầu tư, sản xuất trong khu vực, toàn cầu. Xác định giải quyết việc làm và phát triển giáo dục nghề nghiệp là hai nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành các chỉ tiêu cụ thể về đào tạo nghề và tạo việc làm cho NLĐ. Phấn đấu giải quyết việc làm cho 18.000 – 19.000 lao động/năm, trong đó có 3.600 lao động đi làm việc ở nước ngoài; giảm tỷ lệ thất nghiệp chung trong tỉnh xuống dưới 2,0%; tỷ lệ lao động qua đào tạo trước khi đi làm việc ở nước ngoài đạt 80%, trong đó có ít nhất 40% được cấp bằng, chứng chỉ nghề. Để đạt được các chỉ tiêu nêu trên, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Bình đã có định hướng cho cơng tác thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, cụ thể như sau:
Một là, đẩy mạnh các giải pháp thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm
việc ở nước ngoài nhằm nâng cao kết quả giải quyết việc làm cho NLĐ và đóng góp vào phát triển kinh tế của tỉnh trong trạng thái “bình thường mới” và thích ứng linh hoạt, phù hợp với diễn biến của tình hình dịch bệnh COVID-19. Các định hướng về công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là một nội dung quan trọng của kế hoạch giải quyết việc làm, là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù, là một chiến lược lâu dài về phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hai là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động đưa NLĐ đi làm
việc ở nước ngoài phải gắn với sự phát triển bền vững. Yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế, phát triển nhanh gắn với phát triển bền vững đã được đặt ra kể từ khi xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2030 được thông qua tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng vừa
86
qua, đây được xem là một trong những quan điểm chỉ đạo xuyên suốt cho mọi giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, chiến lược đã nêu rõ yêu cầu “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi”. Đây chính là một trong những định hướng cơ bản của cơng tác thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
Ba là, tiếp tục xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ NLĐ
đi làm việc ở nước ngồi, trong đó ưu tiên đẩy mạnh hoạt động này tại các địa phương nghèo, các vùng kinh tế khó khăn, vùng tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số. Đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước phát triển kinh tế, tạo điều kiện để mọi NLĐ đều được tiếp cận và thụ hưởng chính sách hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.
Bốn là, chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phải phù hợp với
cơ chế thị trường, trên cơ sở quan hệ cung – cầu của thị trường lao động. Đa dạng hóa thị trường ngồi nước, đa dạng ngành nghề, mọi trình độ tay nghề cho các thị trường có nhu cầu, đảm bảo an ninh quốc gia và lợi ích của NLĐ.
Năm là, đảm bảo duy trì, giữ vững các thị trường truyền thống đồng thời
xây dựng giải pháp để mở rộng sang các thị trường mới và tiềm năng. Bên cạnh việc duy trì hợp tác các thị trường truyền thống, trọng tâm trong nhiều năm qua như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, cả cơ quan nhà nước lẫn các doanh nghiệp dịch vụ cần có sự nghiên cứu để từng bước khai thác và mở rộng sang các thị trường mới, tiềm năng như thị trường Trung Đông (Ả rập Xê út, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất), Liên bang Nga, Bắc Phi, phát triển các chương trình hợp tác lao động tại thị trường châu Âu…
Sáu là, xây dựng và hoàn thiện các chương trình phát triển nguồn nhân
87
hết hạn hợp đồng trở về nước nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động tham gia vào thị trường lao động quốc tế vừa giúp đỡ lao động hồn thành hợp đồng về nước tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm, phát huy hiệu quả tài sản tích lũy trong q trình làm việc ở nước ngoài, đảm bảo hiệu quả bền vững của hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, khuyến khích NLĐ tham gia đào tạo nghề trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Bảy là, phấn đấu tăng số lượng lao động từ đủ 18 đến 39 tuổi đi làm việc ở nước ngoài, nhất là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân của người có cơng với cách mạng; thanh niên hồn thành nghĩa vụ cơng an, qn sự, NLĐ bị mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đây là những đối tượng thu nhập thấp, giảm thu nhập sâu hoặc mất thu nhập cần được ưu tiên hỗ trợ tìm kiếm việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động, không để rơi vào tình trạng nghèo hóa.
3.2. Một số giải pháp hồn thiện thực thi chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền và phát triển các chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Tiếp tục duy trì cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ cấp tỉnh đến cơ sở, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp không chỉ dừng lại ở mức độ phối hợp mà phải đi sâu, đi sát vào từng địa phương để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách. Xây dựng cơ chế quản lý phối hợp thống nhất, đồng bộ giữa các cấp từ khâu lựa chọn, giới thiệu những doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, có uy tín trong lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc
88
ở nước ngoài đến tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh cho đến khâu quản lý, theo dõi tình hình lao động đi làm việc ở nước ngồi;
Nghiên cứu xây dựng các chính sách hỗ trợ đặc thù đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với điều kiện KT-XH của tỉnh. Thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ các đối tượng lao động đặc thù như lao động nữ, lao động nơng thơn, người hồn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, người chấp hành xong án phạt tù,… nhằm giúp đỡ nhóm lao động này hịa nhập cộng đồng, tăng cơ hội tiếp cận việc làm, tham gia thị trường lao động;
Tổ chức các hội nghị, hội thảo, đối thoại giữa chính quyền các cấp và doanh nghiệp dịch vụ để trao đổi thông tin, kinh nghiệm với giữa các địa phương trong thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; đồng thời tạo sự kết nối giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp dịch vụ nhằm phối hợp xây dựng các chiến lược, kế hoạch, chương trình hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngồi.
3.2.2. Nâng cao chất lượng cơng tác xây dựng, lập kế hoạch thực thi chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức về vai trị, vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng, lập kế hoạch trong thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; coi đây cũng là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và phải được thể hiện rõ trong các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện của các cấp, ngành, địa phương. Việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng, lập kế hoạch thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nội dung của chính sách và tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo tính khả thi cao. Tổ chức thực hiện xây dựng, lập kế hoạch thực thi chính sách phải chặt chẽ,
89
nghiêm túc, đề cao sự phối hợp, tham gia của nhiều bên liên quan trong thực thi chính sách.
Nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, quy trình xây dựng, lập kế hoạch thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Xây dựng quy định chung về nội dung, hình thức, thẩm quyền phê duyệt, ban hành của kế hoạch thực thi chính sách đảm bảo tính logic, khoa học để tạo sự thống nhất, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở. Quá trình xây dựng, lập kế hoạch phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đúng nội dung trọng tâm và phù hợp với tình hình thực tiễn. Nội dung kế hoạch được xây dựng cụ thể, chi tiết để vận dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức thực thi chính sách bảo đảm chất lượng, hiệu quả, khắc phục tình trạng rập khn, cứng nhắc.
3.2.3. Đầu tư có định hướng gắn với phát triển bền vững và đổi mới, đa dạng hóa cơng tác thơng tin, tun truyền đa dạng hóa cơng tác thơng tin, tun truyền
Đầu tư mở rộng, phát triển mạng lưới dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh; mua sắm, trang cấp thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của sàn