Nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục định hướng nghề nghiệp cho

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 103 - 104)

3.2. Một số giải pháp hồn thiện thực thi chính sách đưa người lao động

3.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục định hướng nghề nghiệp cho

nghiệp cho người lao động để tạo nguồn cung lao động có chất lượng

Đẩy mạnh cơng tác tư vấn, định hướng cho NLĐ có nhu cầu học nghề, học ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho NLĐ gắn với nhu cầu của thị trường lao động ngoài nước, giúp người lao động tiếp cận thuận lợi với công việc mới khi sang nước ngoài làm việc;

Tổ chức các buổi giáo dục định hướng nghề nghiệp cho NLĐ từ đủ 18 tuổi trở lên, tập trung vào đối tượng đã tốt nghiệp THCS trở lên nhằm sàng lọc và nâng cao chất lượng đầu vào của NLĐ. Tuyên truyền để NLĐ có nhận thức đúng đắn về việc làm, ý nghĩa, lợi ích và trách nhiệm khi đi làm việc ở nước ngồi. Từ đó có thêm thơng tin, đối chiếu với năng lực, nguyện vọng của bản thân để có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp;

Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đạo nghề, nhất là thu hút người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành, nghề trọng điểm theo nhu cầu của người sử dụng lao động nước ngồi; chính sách đối với người học thuộc các đối tượng đặc thù như người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, lao động nữ, lao động di cư, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ cơng an,…

Hình thành hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp với sự tham gia của hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, cơ sở đào tạo, NLĐ, người sử dụng lao động và cộng đồng xã hội nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trị của giáo dục nghề nghiệp, tầm quan trọng của kỹ năng lao động và cơ hội có việc làm, thu nhập ổn định sau đào tạo nghề nghiệp;

93

Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài, đặc biệt trong việc tiếp nhận, chuyển giao chương trình, giáo trình, học liệu, phương pháp dạy học theo tiêu chuẩn nước ngồi, đảm bảo u cầu về trình độ, kỹ năng nghề của NLĐ sau khi tham gia đào tạo nghề, giúp NLĐ thích ứng tốt với cơng việc trong mơi trường làm việc quốc tế;

Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, đơn vị sự nghiệp có chức năng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, tập trung tại các cơ sở đào tạo nghề trọng điểm như Trường Cao đẳng Y tế Quảng Bình, Trường Cao đẳng nghề Quảng Bình, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công – Nông nghiệp và một số trường trung cấp khác để chủ động đào tạo nghề, ngoại ngữ gắn với cơng việc của phía đối tác nước ngoài yêu cầu. Ưu tiên tổ chức hoạt động đào tạo ngay tại tỉnh để giảm thiểu chi phí cho NLĐ.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)